SKKN Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử Địa phương Ninh Thuận

Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương , hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Giảng dạy lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Điều này có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa.

Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống, gây cho các em ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử.

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 1260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử Địa phương Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử Địa phương Ninh Thuận

SKKN Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử Địa phương Ninh Thuận
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THAM 
QUAN THỰC TẾ CÁC DI TÍCH VĂN 
HÓA VÀ LÀNG NGHỀ ĐỂ NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC LỊCH 
SỬ ĐỊA PHƯƠNG NINH THUẬN 
Lê Thị Thoa – GV Trường THPT Nguyễn Trãi 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những 
nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo 
dục cho các em lòng yêu quê hương , hình thành những khái niệm về nghĩa vụ 
đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa 
phương và lịch sử dân tộc. 
Giảng dạy lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư 
tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Điều này có vị trí 
quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. 
Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những 
chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi 
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu 
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ 
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh 
hùng, bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng 
cách mạng trong xây dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền 
thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên 
những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống, 
gây cho các em ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa 
phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử. 
Việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông là thể hiện mối quan 
hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, “cái riêng không tồn tại ngoài 
mối liên hệ với cái chung”. Việc giảng dạy lịch sử địa phương trong chương 
trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử 
chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế, xã hội trong các giai đoạn 
phát triển của lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của 
học sinh. 
Dạy học lịch sử địa phương làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến 
bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng khắp mọi nơi trên đất nước ta, 
bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống 
tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở mỗi địa phương. 
Dạy học lịch sử địa phương cũng góp phần giáo dục lòng tự hào về quê 
hương cho học sinh. Thành tựu về chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa 
phương có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự hy sinh anh 
dũng của các con em địa phương trong sự nghiệp giữ nước đã góp phần giáo 
dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ. 
Lịch sử địa phương giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân 
dân lao động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định nghĩa vụ bảo vệ , giữ gìn và phát 
triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương. 
Việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm vững hơn 
khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “ tự nhiên- con người- xã hội”, thấy 
được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một 
cách hợp quy luật, bắt thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con người Học sinh 
hiểu rõ rằng: chỉ có chế độ xã chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân 
dân thực sự “ làm chủ thiên nhiên- làm chủ con người - làm chủ xã hội”, thì việc 
cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch 
sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con người. 
Qua đó, chúng ta thấy sự cần thiết phải tăng cường, cải tiến về nội dung và 
phương pháp, đẩy mạnh việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường phổ 
thông hiện nay. 
Thực tế việc giảng dạy lịch sử địa phương trong trường phổ thông tại Ninh 
Thuận hiện nay còn rất nhiều khó khăn, như : sách, tài liệu đã được biên soạn ít, 
nội dung mới chỉ tập chung vào vấn đề lịch sử cách mạng (cuốn Lịch sử địa 
phương của tác giả Võ Minh Khai). Trong khi đó, các vấn đề về lịch sử kinh tế, 
văn hóa của địa phương lại không có tài liệu biên soạn; kinh phí và phương tiện 
chưa đáp ứng được yêu cầu chung của bộ môn 
Vì vậy khi giảng dạy , giáo viên phải tự tìm hiểu, thu thập và sưu tầm tài 
liệu. 
 Cũng vì những khó khăn trên mà dẫn đến trong quan niệm của một số giáo 
viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phương là một nhiệm vụ thứ 
yếu. Cho nên giáo viên chưa thực sự chú trọng đầu tư cho những tiết dạy phần 
này, còn học sinh thì chỉ học cho qua quýt. Việc dạy và học chỉ gói gọn trong 2- 
3 tiết tại lớp học- giáo viên thuyết trình, học sinh ghi chép, vì vậy, hiệu quả 
chưa cao. 
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và thực trạng của việc dạy và 
học lịch sử địa phương ở trường phổ thông trong tỉnh hiện nay, qua 2 năm học 
2008-2009 và 2009-2010 , tôi đã mạnh dạn áp dụng một cách làm nhằm nâng 
cao hiệu quả của việc dạy và học lịch sử địa phương để việc “học” phải thực sự 
gắn liền với việc “hành”. Đó là tổ chức tham quan thực tế ngoài giờ cho học 
sinh. Từ thực tế áp dụng hình thức dạy học này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm 
và đúc kết thành đề tài “Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích 
văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy- học lịch sử địa phương 
Ninh Thuận”. 
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 
Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, trong một năm 
học phần lịch sử địa phương lớp 12 được bố trí 2 tiết (chương trình chuẩn) và 4 
tiết (chương trình nâng cao). Khi phân tiết, giáo viên chia một nửa số tiết để dạy 
phần lịch sử cách mạng và nửa còn lại để dạy phần lịch sử kinh tế, văn hóa của 
địa phương. 
Ở phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày kinh nghiệm của bản thân khi tiến 
hành dạy học phần lịch sử kinh tế - văn hóa của địa phương. 
1. Giáo viên chuẩn bị: 
 a. Xác định mục tiêu của bài học: 
- Làm phong phú tri thức và khắc sâu những hiểu biết của học sinh về quê 
hương Ninh Thuận. 
- Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương , lòng yêu lao động, kính trọng 
nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, niềm tự hào về những nghề thủ công truyền 
thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên 
những sản phẩm nổi tiếng; biết trân trọng và gìn giữ những di sản văn hóa của 
quê hương. 
Hình thành những khái niệm về nghĩa vụ bảo vệ , giữ gìn các di tích văn 
hóa và phát triển nghề truyền thống của địa phương, tạo cho học sinh nhận thức 
được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. 
- Học sinh thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương, 
được rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, tài liệu, hình ảnh, 
rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày về một vấn đề lịch sử; được tập dượt 
nghiên cứu khoa học . 
b. Tìm hiểu, sưu tầm và thu thập tài liệu, thông tin về lịch sử hình thành địa 
phương, tiềm năng kinh tế và truyền thống văn hóa của địa phương Ninh 
Thuận. 
 Đây là những kiến thức cơ bản mà giáo viên cần có để định hướng cho 
học sinh đi thực tế phần làng nghề và các di tích văn hóa: 
 “ Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ. Ninh Thuận được 
bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, 
phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng 
đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. 
Với diện tích 3360km2 và bờ biển dài 105km, Ninh Thuận có vùng lãnh 
hải rộng 18 nghìn km² . Nơi đây có tới 28 dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu là 
dân tộc Kinh, Chăm, RăkLai. 
Vì thế Ninh Thuận có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển ( đánh 
bắt và chế biến hải sản : sản xuất nước mắm, muối, cávà cũng là địa phương 
hội tụ nhiều yếu tố văn hóa phong phú, đa dạng. 
Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho cây nho sinh 
trưởng, phát triển, cho năng suất cao và là một trong những cây trồng chủ lực 
của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như được kết tinh bù đắp cho cái nắng, 
cái gió của Ninh Thuận, những giống nho trồng nơi đây lại đặc biệt ngon ngọt, 
trái trĩu oằn giàn trở thành đặc sản nổi tiếng . 
Ninh Thuận - Phan Rang nổi danh với những thắng cảnh biển, núi, rừng, 
sông hài hòa với nhiều di tích đền đài lịch sử và cuộc sống văn hóa mang đậm 
bản sắc dân tộc Chăm, Ra Glai đó là các di tích lịch sử quí giá : Tháp Chàm: 
Pôklông Grai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn. 
Ninh Thuận có tỉ lệ đồng bào Chăm sinh sống lớn nhất, nơi đây đang còn 
nhiều làng nghề và các công trình kiến trúc cổ Chăm pa như Tháp Hòa Lai 
được xây dựng từ thế kỷ IX, tháp Pô Klong Grai xây dựng từ thế kỷ XIII và tháp 
Pô Rô Mê xây dựng thế kỷ XVI. Trong đó tháp Pô Klong Grai được Nhà nước 
xếp hạng Di tích Quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê- lễ hội lớn nhất của đồng 
bào Chăm được tổ chức hàng năm. 
Trung tâm văn hóa Chăm đang lưu giữ nhiều hiện vật ChămPa cổ có giá 
trị văn hóa cao về lịch sử dân tộc Chăm. 
Tháp Poklongarai: Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm 
được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu, 
(Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận). Đây là một công trình độc đáo, được 
công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm. 
Tháp Pôrômê : Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện 
Ninh Phước, tỉnh NinhThuận. Đặc điểm: Tháp Pôrômê được coi là một bản sao 
không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: 
tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu. 
Tháp Hòa Lai : Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, 
huyện NinhHải, tỉnhNinhThuận . Đặc điểm: Tháp được xây dựng vào những 
năm đầu thế kỷ 9, trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và 
tháp Nam. 
 Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm 
cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam (Thị trấn Phước Dân 
– Ninh Phước). Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề 
gốm truyề

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cho_hoc_sinh_tham_quan_thuc_te_cac_di_tich_van.pdf