SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT An Minh

An Minh là một huyện vùng sâu, là khu căn cứ cách mạng U Minh Thượng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. An Minh đã được Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Huyện An Minh được thành lập ngày 13/01/1986, và sau đó hơn một năm vào ngày 28/10/1987 UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định số 1031/QĐ thành lập trường THPT An Minh. Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường không ngừng phát triển và đã có nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp GD – ĐT của huyện nhà, làm dày thêm trang sử truyền thống vẻ vang của ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang.

Khi mới thành lập trường chỉ có 3 lớp với 120 học sinh, gồm 2 lớp 10 và 1 lớp 11. Với 3 phòng học, tổng số cán bộ giáo viên là 7 người. Là địa bàn khó khăn, nước mặn đồng chua, nhân dân vùng căn cứ xưa còn nghèo, vất vả lo toan trong cuộc sống đời thường, giao thông đi lại lúc đó chủ yếu là đường thủy. Mùa tựu trường đến, phụ huynh và các em học sinh phải vất vả dựng lều, cất chòi để ở học. Có ai đã một lần về An Minh thì mới chia sẻ được nỗi vất vả của thầy cô và các em học sinh thời đó.

pdf 18 trang Huy Quân 28/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT An Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT An Minh

SKKN Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường THPT An Minh
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIÊN GIANG 
TRƯỜNG THPT AN MINH 
S 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NHỮNG GIẢI PHÁP 
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
TẠI TRƯỜNG THPT AN MINH 
 Người viết: Nguyễn Văn Lĩnh 
 Chức vụ: Hiệu trưởng 
 Năm học: 2011 - 2012 
A/ PHẦN MỞ ĐẦU: 
 An Minh là một huyện vùng sâu, là khu căn cứ cách mạng U Minh Thượng 
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. An Minh đã được Nhà Nước 
phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Huyện An Minh 
được thành lập ngày 13/01/1986, và sau đó hơn một năm vào ngày 28/10/1987 
UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định số 1031/QĐ thành lập trường THPT An Minh. 
Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường không ngừng phát triển và đã có nhiều đóng 
góp lớn trong sự nghiệp GD – ĐT của huyện nhà, làm dày thêm trang sử truyền thống 
vẻ vang của ngành Giáo dục tỉnh Kiên Giang. 
 Khi mới thành lập trường chỉ có 3 lớp với 120 học sinh, gồm 2 lớp 10 và 1 lớp 
11. Với 3 phòng học, tổng số cán bộ giáo viên là 7 người. Là địa bàn khó khăn, nước 
mặn đồng chua, nhân dân vùng căn cứ xưa còn nghèo, vất vả lo toan trong cuộc sống 
đời thường, giao thông đi lại lúc đó chủ yếu là đường thủy. Mùa tựu trường đến, phụ 
huynh và các em học sinh phải vất vả dựng lều, cất chòi để ở học. Có ai đã một lần về 
An Minh thì mới chia sẻ được nỗi vất vả của thầy cô và các em học sinh thời đó. 
 Đến năm 1989 trường có 6 phòng học mái ngói, điều kiện cơ sở vật chất còn 
thiếu thốn trăm bề, giáo viên từ nhiều miền của đất nước về đây nhận công tác, điều 
kiện ăn ở sơ sài, thiếu nước ngọt về mùa khô, ngập úng bùn lầy về mùa mưa. Đời 
sống của thầy cô giáo vô cùng khó khăn, có những lúc 3 tháng mà vẫn không lương. 
Cuộc sống của thầy cô giáo chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của phụ huynh và học sinh. 
Thấu hiểu được nỗi vất vả của nhân dân An Minh, thông cảm sâu sắc với học sinh 
vùng sâu vùng xa, được sự động viên của các cấp lãnh đạo của ban giám hiệu, giáo 
viên của nhà trường đoàn kết một lòng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với 
phương châm đem cái chữ đến với vùng sâu, vùng xa; với tinh thần “một hội đồng 
hai nhiệm vụ”, vừa dạy phổ thông cấp 2-3, vừa dạy BTVH THPT, dù có khó khăn 
đến đâu cũng phải “dạy tốt - học tốt”. Với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, cơ sở vật 
chất thường xuyên được bổ sung, củng cố nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, 
với mong mỏi làm sao cho các em học tốt, tích lũy kiến thức để đẩy lùi nghèo nàn lạc 
hậu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 
 Năm 2000, nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây dựng thêm 18 
phòng học cao tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi, với diện tích khuôn viên 13.000m2. 
Năm nào còn là bùn lầy lau sậy, cơ sở vật chất thiếu thốn, mà qua lao động sáng tạo 
của con người, sự đầu tư kịp thời của cấp trên và sự vươn lên của các thế hệ thầy trò 
trường THPT An Minh, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, hiện đại, khuôn viên nhà 
trường ngày càng sạch đẹp. Năm học nào nhà trường cũng gặt hái được nhiều kết quả 
tốt đẹp. Trong 25 năm qua đã có nhiều thế hệ học sinh ra trường đang đảm nhận 
nhiều công việc trong các cơ quan Đảng và Nhà Nước, có hàng ngàn học sinh tốt 
nghiệp trung học phổ thông ra đời đóng góp nhiều công sức cho gia đình và xã hội. 
Năm học 2011 - 2012 trường có tổng số 22 lớp với 854 học sinh được chia ra 
như sau: khối 10 có 9 lớp, 362 học sinh; khối 11 có 7 lớp, 250 học sinh; khối 12 có 6 
lớp, 242 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 58; trong đó BGH: 3; 
giáo viên trực tiếp giảng dạy: 51; nhân viên phục vụ: 4. Năm học 2011 – 2012 được 
xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục“. Chi ủy, 
BGH đã xác định phương châm “Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất trong công 
tác quản lý điều hành nếu việc làm đó làm chuyển biến tốt đến chất lượng giáo dục 
của nhà trường” và xác định rõ, nếu làm tốt công tác quản lý giáo dục và đổi mới 
phương pháp dạy học thì chất lượng giáo dục đương nhiên sẽ được nâng lên. 
Năm này trường có những thuận lợi và những khó khăn mới so với những năm 
học trước, đó là: 
* Thuận lợi: 
 - Từ BGH đến giáo viên xem chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo là 
thương hiệu, là uy tín, là khát vọng, và là nhiệm vụ trọng tâm của trường. 
 - Trường được sự quan tâm hơn của Sở Giáo dục-Đào tạo, của Huyện ủy, Ủy 
ban Nhân dân huyện, của cha mẹ học sinh. 
 - Cơ sơ vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện khác được 
đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, đủ chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới. 
- Giáo viên đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào trong quá trình soạn 
giảng và giảng dạy, hầu hết các giáo viên đã biết soạn bài giảng điện tử bằng phần 
mềm Powerpoint. 
- Các phòng học bộ môn thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ đã được 
sử dụng trong các giờ thực hành, thí nghiệm, vì vậy sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, 
thiết bị dạy học. 
- BGH và các tổ bộ môn đã tăng cường dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng, 
hội giảng, giúp giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Thay đổi hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực, đề kiểm 
tra các môn xã hội từng bước ra theo hướng đề mở. 
- Rất nhiều giáo viên đã giảng dạy theo hướng đổi mới, có tổ chức hoạt động 
nhóm, dần dần tăng cường phát huy tính tích cực của học sinh. 
* Khó khăn: 
 - Chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp. Cụ thể qua kiểm tra khảo sát theo 
đề của Sở Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ đạt trung bình trở lên môn Toán 2,1%, Ngữ Văn 
24,44%, Tiếng Anh 1,6%. 
- Ý thức học tập của học sinh còn yếu, một bộ phận không nhỏ trong các em 
học sinh không có động cơ, lý tưởng, mục đích học tập, chây lười trong học tập. 
Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh về việc học tập của con em mình 
chưa tốt. 
 - Một bộ phận giáo viên còn quen với phong cách làm việc cũ, chưa thích ứng 
với hoàn cảnh, điều kiện làm việc trong giai đoạn hiện nay, ngán ngại trong việc sử 
dụng đồ dùng dạy học. 
 - Giá cả thị trường biến động tăng, lương giáo viên còn thấp, không đảm bảo 
được cuộc sống dẫn đến giáo viên chưa toàn tâm toàn ý với nghề nghiệp của mình. 
 - Nhìn chung những tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp chỉ tập trung 
vào những tiết dạy có dự giờ, thao giảng, hội giảng, còn lại thì giáo viên vẫn còn dạy 
theo lối cũ, tình trạng đọc-chép rải rác vẫn còn. 
 - Tổ chức hoạt động theo nhóm còn mang tính hình thức, giáo viên chưa thật 
sự đầu tư nhiều cho nội dung hoạt động nhóm, cách tổ chức hoạt động nhóm. 
- Trong quá trình giảng dạy bằng phương pháp đàm thoại, chất vấn, hệ thống 
câu hỏi mà giáo viên nêu ra còn quá đơn giản, hệ thống câu hỏi có ngay trong sách 
giáo khoa, không phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh. 
- Một số giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin, chỉ tập trung vào trình 
chiếu mà bỏ qua vai trò của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 
- Các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm thì hầu hết học sinh yếu kém 
không thiết tha học. 
B/ PHẦN NỘI DUNG 
 Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao 
hiệu quả đào tạo và tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu 
nhiệm vụ của tình hình mới. Từ đó Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường xác định tập 
trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau: 
 Tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận 
động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào 
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả cuộc 
vận động “Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong 
các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trung học. 
 Triển khai xây dựng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới 
kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả. Đảm bảo “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo 
dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học, quản lý và có một kế hoạch 
cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”. 
*Về định hướng và yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá: 
 - Đổi mới kiểm tra đánh giá phải gắn với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực 
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm 
tra, qua đó giáo viên điều chỉnh kết quả dạy học, hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát 
huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều chỉnh 
các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời. 
 - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo 
tính khách quan, chính xác, công bằng. 
 - Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận 
dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học 
sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập. 
 - Quán triệt đặc trưng của nhóm môn học để tăng hiệu quả dạy học các môn 
KHXH-NV. Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra 
đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải 
quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi 
trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước. 
 + Đối với môn Ngữ văn: Coi trọng kiểm tra đánh giá kỹ năng diễn đạt, trình bày 
một chủ đề bằng lời nói, chữ viết và bồi dưỡng tình cám hứng thú học tập, thái độ 
trân trọng tiếng mẹ đẻ. 
 + Đối với môn Lịch sử: Coi trọng kiểm tra đánh giá kỹ năng diễn đạt các sự kiện 
bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, hiện vật; sử dụng máy tính, 
máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn; giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua 
rèn luyện kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, 
rút ra bài học và quy luật lịch sử, bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân 
trọng và phát huy truyền thống lịch sử của dân

File đính kèm:

  • pdfskkn_nhung_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tai_tru.pdf