SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh

Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng

trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của

quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học và

để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm sẽ tạo được hứng thú cho

học sinh, từ đó học sinh nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn.

Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng giúp phát triển tư duy của học

sinh, học sinh tiếp cận với thế giới quan duy vật biện chứng đồng thời củng

cố niềm tin khoa học, giúp hình thành những kỷ năng trong học tập như:

Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng Đặc biệt với việc thay đổi nội dung

chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích

cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi

trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp

nghiên cứu (học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc

nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh

hội).

pdf 19 trang Huy Quân 31/03/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh

SKKN Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG 
DẠY TRONG MỘT TIẾT DẠY 
HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ DỤNG THÍ 
NGHIỆM BIỂU DIỄN NHẰM 
PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN 
THỨC CỦA HỌC SINH 
1/ PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1/ Lý do chọn sáng kiến: 
Trong quá trình đổi mới sách giáo khoa, cùng với sự thay đổi phương 
tiện dạy học thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một 
trong những vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu. 
Cũng như các bộ môn khoa học khác, để dạy và học tích cực môn Hoá 
học phải dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm cho cả quá trình dạy 
học. Muốn vậy giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp dạy học tích 
cực. 
Vì môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí 
nghiệm Hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ 
môn. 
Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng 
trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của 
quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hoá học và 
để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm sẽ tạo được hứng thú cho 
học sinh, từ đó học sinh nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn. 
Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng giúp phát triển tư duy của học 
sinh, học sinh tiếp cận với thế giới quan duy vật biện chứng đồng thời củng 
cố niềm tin khoa học, giúp hình thành những kỷ năng trong học tập như: 
Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàngĐặc biệt với việc thay đổi nội dung 
chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới theo hướng tích 
cực hoá hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm càng được coi 
trọng, nhất là các thí nghiệm được tiến hành thực hiện bằng phương pháp 
nghiên cứu (học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn hoặc 
nhóm học sinh tự nghiên cứu thí nghiệm để rút ra được kiến thức cần lĩnh 
hội). 
Vì vậy, để làm tốt điều này thì người giáo viên cần có kinh nghiệm và 
biết sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu 
của bài học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học 
sinh. Bên cạnh đó, khi giáo viên tiến hành thực hiện các thí nghiệm biểu 
diễn thì phải đảm bảo các thí nghiệm đó thành công ở mức cao nhất. 
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. 
Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc 
giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải 
thích và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về 
tính chất hoá học, qui tắc, định luật.Trong chương trình hoá học 8 có 
 nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong việc 
giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay được sự 
hỗ trợ của công nghệ thông tin nên không ít giáo viên đã lạm dụng các thí 
nghiệm ảo, các thí nghiệm có sẳn trên máy nên việc phát huy tính chủ động 
sáng tạo trong học tập của học sinh củng có phần hạn chế. 
Từ những lý do trên bản thân chọn và nghiên cứu sáng kiến: “ Một vài 
kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí 
nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh” với 
mong muốn thông qua thí nghiệm biểu diễn giáo viên có thể phát huy được 
năng lực nhận thức của học sinh một cách toàn diện hơn, học sinh dễ dàng 
nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kỷ và vận dụng tốt vào thực tế. Đồng thời 
làm cho tiết học sinh động, học sinh yêu thích bộ môn hơn. 
Điểm mới của sáng kiến: Tìm hiểu nội dung các bài học trong chương 
trình Hoá học 8, sử dụng tốt những thí nghiệm biểu diễn trong các tiết dạy 
sao cho phù hợp với nội dung của bài và đưa ra những phương pháp dạy học 
theo hướng tích hóa hoạt động học tập của học sinh để quá trình dạy và học 
đạt hiệu quả cao hơn. 
1.2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Một số bài dạy có sử dụng thí 
nghiệm biểu diễn ở bộ môn Hóa học lớp 8. 
2/ PHẦN NỘI DUNG 
2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: 
Trong thực tế hiện nay, nói đến truyền thụ kiến thức cho học sinh người 
ta nghĩ ngay đến hoạt động của giáo viên. Thực tế trong dạy học, việc dùng 
ngôn ngữ và dùng phương tiện trực quan, thực hành liên hệ khăng khích với 
nhau. Những nghiên cứu về tâm lý cho thấy: Thực nghiệm được chứng minh 
bằng những điều tai nghe mắt thấy có thể giúp học sinh tìm tòi và sáng tạo 
hơn. Đối với học sinh, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các 
tình huống nảy sinh trong thực tế để tạo dựng mối quan hệ học đi đôi với 
hành. 
Qua tìm hiểu và dự giờ một số tiết của giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa 
học thì thấy rằng, việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, các thí nghiệm thực 
hành vẫn còn hạn chế mà nguyên nhân là do giáo viên đã lạm dụng công 
nghệ thông tin vào trong giảng dạy vì ngại khó, ngại khổ, ngại hóa chất nên 
sử dụng các thí nghiệm ảo hoặc các thí nghiệm có sẵn trên máy chiếu. Có 
nhiều tiết, giáo viên không dùng phương pháp trực quan và không tiến hành 
các thí nghiệm mà chỉ giới thiệu các thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa. 
Do vậy, vốn kiến thức bị tách rời làm cho học sinh chưa tin vào khoa học, 
học không hứng thú dẫn đến sự nhận thức bị hạn chế. Kiến thức xa rời thực 
tế nên học sinh không hiểu được bản chất của các hiện tượng. Từ đó, các em 
 không thích học, không có hứng thú với bộ môn, không tiếp thu được kiến 
thức, kết quả chất lượng giảng dạy còn hạn chế. 
Từ những lý do trên, bản thân tôi nghĩ rằng Hóa học là khoa học thực 
nghiệm vì vậy trong các tiết học cần sử dụng tối đa các thiết bị và hóa chất 
hiện có để tiến hành các thí nghiệm đem lại hiệu quả cho việc dạy và học. 
Trong những năm gần đây, mặc dù có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 
song bản thân vẫn tích cực sử dụng các thí nghiệm đặc biệt là các thí nghiệm 
biểu diễn trong những bài truyền thụ kiến thức mới và các thí nghiệm trong 
bài thực hành.Từ đó tôi thấy rằng các em rất hứng thú được quan sát các thí 
nghiệm biểu diễn, được tự tay làm thí nghiệm để tìm kiếm kiến thức mới 
hoặc chứng minh kiến thức đã học nhằm khắc sâu kiến thức và các em dễ 
dàng viết phương trình, biết giải toán, hơn nữa các em đã hứng thú hơn và 
có sự nhận thức sâu sắc hơn về môn Hóa học. 
2.2/ Các giải pháp cần thực hiện: 
 Ngày nay, dạy học luôn theo hướng tăng cường tư duy, lí luận của học 
sinh. Trong hóa học việc quan sát và làm thí nghiệm là phương pháp tăng 
cường tư duy, lí luận của học sinh, tập cho học sinh phân tích toàn diện sự 
vật, hiện tượng. Hơn thế nữa, việc được quan sát và làm thí nghiệm còn có 
tác dụng khơi dậy ở các em lòng yêu thích bộ môn và sự tìm tòi để giải thích 
các hiện tượng được quan sát bằng kiến thức đã học. Hoặc từ việc quan sát 
thí nghiệm các em rút ra được những kết luật về tính chất, định luật... 
Trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông người ta phân loại thí 
nghiệm như sau: Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực 
hành của học sinh. Ngoài ra còn có một số thí nghiệm dùng trong ngoại 
khóa. Trong thí nghiệm biểu diễn có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và 
thí nghiệm của học sinh. Trong nội dung của sáng kiến này tôi chỉ đề cập 
đến thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nhằm tích cực hóa hoạt động của học 
sinh. 
Vai trò của thí nghiệm biểu diễn trong dạy học hóa học tích cực: 
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được quan sát các hình ảnh 
cụ thể, các dấu hiệu của phản ứng hóa học và các ứng dụng hóa học thường 
được sử dụng trong giờ học. Con đường nhận thức này có ý nghĩa to lớn, nó 
phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, hoàn thiện tư duy ( phân tích, tổng 
hợp, so sánh) hình thành những kiến thức được cụ thể hơn.Từ đó giúp 
nâng cao chính bản thân học sinh, thể hiện tính tích cực độc lập ở mức độ 
cao trong quá trình học tâp. 
Ưu điểm của thí nghiệm biểu diễn: 
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là nguồn thông tin đối với học sinh, 
lời nói của giáo viên không phải nguồn thông tin mà hướng dẫn sự quan sát 
và chỉ đạo sự suy nghĩ của các em. Thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên 
 làm do đó các thao tác rất mẫu mực nên có tác dụng hình thành ở học sinh 
kỹ năng làm thí nghiệm một cách chính xác hơn.Thí nghiệm do giáo viên 
biểu diễn tốt, tốn ít thời gian, ít dụng cụ. Ngoài ra, có những thí nghiệm 
không nên để học sinh làm mà giáo viên cần trực tiếp làm, đó là những thí 
nghiệm phức tạp hoặc có dùng chất độc, chất nổ. 
Trong các hình thức thí nghiệm, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là 
quan trọng nhất. Thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm như: tốn ít thời 
gian hơn, đòi hỏi ít dụng cụ hơn, có thể thực hiện được với những thí 
nghiệm phức tạp, có dùng chất nổ, chất độc hay những thí nghiệm đòi hỏi 
phải dùng một lượng lớn hoá chất thì mới có kết quả hoặc mới cho những 
kết quả đáng tin cậy. Vì vậy: 
Giải pháp thứ nhất là phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm về kĩ 
thuật biểu diễn thí nghiệm. 
Trong khi biểu diễn thí nghiệm Hoá học, người giáo viên phải nhất thiết 
tuân theo những yêu cầu sau: 
a. Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho giáo viên: Giáo viên phải hoàn 
toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước pháp luật vệ mọi sự không 
may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của học sinh. Người giáo 
viên nhất thiết phải tuân theo những quy định khi làm thí nghiệm. Nếu luôn 
luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ sạch sẽ và tốt, làm đúng kỹ thuật, luôn 
bình tĩnh khi tiến hành thí nghiệm thì sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra. Sự 
nắm vững kỹ thuật, kỹ năng thành thạo khi làm thí nghiệm, sự am hiểu 
nguyên nhân của những sự không may có thể xảy ra, ý thức trách nhiệm và 
tính cẩn thận là những điều kiện chủ yếu để đảm bảo an toàn của các thí 
nghiệm. 
Mặt khác, không nên quá cường điệu những nguy hiểm của các thí 
nghiệm Hoá học và tính độc của các hoá chất làm cho học sinh sợ hãi. 
b. Bảo đảm thành công của thí nghiệm nghĩa là thí nghiệm phải có kết 
quả và bảo đảm tính khoa học. 
Muốn bảo đảm cho thí nghiệm có kết quả tốt, giáo viên phải nắm vững 
kĩ thuật thí nghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_vai_kinh_nghiem_giang_day_trong_mot_tiet_day_hoa_ho.pdf