SKKN Thiết kế chủ đề "Định hướng nghề nghiệp bản thân" thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp

Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: Giáo viên (GV) đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ. HS tham gia chọn đề tài, học tập phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tham gia trải nghiệm, sáng tạo;

Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp (hay còn gọi là học tập tính xã hội): Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, đòi hỏi cần có sự hợp tác và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Qua đó rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa GV và HS cũng như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án.

- Định hướng vào thực tiễn:

Gắn liền với hoàn cảnh: Chủ đề dự án xuất phát từ tình huống của thực tiễn đời sống xã hội, phù hợp trình độ và năng lực của người học;

Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội mang lại tác động xã hội tích cực;

Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành: HS phát triển khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách tích hợp các kiến thức đã học. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết và rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực

tiễn của người học

 

docx 62 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế chủ đề "Định hướng nghề nghiệp bản thân" thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế chủ đề "Định hướng nghề nghiệp bản thân" thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp

SKKN Thiết kế chủ đề "Định hướng nghề nghiệp bản thân" thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khổng Tử đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, đó có thể coi là những tư tưởng đầu tiên về giáo dục trải nghiệm và cũng cho thấy vai trò của việc học tập từ những trải nghiệm thực tế. Điều này một lần nữa được khẳng định trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục là “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” . Bên cạnh mục tiêu của tổng quát của giáo dục thì mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT được xác định: “Học sinh phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” .
Chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Các hoạt động trải nghiệm được chú trọng đổi mới cả về hình thức và nội dung, trong đó tăng cường các hình thức gắn với thực tiễn địa phương, hợp tác nhóm, từ dạy học trên lớp ra ngoài lớp, mở rộng việc dạy học ngoài thiên nhiên, ngoài môi trường lớp học giúp các em có sự định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tránh trường hợp chạy theo xu hướng hoặc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với bản thân dẫn tới phải làm trái nghề hay thậm chí thất nghiệp.
Trải nghiệm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương là một trong những yêu cầu trong nội dung trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Các lĩnh vực nghề nghiệp tại các ngành nghề gắn với đặc thù địa phương nơi học sinh sinh sống là một kênh thông tin rất quan trong cung cấp kiến thức thực tiễn về một số lĩnh vực , hoạt động nghề . Tìm hiểu các loại ngành nghề sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp, lựa chọn, định hướng nghề và rèn luyện phẩm chất , năng lực phù hợp với nghề mà mình yêu thích .
Nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cùng với những kết quả đạt được, chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Thiết kế chủ đề “Định hướng nghề nghiệp bản thân” thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp.” nhằm góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu chung của ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế được hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề, phát huy hoạt động trải nghiệm
của học sinh trên cơ sở có sự hướng dẫn của giáo viên từ đó giúp các em định hướng nghề trong tương lai.
Tiếp cận nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực trên cơ sở thực tiễn áp dụng để nâng cao hiệu quả vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh .
Đề xuất nội dung và quy trình tổ chức “Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” theo hướng kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú, sự vui vẻ cho học sinh trong quá trình trải nghiệm để các em nâng cao khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tìm ra được năng lực, sở trường của bản thân giúp cho các em định hướng tốt nghề nghiệp mà mình yêu thích.
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng dạy học là học sinh lớp 10 THPT .
Nghiên cứu tổ chức hoạt động giáo dục chủ đề Hướng nghiệp bằng vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động trải nghiệm các ngành nghề giúp học sinh định hướng nghề .
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 3 năm 2022
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thiết kế hoạt động trải nghiệm nghề nhằm định hướng hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong thời kỳ mới.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đặt ra một số nhiệm vụ sau đây:
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh .
-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn một số phương pháp dạy học tích cực và hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh định hướng nghề cho bản thân.
- Tổ chức hoạt động giáo dục chủ đề “Định hướng nghề nghiệp bản thân” bằng cách sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh định hướng nghề .
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã phối hợp vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và gắn liền hoạt động trải nghiệm thực tiễn khi tổ chức hoạt động hướng nghiệp góp phần định hướng lựa chọn nghề, chọn trường cho tương lai giúp cho học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong chươn ... a nếu bạn không biến ý tưởng thành hành động.
Mỗi người đều có những khả năng riêng, việc bạn ao ước làm một công việc không phù hợp với trình độ của bạn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Nếu muốn làm tốt công việc mà bạn thích, sự nỗ lực là chưa đủ bởi nếu không có tài năng trong lĩnh vực đó bạn cũng sẽ gặp thất bại. Vì vậy dù là ước mơ cũng cần phải thực tế và công việc hoàn hảo là sự kết hợp giữa cái bạn có là khả năng và cái bạn cần là sự nỗ lực. Khi có đủ các yếu tố dù là công việc nào bạn cũng sẽ thành công.
THỜI ĐIỂM LỰA CHỌN CÔNG VIỆC LÀ THỜI KHẮC QUAN TRỌNG
Công việc đầu tiên là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được thành công đầu đời. Sự khởi đầu lúc nào cũng sẽ đem lại những khó khăn và thử thách nhưng hãy luôn tin rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng để quyết định cuộc đời mình.
Chúng ta có thể sai lầm nhưng đừng bao giờ bỏ cuộc. Những bài học từ sự thất bại sẽ giúp bạn nhận ra công việc phù hợp với bản thân mình, đâu là điểm mạnh, điểm yếu và những khiếm khuyết của bản thân để từ đó xác định hướng đi cho cuộc đời mình.
Người chọn nghề hay nghề chọn người cho rằng dù bất kỳ công việc gì bạn sẽ không thành công nếu thiếu đi sự nỗ lực. Môi trường kỷ luật sẽ giúp bạn hoàn thành công việc chỉnh chu và đạt hiệu quả cao.
Dù bạn có tài năng hay năng khiếu bẩm sinh cũng nhất định phải nỗ lực đến cùng. Sự nỗ lực sẽ giúp bạn đi được thật xa và thật cao trên chặng đường sắp tới.
LỜI KẾT
Bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng đều có ý nghĩa quyết định cuộc đời bạn. Người chọn nghề hay nghề chọn người cho rằng hãy lựa chọn nghề nghiệp theo con tim mình nhưng chắc chắn hướng đi đó là đúng đắn.
Thời gian không chờ đợi bất kỳ ai cả, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế để đón nhận những trải nghiệm mới trong cuộc đời mình.
Cuốn sách Người chọn nghề hay nghề chọn người sẽ giúp bạn hoàn thành giấc mơ khởi nghiệp của chính chúng ta.
Phụ lục 2
DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐGD:
Hoạt động giáo dục
HS:
Học sinh
THPT:
Trung học phổ thông
GD-ĐT:
Giáo dục và đào tạo
ATTP:
An toàn thực phẩm
QĐ-UBND:
Quyết định uỷ ban nhân dân

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
1. Đối tượng nghiên cứu
2
2. Thời gian nghiên cứu
2
3. Phạm vi nghiên cứu
2
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
4
1.	Cơ sở lí luận .
4
1.1.	Tìm hiểu các khái niệm
4
1.2.	Một số phương pháp dạy học tích cực để thiết kế, hoạt động định hướng nghề thông qua hoạt động trải nghiệm nghề
4
1.2.1. Phương pháp dự án .
5
1.2.2. Phương pháp dạy học hợp tác
6
1.2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề
7
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
8
2.1. Từ thực tiễn đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
8
2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT giúp học sinh định hướng nghề
9
II. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
11
1. Định hướng thiết kế chủ đề “định hướng nghề nghiệp bản thân” thông qua hoat động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT
11
2. Quy trình tổ chức dự án: “Định hướng nghề nghiệp bản thân” thông qua hoạt động trải nghiệm cơ sở nghề cho học sinh THPT
12
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
12
2.2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
12
2.3.Tổ chức học sinh học theo dự án
13
3. Học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp
17
3.1. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
17
3.2. Xác định đối tượng dạy học dự án và xây dựng tiêu chí phân nhóm học sinh
18
3.3. Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá
18
3.4. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
19
4. Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ của dự án
20
4.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
20
4.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã xây dựng
21
4.3. Hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm dự án
22
4.4. Hướng dẫn học sinh đánh giá dự án
22
4.5. Tổng kết và rút kinh nghiệm cho dự án
23

Giáo án minh họa
23
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
42
1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm
42
1.1. Mục đích thực nghiệm
42
1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
42
2. Tổ chức thực nghiệm
42
2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
42
2.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm
42
3.Hiệu quả
43
1.1. Khảo sát
43
1.2 Phân tích kết quả khảo sát
45
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
47
1. Kết quả đạt được
47
2. Ý nghĩa của đề tài
47
3. Hạn chế của đề tài
48
II. Kiến nghị
48
Tài liệu tham khảo
50

S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CƠ SỞ NGHỀ CHO HỌC SINH THPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CƠ SỞ NGHỀ CHO HỌC SINH THPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Nhóm tác giả: Đặng Đình Kỳ : THPT Nghi Lộc 5 Nguyễn Mạnh Hùng : THPT Nghi Lộc 5 Phạm Thị Quỳnh Trang : THPT Nghi Lộc 2 Số điện thoại: 0918307313
Năm thực hiện: Năm học 2021 - 2022

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_chu_de_dinh_huong_nghe_nghiep_ban_than_thong_q.docx
  • pdfĐặng Đình Kỳ THPT NL5 -Nguyễn Mạnh Hùng THPT Nl5-Phạm Thị Quỳnh Trang -THPT NL2 GDTX.pdf