SKKN Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm Hóa học ở THCS

Hoá học là khoa học thực nghiệm, trong đó thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy-học. Thí nghiệm hoá học được sử dụng trong toàn bộ quá trình nhận thức, phát triển, giáo dục của học sinh. Vì vậy, có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kĩ năng, tư duy, thực hành, củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những tính tốt của người lao động trong thời đại mới: thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng.

Là một trường đầu vào là học sinh yếu, mất căn bản, ham chơi hơn ham học, tiếp thu bài chậm, khả năng tư duy và suy luận còn hạn chế. Học sinh đến lớp với thái độ thụ động, ít tập trung trong các giờ học, từ đó dẫn đến chất lượng học tập còn kém. Do đó thực hành thí nghiệm là cơ sở để học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, qua đó củng cố những kiến thức đang học hoặc đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó. Thông qua các thí nghiệm, học sinh hứng thú học tập bộ môn hoá học, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, biết được một số ứng dụng của hoá học trong đời sống sản xuất. Từ đó kiến thức của các em sẽ được khắc sâu khi các em tự tay thực hiện các thí nghiệm hoá học.

pdf 19 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm Hóa học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm Hóa học ở THCS

SKKN Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm Hóa học ở THCS
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Đơn vị: TRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀM 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP 
KHI TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM HÓA 
HỌC Ở THCS 
 Người thực hiện: Lê Quốc Thông 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục  
 - Phương pháp dạy học bộ môn: . Hóa học  
 - Lĩnh vực khác: .......................................................  
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 
  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
Năm học: 2012 - 2013 
BM 01- Bia SKKN 
 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Lê Quốc Thông 
2. Ngày tháng năm sinh: 22/09/1978 
3. Nam, nữ: Nam 
4. Địa chỉ: Số 78 Đường Sông Thao – Bàu Hàm - Ấp Hưng Bình, Xã Hưng 
Thịnh, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng nai 
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0906311790 
6. Fax: E-mail:quocthong7778@yahoo.com.vn 
7. Chức vụ: Chủ Tịch Công Đoàn 
8. Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Bàu Hàm 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân Hóa học 
- Năm nhận bằng: 2000 
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa, lí 
 Số năm có kinh nghiệm: 13 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
+ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 giải tốt một số bài tập định lượng 
 + Một số kinh nghiệm khi sử dụng microsoft power point trong thiết kế giáo án 
điện tử môn hóa” 
 + Xây dựng graph vào hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa hóc thcs 
 + Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở lớp 8, 9 
 + Một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS giải tốt bài tập tính theo phương 
trình hóa học 
BM02- LLKHSKKN 
LLKHSKKN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ 
PHƯƠNG PHÁP KHI TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ 
NGHIỆM HÓA HỌC Ở THCS 
A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Nền giáo dục của ta hiện nay là giáo dục toàn diện, học sinh phải được trang bị đầy 
đủ kiến thức các bộ môn kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong đó có 
bộ môn hoá học. 
 Hoá học là khoa học thực nghiệm, trong đó thí nghiệm hoá học giữ vai trò 
đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy-học. Thí 
nghiệm hoá học được sử dụng trong toàn bộ quá trình nhận thức, phát triển, giáo 
dục của học sinh. Vì vậy, có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để 
rèn luyện kĩ năng, tư duy, thực hành, củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp 
học sinh hình thành những tính tốt của người lao động trong thời đại mới: thận 
trọng, ngăn nắp, gọn gàng. 
 Là một trường đầu vào là học sinh yếu, mất căn bản, ham chơi hơn ham 
học, tiếp thu bài chậm, khả năng tư duy và suy luận còn hạn chế. Học sinh đến lớp 
với thái độ thụ động, ít tập trung trong các giờ học, từ đó dẫn đến chất lượng học 
tập còn kém. Do đó thực hành thí nghiệm là cơ sở để học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ 
xảo và kĩ thuật tiến hành thí nghiệm, qua đó củng cố những kiến thức đang học 
hoặc đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó. 
 Thông qua các thí nghiệm, học sinh hứng thú học tập bộ môn hoá học, giải 
thích được một số hiện tượng tự nhiên, biết được một số ứng dụng của hoá học 
trong đời sống sản xuất. Từ đó kiến thức của các em sẽ được khắc sâu khi các em 
tự tay thực hiện các thí nghiệm hoá học. 
 Với xu hướng hiện nay quan niệm “Học đi đôi với hành” học sinh tự tìm 
tòi và giành lấy kiến thức nên việc thực hiện, nâng cao chất lượng các tiết dạy, các 
tiết thực hành là điều rất quan trọng. 
 Xuất phát từ vấn đề trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới 
phương pháp dạy học, nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt hơn trong các 
giờ học có thí nghiệm và các giờ thực hành thí nghiệm, cũng vì lẽ đó nên tôi đã 
chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một 
số thí nghiệm hóa học ở THCS” 
B/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 I/ Cơ sở lý luận 
 Hiện nay, đứng trước một thế kỷ đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, thì trong 
quá trình dạy và học môn hóa học, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức học sinh 
còn được tận tay thực hiện các thí nghiệm qua các tiết học và các bài thực hành. Do 
BM03-TMSKKN 
 đó việc vận dụng các thí nghiệm vào nội dung tiết học chính là yếu tố quan trọng 
giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn và bài giảng thành công hơn. 
 1. Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường đến việc giảng 
dạy bộ môn. 
 - Nhà trường đã được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và sách giáo viên cho 
các giáo viên. 
 - Giáo viên dạy hoá học đã được tập huấn thay sách giáo khoa mới do Sở 
Giáo Dục tổ chức. 
 - Trường đã được cung cấp tương đối đầy đủ dụng cụ thí nghiệm và hoá chất. 
 - Trường đã có phòng thí nghiệm thực hành riêng, và có giáo viên chuyên 
trách thí nghiệm nên rất thuận tiện trong việc thực hành thí nghiệm 
 - Trong các tiết học có thí nghiệm hay trong các giờ thực hành thí nghiệm 
học sinh hứng thú học tập 
2/ Khó khăn 
 - Do trường nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn và học sinh là con em 
dân tộc trên 80% nên việc tiếp thu bài của học sinh còn nhiều khó khăn . 
 - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều 
 - Nhiều học sinh không có sách giáo khoa 
 - Trong quá trình làm thí nghiệm hay thí nghiệm thực hành, thì đối với học 
sinh khối 8 lần đầu tiếp xúc với thí nghiệm hay táy máy tự làm thí nghiệm không 
theo đúng sự hướng dẫn của giáo viên . 
 II/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : 
 1/ Những thao tác cơ bản cần thiết để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm 
hoá học: 
 Đối với học sinh THCS thì hoá học là môn học mới, mà học sinh phần lớn 
các em rất hiếu động, do đó tiết đầu tiên của môn hoá học hay đầu giờ các tiết thực 
hành và trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên phải nhắc nhở các thao tác, kĩ 
năng cơ bản của thí nghiệm để hình thành thói quen cho học sinh. Sau đây là một 
số thao tác cơ bản mà giáo viên cần hình thành cho học sinh: 
 1.1. Sử dụng các hoá chất : 
 - Khi lấy hoá chất cần đọc kĩ nhãn và xem hoá chất đó có đúng yêu cầu 
của thí nghiệm không. 
 - Không nếm, ngửi trực tiếp hoặc sờ tay vào hoá chất. Khi ngửi hoá chất 
phải theo đúng thao tác qui định: để lọ hoá chất ở xa dùng tay phẩy nhẹ cho hơi bay 
ra dần vào mũi và ngửi nhẹ. Trong quá trình dạy tôi thấy đây là một thao tác mà 
một số học sinh hiếu động hay mắc phải, các em hay lấy hoá chất đưa lên mũi 
ngửi, hoặc hoá chất rắn các em lại sờ tay vào, mà ta đã biết hoá chất rất độc hại. Vì 
vậy giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên khi học sinh làm thí nghiệm. 
 - Không để hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn). 
 - Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ lại bình chứa. Do đó 
khi tiến hành thí nghiệm yêu cầu học sinh chỉ nên lấy hoá chất vừa đủ, tiết kiệm, 
không được lãng phí. 
 - Không dùng hoá chất khi chưa biết tên hóa chất. 
 - Khi gạn đổ hoá chất lỏng phải dùng phễu, ống nhỏ giọt, không đổ hoá 
chất nóng vào dụng cụ thuỷ tinh để tránh hiện tượng ống nghiệm hay lọ bị rạn nứt 
và bể. 
 - Muốn cho các hoá chất rắn hoặc bột vào ống nghiệm mà không dính lên 
thành ống nghiệm, phải sử dụng ống nghiệm khô và sạch. Nên làm một máng nhỏ 
bằng mảnh giấy dài gập đôi lại theo chiều dọc, chiều rộng mảnh giấy nhỏ hơn 
đường kính ống nghiệm, cầm ống nghiệm hơi nghiêng rồi luồng máng đến tận đáy 
của ống nghiệm mới đổ hoá chất vào. Sau đó dựng đứng ống nghiệm và đập nhẹ 
vào thành ống cho hoá chất rơi xuống đáy ống nghiệm. 
 - Không đổ hoá chất lỏng quá ¼ ống nghiệm, khi pha chế dung dịch chỉ 
pha chế lượng vừa đủ. Các em thường lấy hoá chất rất nhiều khi làm thí nghiệm vì 
các em nghĩ lấy hoá chất càng nhiều thì phản ứng xảy ra càng nhanh, nhưng khi 
giáo viên nhắc nhở các em thường đổ ngược hoá chất vào lại bình chứa thì không 
đúng nguyên tắc đảm bảo an toàn. Do đó khi yêu cầu học sinh lấy hoá chất để cho 
vào ống nghiệm giáo viên cần phải nói rõ lấy một lượng là bao nhiêu để tránh lãng 
phí. (Ví dụ: Đối với chất lỏng là bao nhiêu ml, với chất rắn lấy lượng bằng hạt ngô, 
hay mấy thìa). 
 - Khi mở các nút lọ hoá chất phải đặt ngửa nút lên bàn. Học sinh có thói 
quen khi mở các nút lọ hay dùng xong các ống nhỏ giọt các em thường đặt đại lên 
trên bàn. Do đó giáo viên phải nhắc nhở các em vì để như vậy khi đậy nút lọ lại 
hoặc dùng ống nhỏ giọt lấy hoá chất sẽ làm cho hoá chất trong lọ không đảm bảo 
độ tinh khiết. 
 - Khi rót hoá chất cần chú ý hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh 
hoá chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn. 
 - Đối với các thí nghiệm tạo thành chất độc hại thì phải tiến hành ở cuối 
chiều gió, phòng học phải thông thoáng. 
 1.2. Sử dụng đồ dùng thí nghiệm: 
 - Chuẩn bị trước các đồ dùng thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Sử 
dụng, khai thác tối đa các dụng cụ, hoá chất đã có. Bên cạnh đó có các thí nghiệm 
giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ gọn nhẹ, đơn giản, dùng lượng hoá chất nhỏ 
và phải đảm bảo an toàn cho học sinh. 
 - Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cẩn thận khi sử dụng đồ dùng thí 
nghiệm như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, giá đỡ, kẹp 
 Ví dụ: Khi sử dụng kẹp gỗ cần chú ý cho ống nghiệm vào cặp rồi chỉ nên 
nắm chắc phần nhánh dài và dùng ngón tay cái đặt nhẹ lên nhánh ngắn, không 
dùng bàn tay nắm cả hai nhánh của kẹp gỗ. 
 Ví dụ: Khi đun nóng các chất trong ống nghiệm: nếu ống nghiệm đã được 
gắn cố định thì ta phải di chuyển đèn cồn dọc ống nghiệm, nếu ống nghiệm được 
giữ bằng kẹp gỗ thì ta lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều sau 
đó mới cho ngọn lửa tập trung ở phần có hoá chất và chỉ để ống nghiệm ở 2/3 ngọn 
lửa đèn cồn, không để ống nghiệm chạm vào tim đèn. Đối với ống nghiệm đựng 
hoá chất rắn khi đun nóng có thể đặt ống nghiệm nằm ngang,với ống nghiệm đựng 
hoá chất lỏng khi đun nóng ta để ống nghiệm hơi nghiêng (khoảng 45o) và miệng 
ống nghiệm hướng ra phía không có người để tránh xảy ra tai nạn khi

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_phuong_phap_khi_tien_hanh_mot_so.pdf