SKKN Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Phước Thiền - Năm học 2012-2013
Ngày nay, thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc
đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toàn
Đảng, toàn dân tích cực tham gia. Thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị
dạy học trong nhà trường là một tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiến
thức cho người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri
thức cho học sinh. Thiết bị dạy học đã được nhiều ngành, nhiều người, nhiều
cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng
dụng dạy học ở trường TPHP Phước Thiền . Một trong những vấn đề được
quan tâm hiện nay đó là trang bị phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, Tuy
nhiên, sự đồng bộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt
cung “ còn là một khoảng cách khá lớn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở Trường THPT Phước Thiền - Năm học 2012-2013

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN - NĂM HỌC 2012-2013 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang thiết bị dạy học và quản lý thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường THPT Phước Thiền hiện nay là một nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngày nay, thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia. Thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường là một tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiến thức cho người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức cho học sinh. Thiết bị dạy học đã được nhiều ngành, nhiều người, nhiều cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng dụng dạy học ở trường TPHP Phước Thiền . Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay đó là trang bị phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, Tuy nhiên, sự đồng bộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt cung “ còn là một khoảng cách khá lớn. Căn cứ chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường phổ thông. Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học (TBDH) trong trường Trung học phổ thông (THPT) là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay là việc cung cấp trang bị thiết bị đầy đủ cho tất cả các bộ môn, phòng bộ môn, cách thức sử dụng, hệ thống điện ở các phòng học. Từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường THPT Phước Thiền. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Sự nghiệp giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì vậy Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục - đào tạo, coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mặt khác, Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Luật Giáo dục (2010) đã nêu “Mục tiêu giáo dục trung học là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi nhà trường phải “đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ đạo. Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ “ Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện thân thểbảo đảm thực hiện phương pháp giáo dục và đào tạo mới”. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học phổ thông, người hiệu trưởng cần phải quản lý tốt việc sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học. Ở trường trung học phổ thông, thiết bị dạy học bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao và các thiết bị khác trong nhà trường nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả dạy và học, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát huy tính tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, ... muốn thực hiện được điều đó thì không thể thiếu việc sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; thiết bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. 2. Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường THPT Phước Thiền - Năm học 2012 - 2013. 2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường: 2.1.1. Sơ lược về trường THPT Phước Thiền: Trường THPT Phước Thiền, tọa lạc tại ấp Bến Sắn, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Trường được thành lập vào năm 1999 theo quyết định thành lập số 2705/QDCT/UBT, là một trong ba trường THPT của địa bàn huyện Nhơn Trạch. Qua 14 năm hoạt động và phát triển, với những đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh, hiện nay trường THPT Phước Thiền đã trở thành một trong những ngôi trường công lập có uy tín của tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng. 2.1.2 Tình hình đội ngũ và qui mô phát triển: Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường: 65 người (40 nữ) Trong đó: + Cán bộ quản lý :03 + Nhà giáo : 53 biên chế - cơ hữu, + Nhân viên : 9 (biên chế: 4 ; hợp đồng 5). Chia thành 8 tổ bộ môn ( tổ Toán – Tin; tổ Lý- Công nghệ; tổ Văn – Giáo dục công dân; tổ Hóa- Sinh; tổ Sử- Địa; tổ tiếng Anh; tổ Thể dục- Giáo dục Quốc phòng; tổ Văn phòng.) Bảng 1: Tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Giáo viên Kế toán Văn Thư, Thủ quỹ Bảo vệ Quản sinh Tạp vụ Y tế Biên chế 01 02 53 01 01 01 01 Hợp đồng 01 01 02 01 TC 01 02 53 01 01 02 01 03 01 Bảng 2: Số lượng giáo viên thuộc các bộ môn MÔN SỐ GIÁO VIÊN Văn 06 Sử 02 Địa 03 GDCD 02 Toán 09 Lý 03 Hoá 04 Sinh 03 Tin 03 Anh 06 Thể dục 03 Quốc phòng 02 Kỹ thuật X Công nghệ 03 Tổng số đảng viên của trường :23 Tổng số cán bộ-Gv có trình độ thạc sĩ : 05 Học sinh: Bảng 3: Tổng số học sinh và số lớp năm học 2012-2013 Khối Số lớp Số học sinh 10 08 358 11 08 359 12 08 338 TC 24 1045 Đa số học sinh ham học, ngoan hiền được thể hiện qua kết quả hai mặt giáo dục từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 dưới đây: Bảng 4: Kết quả xếp loại học lực từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Xếp loại Năm 2009 - 2010 Năm 2010 – 2011 Năm 2011 – 2012 Năm 2012 – 2013 Giỏi 89 HS 6,9 % 104 HS 8,8 % 70 HS 60.5% 86 HS 8,29 % Khá 402 HS 31,4% 401 HS 34,1 % 391 HS 32.6% 441 HS 42,5 % Trung bình 587 HS 45,8 % 531 HS 45,1 % 555 HS 51.3% 467 HS 45 % Yếu 197 HS 15,4 % 141 HS 12% 64 HS 5.9% 43 HS 4,14 % Kém 06 HS 0,5 % 01 HS 0,1 % 01 HS 0.1% 1 HS 0,1 % Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Xếp loại Năm 2009 - 2010 Năm 2010 – 2011 Năm 2011 – 2012 Năm 2012 – 2013 Tốt 972 HS 75,9% 956 HS 81,2 % 914 HS 84.6% 913 HS 88 % Khá 265 HS 20,7 % 174 HS 14,8 % 150 HS 13.9% 112 HS 10,8% Trung bình 42 HS 3,3 % 47 HS 0,4 % 17 HS 1.6% 13 HS 1,25 % Yếu 02 HS 0,2 % 00 HS 0,0 % 00 HS 00,% 00 HS 00 % Đa số học sinh là học sinh sống vùng nông thôn, gia đình chủ yếu làm công nhân, làm nông . Một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề học tập của con em còn khoán trắng cho nhà trường dẫn đến việc học yếu kém và một vài học sinh bỏ học. 2.1.3. Cơ sở vật chất của nhà trường Về cơ sở vật chất không ngừng được xây dựng và phát triển. Diện tích khuôn viên trường: 7.300 m2 ; Bình quân: 6,7 m2/1hs, có cổng và tường rào bao quanh. Khung viên trường thoáng mát, sạch sẽ, có cây xanh và bồn hoa xung quanh sân trường. Vệ sinh trong và trước lớp học cũng như các dãy hành lang , sân trường có tạp vụ quyét dọn, trước mỗi lớp học đều có thùng rác . Hiện nay trường có 20 phòng học kiên cố đủ để học 2 buổi trên ngày và 11 phòng chức năng cũng đã hoạt động phục vụ cho giảng dạy, học tập và làm việc khá hiệu quả: Phòng thực hành thí nghiệm: có 04 phòng: phòng thí nghiệm Hóa, phòng thực hành môn Sinh- Công nghệ, phòng thực hành môn Lý và phòng thực hành môn Điện Về CSVC phòng bộ môn LÝ: 01 phòng: diện tích là 42 m2 (trong đó có diện tích phòng chuẩn bị: 21 m2); 02 tủ,05 kệ; bàn, ghế (đúng quy cách) : 24 bàn TN cho HS, 02 bàn cho GV,50 ghế HS, 02 ghế GV; 01 bảng nội qui phòng thí nghiệm; có treo ảnh một số nhà bác học; 01 ti vi LCD. Về CSVC phòng bộ môn HÓA: 01 phòng: diện tích phòng TNTH: 63m2 (trong đó diện tích phòng chuẩn bị: 21 m2 ); 04 tủ đựng hóa chất dụng cụ, 06 kệ; bàn, ghế (đúng quy cách): 20 bàn thực hành cho HS, 02 bàn thao tác cho GV, 04 bàn chuẩn bị, 50 ghế ngồi HS, 01 ghế GV; 01 bảng nội qui phòng thí nghiệm; treo một số ảnh các nhà bác học. Thư viện với diện tích: 70 m2, diện tích phòng đọc: 50 m2 sức chứa: 30 người cùng đọc một lúc. Số đầu sách tham khảo của TV: 4.308 cuốn. Bình qu
File đính kèm:
skkn_quan_ly_su_dung_trang_thiet_bi_day_hoc_o_truong_thpt_ph.pdf