SKKN Tiếp tục thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên tại Trường THPT Ba Vì

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và trong các trường THPT nói riêng. Do đó, nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh trong trường học. Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường nói riêng Đảng ta đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Đặc biệt, gần đây nhất tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 07 năm 2008 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế”. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

pdf 17 trang Huy Quân 29/03/2025 1160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tiếp tục thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên tại Trường THPT Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tiếp tục thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên tại Trường THPT Ba Vì

SKKN Tiếp tục thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh niên tại Trường THPT Ba Vì
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội 
Trường THPT Ba Vì 
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN 
PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG 
TRÀO THANH NIÊN TẠI TRƯỜNG THPT 
BA VÌ” 
Người thực hiện: Nguyễn Bá Văn 
 Tổ : Công nghệ – Sinh - GDQP 
Năm học 2011 – 2012 
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH: 
Họ và tên: Nguyễn Bá Văn. 
Ngày tháng năm sinh: 26/02/1979. 
Năm vào ngành: 2001. 
Chức vụ: Giáo viên – Bí thư Đoàn trường - Thư kí hội đồng. 
Đơn vị công tác: Trường THPT Ba Vì - Ba Vì - Hà Nội. 
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm khoa Sinh – KTNN. 
Hệ đào tạo: Chính qui. 
Bộ môn giảng dạy: Sinh – Công nghệ. 
Ngoại ngữ: Anh văn. 
Trình độ chính trị: Sơ cấp. 
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
1. Tên đề tài: 
“TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ 
PHONG TRÀO THANH NIÊN TẠI TRƯỜNG THPT BA VÌ” 
2. Đặt vấn đề: 
a. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
* Cơ sở lí luận: 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị có vai trò rất 
quan trọng đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và 
trong các trường THPT nói riêng. Do đó, nâng cao chất lượng công tác 
Đoàn và phong trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công 
tác giáo dục học sinh trong trường học. 
Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong 
hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn 
trong nhà trường nói riêng Đảng ta đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị 
chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Đặc biệt, gần đây 
nhất tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban 
hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 07 năm 2008 “Về tăng cường sự 
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp 
thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Điều kiện, phương 
tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, nhất là 
cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán 
bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ 
chức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế”. 
Vì vậy, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng 
cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 
* Cơ sở thực tiễn: 
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan 
trọng trong các trường học nói chung và trường THPT Ba Vì nói riêng. 
Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ và văn hoá 
trong các hoạt động Đoàn, Hội. Những năm qua, công tác Đoàn và 
phong trào thanh niên của trường THPT Ba Vì đã đạt được những 
thành tích nổi bật được Chi uỷ – Ban giám hiệu Nhà trường và Đoàn 
cấp trên ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đoàn viên, thanh 
niên chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội; chất 
lượng sinh hoạt và kết quả công tác Đoàn ở một số chi đoàn còn chưa 
cao. 
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng có thể tập 
trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau: 
- Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa được tập huấn về chuyên môn, 
nghiệp vụ trong công tác. 
- Một số chi đoàn còn lúng túng trong khâu tổ chức các hoạt 
động tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên dẫn đến việc một bộ phận 
đoàn viên thanh niên bị lôi cuốn vào các trò chơi: điện tử, bi-a... hậu 
quả làm cho số lượng học sinh yếu kém tăng, tổ chức Đoàn ở một số 
lớp yếu. 
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: hình thức tổ chức 
sinh hoạt chi đoàn còn đơn điệu, các hoạt động tập thể cấp Đoàn cơ sở 
còn khô cứng nên chưa thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia 
một cách nhiệt tình,... 
b. Mục đích của đề tài: 
Trước thực tế đó, với cương vị là một bí thư Đoàn trường, mong 
muốn được góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn nói 
riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của Nhà trường nói 
chung, năm học 2009 - 2010 tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện một số 
biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và 
phong trào thanh niên tại trường THPT Ba Vì” và đã thu được 
kết quả khả quan. Đồng thời, những kết quả trong quá trình tiến 
hành đề tài này đã góp phần đánh giá những biện pháp bản thân tôi 
đã nghiên cứu, thực hiện trong năm học 2008 – 2009 cũng trong 
lĩnh vực này. Chính vì vậy, năm học 2010 - 2011 và đầu năm học 
2011 - 2012 tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài: “Tiếp tục thực hiện 
một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác 
Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Ba Vì” nhằm 
hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu và góp phần nâng cao chất lượng 
công tác Đoàn tại đơn vị. 
c. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 1594 
đoàn viên thanh niên tại 37 chi đoàn của trường THPT Ba Vì. 
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành đối với đoàn viên 
thanh niên của trường THPT Ba Vì trong năm học 2010-2011 và học kì 
1 năm học 2011 - 2012. 
d. Kế hoạch nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các nội dung cơ bản sau: 
- Khảo sát về trình độ kĩ năng nghiệp vụ công tác Đoàn của 111 
cán bộ Đoàn trong trường trước và sau khi thực hiện đề tài. 
- Khảo sát thực tế về chất lượng sinh hoạt Đoàn tại 37 chi đoàn 
trong toàn trường trước và sau khi thực hiện đề tài. 
- Tiến hành phân tích kết quả khảo sát thực tế về thực trạng chất 
lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị. 
- Tìm ra các tồn tại trong công tác Đoàn và phong trào thanh 
niên, nguyên nhân của các điểm tồn tại và giải pháp để khắc phục. 
- So sánh kết quả chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh 
niên của trường thời điểm trước và sau khi thực hiện đề tài từ đó rút ra 
các đề nghị và khuyến nghị. 
III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chi Đoàn và chất lượng 
công tác Đoàn, phong trào thanh niên của trường THPT Ba Vì 
trước khi thực hiện đề tài: 
 Trước khi thực hiện đề tài này, công tác Đoàn tại trường được 
duy trì tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm tồn tại: 
 - Một là, sự hạn chế về năng lực, nghiệp vụ công tác Đoàn của 
nhiều cán bộ chi đoàn. Vì vậy, các đồng chí này đã gặp không ít khó 
khăn trong công tác Đoàn, làm cho kết quả công tác Đoàn giảm sút.
 - Hai là, nhận thức của một số cán bộ Đoàn chưa đầy đủ về vai 
trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường nên còn coi nhẹ công tác thu 
hút, tập hợp thanh niên hoạt động trong tổ chức Đoàn. 
 - Đặc biệt, còn một bộ phận thanh niên chưa thực sự phấn đấu 
vào Đoàn. Một số đoàn viên, thanh niên không nhiệt tình tham gia các 
hoạt động tập thể do Đoàn trường và Nhà trường tổ chức. 
 Từ thực trạng nêu trên cho thấy một số điểm hạn chế trong công 
tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Ba Vì nói riêng và 
các trường THPT nói chung là do các nguyên nhân sau đây gây ra: 
 - Do đặc điểm đặc thù của các trường THPT: Đội ngũ cán bộ 
Đoàn luân chuyển liên tục và có nhiều biến động (Các đồng chí giáo 
viên hoạt động công tác Đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, các cán bộ chi 
đoàn là học sinh khối 12 ra trường hàng năm...). Vì vậy, phần lớn các 
cán bộ Đoàn trong trường chưa được tập huấn nhiều về kĩ năng, nghiệp 
vụ hoạt động công tác Đoàn. Do đó khi tổ chức các hoạt động tập hợp 
đoàn viên, thanh niên còn nhiều khó khăn, lúng túng. 
 - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Đoàn 
và đoàn viên thanh niên chưa được đánh giá đúng mức. Hình thức tổ 
chức giáo dục còn khô cứng nên chưa thu hút được đoàn viên, thanh 
niên tập trung tham gia một cách tự nguyện. 
 - Chất lượng các buổi sinh hoạt Đoàn ở một số chi đoàn còn chưa 
cao. Điều này dẫn đến việc một bộ phận đoàn viên, thanh niên chưa 
hứng thú với các hoạt động tập thể và bị lôi kéo vào các trò trơi: bi-a, 
điện tử... làm cho công tác tập hợp thanh niên tại các chi đoàn này là 
tương đối khó khăn. 
2. Mô tả giải pháp: 
Trước khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành phát 
phiếu điều tra trình độ kĩ năng nghiệp vụ công tác Đoàn của cán 
bộ các chi đoàn, chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh 
niên với hai nội dung: 
- Phiếu số 1: Điều tra tìm hiểu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp 
chi đoàn (111 cán bộ chi đoàn) với nội dung: 
 + Đánh giá mức độ cần thiết của công tác tập huấn kỹ năng, 
nghiệp vụ Đoàn đến kết quả công tác Đoàn? 
 + Bạn thường dùng những biện pháp nào để thực hiện tốt vai trò 
thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên? 
Phiếu số 2: Điều tra tìm hiểu chất lượng sinh hoạt Đoàn đối với 
1594 đoàn viên, thanh niên tại 37 chi đoàn của trường. 
Đánh dấu x vào phương án bạn lựa chọn: 
+ Chi đoàn bạn có thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt 
Đoàn thực sự hấp dẫn và thu hút được đông đủ các thành viên tham gia 
không? 
1 Thường xuyên 
2 Không thường xuyên 
3 Rất ít tổ chức được 
4 Không tập hợp được ĐVTN 
+ Theo bạn tham gia hoạt động công tác Đoàn có mang lại lợi ích 
gì cho bản thân không? 
1 Rất bổ ích 
2 Ít tạo được hứng thú cho ĐVTN 
3 Không 
4 Tốn thời gian, vô ích 
Kết quả điều tra thực tế: 
*Phiếu số 1: Điều tra với 111 cán bộ chi đoàn thu được kết quả như 
sau: 
- Số cán bộ chi đoàn nêu được các hình thức tổ chức sinh hoạt chi 
đoàn một cách rõ ràng, có nhiều biện pháp thích hợp để tập hợp ĐVTN 
là 76 (68,5%). 
- Số cán bộ chi đoàn chưa nêu được hình thức tổ chức buổi sinh 
hoạt chi đoàn một cách rõ ràng, nêu được một vài cách thức thu hút, tập 
hợp ĐVTN là 20 (18%). 
- Số cán bộ chi đoàn chưa có câu trả lời và trả lời không rõ ràng 
là 15 (13,5%). 
*Phiếu số 2: Điều tra với 1594 ĐVTN thu được kết quả như sau: 
- Số người chọn câu trả lời: Thường xuyên, bổ ích cho bản thân 
là 956 (59,2%). 
- Số người chọn câu trả lời: Không thường xuyên, ít tạo được 
hứng thú cho ĐVTN là 432 (27,1%). 
- Số người chọn câu trả lời: Rất ít tổ chức được là 206 (13,7%). 
- Số người chọn câu trả lời: Không tập hợp được ĐVTN là 0 
(0%). 
Từ kết quả điều tra thực tế cho thấy thực trạng: 
- Một bộ phận ĐVTN chưa hiểu rõ về tổ chức Đoàn và chưa thấy 
được sự bổ ích,

File đính kèm:

  • pdfskkn_tiep_tuc_thuc_hien_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_c.pdf