SKKN Thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của

phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những

người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm

nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online

và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp

cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở nhiều cuộc hội thảo về E-learning. Một số

trường học đã đưa E-learning vào trong giảng dạy.

Trong năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ chức

bồi dưỡng nhận thức về CNTT cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và tập huấn

kỹ thuật ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E

learning cho giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục.

Trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước, E-learning là một vấn đề

không mới, nhưng cho đến thời điểm này, ở Đồng Nai thì chưa có trường THPT

nào triển khai ứng dụng. Nhằm giúp cho giáo viên và học sinh của trường tiếp cận

với kênh dạy - học mới, tôi đã tổ chức thí điểm ứng dụng Moodle để xây dựng hệ

thống E-learning tại trường.

pdf 12 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SKKN Thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOODLE 
ĐỂ XÂY DỰNG E-LEARNING 
TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH 
 Người thực hiện: Phan Quang Vinh 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục þ 
 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 1 
 (Ghi rõ tên bộ môn) 
 - Lĩnh vực khác: ....................................................... 1 
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 
 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác 
Năm học: 2010-2011 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Phan Quang Vinh 
2. Ngày tháng năm sinh: 01-01-1958 
3. Nam, nữ: Nam 
4. Địa chỉ: F5/17 Kp 1, phường Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai 
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ 061.3931723 (NR); ĐTDĐ: 0909595055 
6. Fax: E-mail: vinh459@gmail.com 
7. Chức vụ: Hiệu trưởng 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học 
- Năm nhận bằng: 1979 
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán và Tin học 
 Số năm có kinh nghiệm: 32 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
+ Năm học 2006-2007: Tích hợp Quản lý nề nếp vào phần mềm Quản lý 
điểm của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. 
+ Năm học 2007-2008: “ Phần mềm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ 
thông”. 
+ Năm học 2008-2009: “Sử dụng một số biện pháp quản lý để đẩy mạnh 
việc thực hiện cuộc vận động “HAI KHÔNG” ở trường THPT Nguyễn Hữu 
Cảnh”. 
+ Năm học 2009-2010: “Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất 
lượng giảng dạy và giáo dục”. 
BM02-LLKHSKKN 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của 
phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những 
người học là cá nhân và tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời điểm 
nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người học online 
và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp 
cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. 
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã mở nhiều cuộc hội thảo về E-learning. Một số 
trường học đã đưa E-learning vào trong giảng dạy. 
Trong năm học 2010-2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ chức 
bồi dưỡng nhận thức về CNTT cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và tập huấn 
kỹ thuật ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E-
learning cho giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục. 
Trên phạm vi toàn cầu cũng như trong cả nước, E-learning là một vấn đề 
không mới, nhưng cho đến thời điểm này, ở Đồng Nai thì chưa có trường THPT 
nào triển khai ứng dụng. Nhằm giúp cho giáo viên và học sinh của trường tiếp cận 
với kênh dạy - học mới, tôi đã tổ chức thí điểm ứng dụng Moodle để xây dựng hệ 
thống E-learning tại trường. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
- Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương 
pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu 
quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông 
tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua 
mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi 
lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin 
do khoảng cách địa lý đem lại.” 
- Trong chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo tiếp tục nhấn mạnh : “Xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn 
học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh 
giá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và 
học”. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
* Vài nét về moodle: 
· Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) 
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, là một hệ thống quản lý học tập 
(Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course 
Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở 
(do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học 
trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. 
· Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong 
lĩnh vực giáo dục. 
· Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian 
ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp 
Moodle. 
· Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng 
cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. 
· Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã 
nguồn mở khác. 
· Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao 
đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. 
* Nội dung và biện pháp thực hiện: 
- Sau khi Sở GD&ĐT tập huấn bồi dưỡng sử dụng moodle để tổ chức e-
learning cho giáo viên cốt cán (trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã cử 5 giáo viên 
tham gia), trường đã tổ chức nhóm thực hiện thí điểm, phân công công việc cho 
các thành viên. 
- Kết hợp với các chuyên gia tư vấn, thực hiện cài đặt Moodle lên website 
của trường www.thptnhc.net . 
- Chuẩn bị bài giảng mẫu và phân công phụ trách các nội dung để tập huấn 
cho giáo viên. 
- Triển khai tập huấn cho các giáo viên Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học và 
Tiếng Anh (đây là những bộ môn có khả năng triển khai thực hiện), nhằm bồi 
dưỡng nhận thức cho giáo viên và hướng dẫn cách thức thực hiện. Kết quả: có 32 
giáo viên tham gia. 
(Lớp tập huấn sử dụng Moodle tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh) 
- Thiết kế cấu trúc giao diện. 
- Biên soạn và tổ chức các khoá học e-learning. 
- Nội dung các khoá học có thể là 
bài giảng, bài tập thảo luận, kiểm tra 
trực tuyến,  Mỗi học sinh được cung 
cấp 1 tài khoản, sau khi đăng nhập thành 
công, học sinh có thể tham gia khoá học. 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
- Việc triển khai ứng dụng E-learning đã thực sự trao quyền chủ động học 
tập cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai 
trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì 
nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học 
hướng tập trung vào học sinh. Hoạt động dạy – học này có thể thực hiện một cách 
tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng internet. 
Nếu các chương trình dạy học đa môi trường (multimedia) và được chuẩn bị chu 
đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường (hypemedia) giúp 
cho việc tự học của học sinh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. 
- Học sinh có thể tập trung theo nhóm để hoàn thành các công việc được 
giao ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, trao đổi thảo luận với giáo viên thông qua 
e-mail hoặc chat. 
- Đối với các bài kiểm tra online: học sinh sẽ làm bài tại thời điểm được 
qui định. Sau khi làm bài xong, nộp bài, hệ thống sẽ chấm điểm và thống kê, phân 
tích các kết quả để giáo viên 
Sau đây là một vài ví dụ: 
 * Học sinh làm bài kiểm tra online : 
.. 
 Sau khi học sinh nộp bài, hệ thống sẽ tự chấm điểm và cho kết quả : 
Điểm trung bình của bài thi: 
- Kết quả được phân tích dưới dạng biểu đồ : 
 Bài giảng hay bài tập tự luận thường được đưa lên theo định dạng file.pdf, 
học sinh tải về làm, có thể thảo luận nhóm hoặc trao đổi với giáo viên thông qua 
diễn đàn. 
 * Sơ bộ đánh giá kết quả : 
 Việc triển khai thí điểm E-Learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, một vài kết quả thu được là: 
· Quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn. 
· Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. 
· Học sinh cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong học tập. 
· Học sinh chủ động hơn và đóng góp nhiều ý kiến rất bổ ích. 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
- Qua thí điểm áp dụng tại đơn vị tôi nhận thấy E-learning có những ưu điểm 
và nhược điểm sau: 
* Ưu điểm: 
+ Đối với giáo viên: E-LEARNING tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo 
viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý học 
sinh, hướng dẫn học sinh tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, 
cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy. 
+ Đối với học sinh: E-LEARNING hỗ trợ học tập một cách linh động và tích 
cực. E-Learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các 
bài tập, thi trắc nghiệm. E-Learning là một môi trường mới, là cơ hội cho học sinh, 
hỗ trợ các bạn học tập tại trường hoặc ở nhà. E-Learning là cách dễ nhất giúp học 
sinh tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời 
gian và nỗ lực của họ. Tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, 
download các nguồn tài nguyên được cung cấp, học sinh có thể chia sẻ tài nguyên 
với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình 
với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Tạo môi trường học tập cộng tác 
giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại như: tạo 
cho người học khả năng tự tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (nhược điểm của 
PPDH theo nhóm nhỏ), . 
+ Đối với công tác quản lý: E-LEARNING đòi hỏi người quản lý phải năng 
động, sáng tạo hơn trong công tác quản lý chuyên môn. E-Learning góp phần hạn 
chế tiêu cực trong dạy thêm và học thêm. 
* Nhược điểm: 
+ Vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên, giáo viên phải đầu 
tư nhiều hơn và nhiều kỹ năng E-LEARNING cần tiếp tục được nghiên cứu đầy 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thi_diem_ung_dung_phan_mem_moodle_de_xay_dung_e_learnin.pdf