SKKN Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở Trường THPT An Minh
Theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X của Đảng quán triệt thì “đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí để thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của công. Việc thực hành tiết kiệm không thể mang lại hiệu quả cao nếu mỗi cá nhân không tự ý thức tự giác tiết kiệm. Càng không thể thực hiện tiết kiệm một cách hình thức, máy móc, rập khuôn bởi đôi khi như thế lại là lãng phí.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về “Tổ chức Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh. nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở Trường THPT An Minh

Năm học 2011- 2012 Người viết : Lưu Văn Bình Chức vụ : Phó Hiệu trưởng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT AN MINH Sáng kiến kinh nghiệm THỰC HÀNH TIẾT KIỆM TRONG TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC I. Phần mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đã luôn đề cao đạo đức tác phong của người cách mạng. Bốn đức tính mà Người xem là “gốc của đạo đức cách mạng” là: cần, kiệm, liêm, chính. Trong cuộc họp Giám đốc và Chủ tịch các Uỷ ban công sở ở Hà Nội, ngày 17/01/1946, Hồ Chủ Tịch nói: “Để giúp công việc Chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có bốn đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính. Cần là anh em viên chức phải tận tâm làm việc ; kiệm phải biết tiết kiệm đồng tiền kiếm được cũng như các vật liệu đồ dùng trong các công sở có cần, có kiệm mới trở nên liêm chính để cho người ngoài kính nể được”. Để nhấn mạnh hơn tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết lẫn nhau của bốn đức tính này, tháng 6 năm 1949 Người đã viết bài “Cần, kiệm, liêm, chính” : Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn nết : Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người. Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức tính không thể thiếu được của con người là phải biết tiết kiệm. Thừa hưởng truyền thống của quê hương, ý thức cao về lợi ích của sự tiết kiệm, Người luôn tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi, trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó Người vẫn luôn nhắc nhở, kêu gọi mọi người tiết kiệm. Tiết kiệm trở thành phương châm sống của Người. Tiết kiệm cũng đã trở thành chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước suốt trong những năm kháng chiến trường kỳ gian khổ. Không chỉ trong thời chiến mà ở ngay thời bình hay bất cứ thời đại nào, tiết kiệm vẫn luôn là một chính sách, phương châm sống đúng đắn. Vì vậy, khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách” cho đến nay vẫn mang ý nghĩa tích cực lớn lao trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X của Đảng quán triệt thì “đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí để thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của công. Việc thực hành tiết kiệm không thể mang lại hiệu quả cao nếu mỗi cá nhân không tự ý thức tự giác tiết kiệm. Càng không thể thực hiện tiết kiệm một cách hình thức, máy móc, rập khuôn bởi đôi khi như thế lại là lãng phí. Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về “Tổ chức Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Nội dung cuộc vận động gồm: Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm" Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", "Di chúc" và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Năm 2008 chuyên đề của cuộc vận động là: "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu", tác phẩm "sửa đổi lối làm việc". Ngày 11 tháng 3 năm 2008 Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn số 32-HD/BTGTW về tổ chức học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí”. Cuộc vận động đã được các ngành các cấp và đông đảo cán bộ công chức cùng với quần chúng nhân dân ủng hộ. Hưởng ứng cuộc Vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là một Phó Hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn, tuy công việc không liên quan nhiều đến nguồn tài chính và tài sản công nhưng tôi vẫn luôn suy nghĩ, học hỏi và áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Qua hơn bốn năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực hành tiết kiệm trong quản lý chuyên môn, từ khâu dự kiến, phân công công việc cho cán bộ giáo viên, xếp thời khoá biểu giảng dạy đến việc tổ chức sử dụng trang thiết bị giảng dạy và học tập đặc biệt là khâu tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh. Trong đề tài kinh nghiệm này, tôi xin đề cập nội dung Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở trường trung học. Đề tài tuy không lạ với nhiều đơn vị, cá nhân nhưng với những điều chỉnh trong cách tổ chức kiểm tra và những thay đổi trong in ấn hy vọng rằng sẽ giúp nhiều đơn vị có thể tiết kiệm phần nào chi phí hoạt động chuyên môn. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá Định hướng phát triển giáo dục được Đảng ta khẳng định qua nhiều kỳ đại hội và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện hội nghị lần thứ 9 khoá X “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục...”. Ba thành tố quan trọng trong quá trình dạy học là người dạy, người học và nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học. Như vậy, với nội dung dạy học là chương trình giáo dục trung học phổ thông đã được ban hành. Với đặc điểm hiện nay của lực lượng giáo viên và học sinh ở tỉnh Kiên Giang thì cần thiết có sự đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức và phương tiện dạy học nhằm làm cho người học tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội và tìm tòi nguồn kiến thức. Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông là đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Để đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể cần thiết dựa trên kết quả nhiều mặt của quá trình giáo dục như kết quả hai mặt giáo dục, tỉ lệ học sinh lưu ban bỏ học, số lượng học sinh giỏi các cấp và đặc biệt là tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp- sản phẩm đầu ra của cả một quá trình đào tạo. Để có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao cần phải thực hiện một loạt các biện pháp từ việc nâng cao nhận thức của người học và cả gia đình người học, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, cho đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Kết quả của việc kiểm tra đánh giá là cơ sở để xác định hiệu quả quá trình giáo dục của một cá nhân, một đơn vị, địa phương trong một khoảng thời gian nhất định như kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm để xét lên lớp, thi để xét tốt nghiệp... Kiểm tra đánh giá còn nhằm mục đích xác định chuẩn đầu vào để lập kế hoạch dạy học phù hợp như thi tuyển, kiểm tra khảo sát đầu năm... Nhưng quan trọng hơn hết, kết quả của việc kiểm tra đánh giá nhằm giúp cho học sinh tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân đồng thời là cơ sở để cán bộ quản lý và giáo viên điều chỉnh, thay đổi phương pháp, cách thức giảng dạy. Kết quả học tập cũng là căn cứ để cha mẹ học sinh thay đổi cách thức quản lý, giáo dục con mình. 1.2. Thực hành tiết kiệm Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. - Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. - Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”. Điều 23, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định cụ thể việc Quản lý, sử dụng văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí như sau: 1. Việc mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí của cơ quan, tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được duyệt; thực hiện khoán chi văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí đến người sử dụng. 2. Người quyết định mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí và những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Ðiều này gây lãng phí thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật. Như vậy, thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh vừa nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, vừa thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ở góc độ đơn vị, điều này sẽ góp phần giảm chi trong đơn vị, chống lãng phí chi tiêu xã hội. 2. Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục hiện nay Để đánh giá khách quan hiệu quả giảng dạy và học tập các địa phương, đơn vị cần có một mức chuẩn chung hay nói cách khác là cần có đề chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo hằng năm tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông qua đó có thể đánh giá
File đính kèm:
skkn_thuc_hanh_tiet_kiem_trong_to_chuc_kiem_tra_danh_gia_hoc.pdf