SKKN Nâng cao hiệu quả quản lý khoa bổ túc văn hóa tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai

Khoa Bổ Túc Văn Hóa của Trung Tâm KTTH- Hướng Nghiệp

Tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ quản lý học viên đang theo học các

lớp trung cấp nghề hệ ba năm về việc bổ sung thêm kiến thức một số bộ

môn văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để từ đó sau

ba năm theo học ở đây, các em có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và

học nâng cao trình độ của mình ở các trường Cao Đẳng, Đại học.

 Tuy số lượng học viên trong khoa ít hơn nhiều so với các trường

BTVH khác nhưng công việc quản lý toàn diện trong khoa đòi hỏi người

được phân công phụ trách phải thường xuyên trao dồi học hỏi kinh

nghiệm những cán bộ quản lý tại trung tâm và ở các đơn vị khác.

 Bản thân tôi đã từng là giáo viên giảng dạy trong khoa BTVH từ

năm 1998 và được phân công quản lý khoa từ năm 2006 đến nay, tôi đã

học được một số kinh nghiệm qua công việc này. Tuy còn nhiều thiếu

sót, nhưng tôi mong được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và nhận

được nhiều góp ý để tôi có thể tiến bộ hơn nữa trong thời gian sau này

pdf 18 trang Huy Quân 31/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả quản lý khoa bổ túc văn hóa tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả quản lý khoa bổ túc văn hóa tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai

SKKN Nâng cao hiệu quả quản lý khoa bổ túc văn hóa tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 
KHOA BỔ TÚC VĂN HÓA TẠI TRUNG TÂM 
KỸ THUẬT TỔNG HỢP- HƯỚNG NGHIỆP 
TỈNH ĐỒNG NAI 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Khoa Bổ Túc Văn Hóa của Trung Tâm KTTH- Hướng Nghiệp 
Tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ quản lý học viên đang theo học các 
lớp trung cấp nghề hệ ba năm về việc bổ sung thêm kiến thức một số bộ 
môn văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để từ đó sau 
ba năm theo học ở đây, các em có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và 
học nâng cao trình độ của mình ở các trường Cao Đẳng, Đại học. 
 Tuy số lượng học viên trong khoa ít hơn nhiều so với các trường 
BTVH khác nhưng công việc quản lý toàn diện trong khoa đòi hỏi người 
được phân công phụ trách phải thường xuyên trao dồi học hỏi kinh 
nghiệm những cán bộ quản lý tại trung tâm và ở các đơn vị khác. 
 Bản thân tôi đã từng là giáo viên giảng dạy trong khoa BTVH từ 
năm 1998 và được phân công quản lý khoa từ năm 2006 đến nay, tôi đã 
học được một số kinh nghiệm qua công việc này. Tuy còn nhiều thiếu 
sót, nhưng tôi mong được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và nhận 
được nhiều góp ý để tôi có thể tiến bộ hơn nữa trong thời gian sau này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 
1. Cơ sở lý luận: 
 Về tâm lý lứa tuổi: Lứa tuổi học sinh vào học trung cấp nghề và bổ 
túc văn hóa THPT tại trung tâm hiện nay chủ yếu có độ tuổi từ 16 đến 18, 
lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này, các em có sự phát triển mạnh về 
thể chất và thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Nhiều học sinh rất hăng hái 
trong mọi hoạt động, chăm ngoan, nghe lời thầy cô, nhưng ngược lại một 
số không ít học sinh tỏ ra ngang bướng, dễ nổi cáu, ù lì, lười biếng, và có 
những hành động không kiểm soát được bản thân. Các em hình như 
muốn tự khẳng định mình, muốn mọi người coi mình là người lớn. 
Do vậy, nếu không nắm được tâm lý lứa tuổi thì việc giáo dục các em 
không đạt kết quả như mong đợi. 
 Về giao tiếp xã hội: học sinh ở lứa tuổi này có nhu cầu giao tiếp 
với bạn bè rất lớn, muốn thể hiện mình qua nhiều hoạt động, muốn thoát 
khỏi sự quản lý của bố mẹ, thầy cô. Để thể hiện mình, các em thích tụ tập 
cùng nhau chơi đùa, và rất dễ bị rủ rê lôi kéo vào những hoạt động không 
lành mạnh như trốn học đi chơi game online, cá độ đá bóng, đánh nhau, 
cờ bạc, uống rượu bia. 
 Như vậy, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục không những 
chỉ dạy các môn văn hóa, cung cấp cho các em có được những kiến thức, 
những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống mà còn phải dạy cho các em trở 
thành người có đạo đức, phẩm chất, có nhân cách, có lý tưởng, có hoài 
bảo trước khi bước vào cuộc sống cộng đồng và thực sự trở thành người 
công dân tốt cho xã hội. 
 Ông bà ta ngày xưa có câu: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, thật 
đúng với thực tế học sinh đang theo học tại trung tâm, trong tổng số học 
sinh được trúng tuyển, chỉ có khoảng một phần mười là chăm ngoan, lễ 
phép và số đông còn lại là học sinh có tính tình cá biệt, ham chơi, lười 
học,  
 Trước thực trạng này, đòi hỏi nhiệm vụ của người làm công tác 
giáo dục, làm công tác trồng người cần phải có những giải pháp, cách cư 
xử hợp tình, hợp lý trong việc uốn nắn từng đối tượng học sinh để cảm 
hoá được các em, làm thay đổi nhận thức của các em và dần dần giúp các 
em trở thành người có suy nghĩ, có hành động đúng đắn để trở thành 
người công dân tốt, tuyệt đối không để nảy sinh trong suy nghĩ của các 
em là mình bị mọi người ghét bỏ, là nhân vật quậy quạng không ra gì, vô 
tình làm cho tính xấu ngày càng nẩy nở, càng phát triển không điểm dừng 
trong tư tưởng, trong hành động của các em 
Vì vậy việc giáo dục những học sinh này là một thử thách cho đội 
ngũ cán bộ, giáo viên tại trung tâm. Do chất lượng học sinh tại trung tâm 
hiện nay, việc quản lý học sinh ở độ tuổi THPT đòi hỏi phải cần đến sự 
kiên nhẫn, mềm dẻo, nhưng phải cương quyết đối với các trường hợp bất 
trị. Đồng thời để giáo dục các em, chúng ta phải gương mẫu về mọi mặt, 
đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh 
mẽ đối với học sinh. Ngoài ra, chúng ta phải không ngừng tự hoàn thiện 
nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý 
thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học 
sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Từ 
đó giúp cho tập thể sư phạm của trung tâm thấy được nhiệm vụ quan 
trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo 
dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
a. Quản lý qua công việc của từng thành viên trong khoa 
Hiện tại khoa BTVH tại trung tâm có 2 thành viên được phân công 
cụ thể công việc như sau: 
* Nhiệm vụ chung : 
Cả hai thành viên trong khoa BTVH đều có trách nhiệm trong việc 
quản lý học sinh, tài sản khoa, hồ sơ sổ sách của khoa và thực hiện tốt nội 
quy của cơ quan. 
Cả hai thành viên đều làm việc trong giờ hành chánh: buổi sáng từ 
7.00 đến 11.00; buổi chiều từ 13.00 đến 17.00 từ thứ Hai đến thứ Bảy. 
* Nhiệm vụ cụ Thể : 
 Trưởng khoa: 
- Bản thân tôi chịu trách nhiệm phân công giáo viên giảng dạy vào 
đầu học kỳ, sắp xếp thời khóa biểu cho các học kỳ mới kịp thời, liên hệ 
các đơn vị liên kết, và Sở Giáo dục về việc cập nhật chương trình học của 
các khối lớp; 
- Thường xuyên theo dõi tiến độ giảng dạy của giáo viên qua việc 
kiểm tra sổ đầu bài, sổ báo giảng, dự giờ đột xuất một số tiết; 
- Thực hiện các báo cáo tuần, tháng, năm về công việc đã thực hiện 
và phương hướng cho thời gian tới để báo cáo cho lãnh đạo trung tâm 
trong các cuộc họp cơ quan; 
- Thực hiện các báo cáo được phân công để gửi phòng GDTX-
SGD&ĐT đúng hạn; 
- Trước khi kết thúc học kỳ một tháng, tôi lập kế hoạch kiểm tra học 
kỳ, kiểm tra lại cho học sinh Yếu và tổ chức kiểm tra học kỳ cho các 
khối. Tôi vừa theo dõi vừa tham gia công việc làm giám thị cho các kỳ 
kiểm tra này. Sau đó kiểm tra lại việc cộng điểm, xếp loại, vào sổ điểm 
và học bạ của giáo viên; 
- Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm họp xét duyệt điều kiện lên lớp, thi 
lại, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT đối với các lớp cuối cấp; 
- Xử lý các trường hợp học sinh vi phạm trong giờ học được giáo 
viên ghi nhận trong sổ theo dõi hàng ngày; 
- Khi giáo viên vắng đột xuất, tôi sinh hoạt lớp để ổn định trật tự; 
- Ghi nhận các trường hợp học sinh bỏ học, chuyển trường vào sổ 
đăng bộ kịp thời, lưu danh sách học sinh tốt nghiệp vào sổ cấp phát bằng; 
- Chịu trách nhiệm triển khai các công văn quan trọng đến giáo viên 
và học sinh các lớp học BTVH; 
- Chịu trách nhiệm tất cả công việc có liên quan đến thi tốt nghiệp 
THPT và thi nghề phổ thông cho học sinh trung tâm như nhận hồ sơ đăng 
ký dự thi, kiểm tra hồ sơ, nhập danh sách thi, hướng dẫn học sinh làm 
đơn dự thi, sinh hoạt quy chế thi, làm giấy báo dự thi và trả lại hồ sơ tốt 
nghiệp sau khi thi....; 
- Đề xuất kịp thời lên lãnh đạo trung tâm các trường hợp đặc biệt cần 
xử lý; 
- Trình Giám Đốc ký duyệt sổ sách, báo cáo trước khi lưu trữ; 
- Họp phụ huynh học sinh các lớp sau mỗi học kỳ để báo cáo kết quả 
học tập của các em và cùng nhau trao đổi về biện pháp giúp các em học 
tập tốt hơn. 
 Nhân viên trong khoa: 
- Nhân viên trong khoa hỗ trợ tôi theo dõi về tình hình chuyên cần 
của học sinh, tổng hợp số ngày nghỉ hàng tuần của từng học sinh để kịp 
thời liên hệ phụ huynh, phụ trách việc điểm danh học sinh vắng vào máy, 
tổng hợp số ngày nghỉ của học sinh để đưa lên mạng kịp thời, đánh máy 
văn bản, báo cáo trong khoa; 
- Trong các kỳ kiểm tra học kỳ, nhân viên hỗ trợ tôi công việc photo 
đề thi, coi thi, rọc phách, ráp phách, nhập điểm lên mạng, làm giấy báo 
kết quả học tập gửi phụ huynh; 
- Chuyển các công văn đã thực hiện trong khoa đến văn thư vào số, 
đóng mộc trước khi trình Giám Đốc ký; 
- Theo dõi tác phong, trang phục và tình hình thực hiện nội quy của 
học sinh mỗi ngày. 
b. Phân bổ thời gian hợp lý cho công việc trong khoa: 
Công việc trong khoa BTVH giống như một trường Bổ Túc THPT 
thu nhỏ nên đòi hỏi phải được lập kế hoạch cụ thể. 
- Trước khi bắt đầu khai giảng lớp mới hoặc một học kỳ mới, tôi lập 
kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy ở các lớp, rồi trình giám đốc ký 
duyệt trước khi sắp thời khóa biểu. 
- Trước khi kết thúc học kỳ khoảng một tháng, tôi lên kế hoạch tổ 
chức kiểm tra học kỳ để giáo viên chuẩn bị ôn tập cho học sinh và soạn 
đề kiểm tra cho phù hợp. 
- Trước khi kết thúc năm học tôi lập kế hoạch thi lại cho học sinh 
Yếu và ra thông báo về thời gian nghỉ hè, học lại cho mỗi lớp. 
- Sau mỗi học kỳ, tôi đều ghi nhận điểm số, nhận xét của giáo viên 
vào giấy báo kết quả học tập và gửi qua bưu điện cho phụ huynh học sinh 
và đồng thời gửi kèm thư mời họp phụ huynh. 
- Sau học kỳ II của lớp 12, tôi lên kế hoạch tổ chức lớp ôn tập thi tốt 
nghiệp trình giám đốc ký duyệt và gửi về cho phụ huynh. Lớp ôn tập thi 
tốt nghiệp luôn được tổ chức trước kỳ thi vài tháng để các em củng cố 
kiến thức, vì đa số các em học yếu và chưa có ý thức tự giác trong học 
tập. 
c. Quản lý học sinh: 
* Xây dựng nội quy – khung xử lý kỷ luật: 
Nội quy trung tâm được xây dụng và đưa ra bàn bạc, thảo luận trong 
các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp phụ huynh. Vào ngày đầu tiên nhập 
học, tôi đã trực tiếp sinh hoạt nội quy cho từng lớp học. Theo đó, mỗi học 
sinh được giữ một bảng quy định những lỗi vi phạm và khung kỷ luật 
theo từng lỗi mà học sinh thường mắc phải, đồng thời bảng nội quy này 
được niêm yết công khai ở mỗi lớp học để các em xem và nhắc nhở nhau, 
tự hạn chế lỗi vi phạm. 
* Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh: 
 Do tính đặc thù của trung tâm, hàng năm tuyển sinh học sinh vào 
trường muộn, số học sinh đăng ký vào học trung cấp nghề hệ ba năm và 
bổ túc văn hóa cấp ba đa số là không thi vào được các trường phổ thông 
khác hoặc nhiều học sinh bị kỷ luật đuổi học ở các trường trung học phổ 
thông. Đối tượng học sinh của trung tâm có mối quan hệ g

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_khoa_bo_tuc_van_hoa_tai_trung.pdf