SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THPT số 2 TP Lào Cai

Pháp luật có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, và để những quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống thì chủ yếu thông qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục. Đặc biệt đối với học sinh cấp Trung học phổ thông thì việc hiểu biết, nắm những vấn đề cơ bản của các văn bản pháp luật có liên quan đến cuộc sống, học tập của mình được ngành giáo dục hết sức quan tâm, coi đó là hoạt động giáo dục thường xuyên, đưa vào cả nội dung chính khóa và ngoài giờ lên lớp.

Mặt khác, thực tế cho thấy có nhiều sự việc đánh nhau, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của học sinh xảy ra xuất phát từ sự không hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ, hiểu sai về pháp luật. Thực trạng này đã được ngành giáo dục “chẩn đoán” trúng từ lâu và đưa vào kế hoạch, chương trình giáo dục các nội dung liên quan tới pháp luật, coi đó là một trong thành tố quan trọng làm nên hiệu quả giáo dục, là một khâu để thanh, kiểm tra đánh giá.

Là một giáo viên chuyên môn Giáo dục công dân kiêm công tác Đoàn thanh niên, tôi được phân công tham gia vào công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường và nhận thấy đây là hoạt động thiết thực, đem lại hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn đem ra trao đổi với các đồng nghiệp, đồng thời học hỏi những cách làm, mô hình hay, mới hơn để khắc phục những hạn chế trong công tác của mình. Đó chính là những lí do để tôi lựa chọn chủ đề: “Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT số 2 TP Lào Cai” làm đề tài kinh nghiệm cho mình.

pdf 25 trang Huy Quân 28/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THPT số 2 TP Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THPT số 2 TP Lào Cai

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THPT số 2 TP Lào Cai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG 
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC 
PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 
2 TP LÀO CAI 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Pháp luật có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình hội nhập, công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, và để những quy phạm pháp luật 
đi vào cuộc sống thì chủ yếu thông qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo 
dục. Đặc biệt đối với học sinh cấp Trung học phổ thông thì việc hiểu biết, 
nắm những vấn đề cơ bản của các văn bản pháp luật có liên quan đến cuộc 
sống, học tập của mình được ngành giáo dục hết sức quan tâm, coi đó là hoạt 
động giáo dục thường xuyên, đưa vào cả nội dung chính khóa và ngoài giờ 
lên lớp. 
Mặt khác, thực tế cho thấy có nhiều sự việc đánh nhau, vi phạm pháp 
luật và tệ nạn xã hội của học sinh xảy ra xuất phát từ sự không hiểu biết hoặc 
hiểu không đầy đủ, hiểu sai về pháp luật. Thực trạng này đã được ngành giáo 
dục “chẩn đoán” trúng từ lâu và đưa vào kế hoạch, chương trình giáo dục 
các nội dung liên quan tới pháp luật, coi đó là một trong thành tố quan trọng 
làm nên hiệu quả giáo dục, là một khâu để thanh, kiểm tra đánh giá. 
Là một giáo viên chuyên môn Giáo dục công dân kiêm công tác Đoàn 
thanh niên, tôi được phân công tham gia vào công tác giáo dục pháp luật cho 
học sinh nhà trường và nhận thấy đây là hoạt động thiết thực, đem lại hiệu 
quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà 
trường. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm 
muốn đem ra trao đổi với các đồng nghiệp, đồng thời học hỏi những cách 
làm, mô hình hay, mới hơn để khắc phục những hạn chế trong công tác của 
mình. 
Đó chính là những lí do để tôi lựa chọn chủ đề: “Một số kinh nghiệm 
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT số 2 TP Lào 
Cai” làm đề tài kinh nghiệm cho mình. 
2/ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 
Trong trường THPT số 2 TP Lào Cai nơi tôi công tác nói riêng và các 
trường THPT trong tỉnh nói chung có rất nhiều đồng nghiệp với bề dày kinh 
nghiệm trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, lãnh đạo ngành cũng ban 
hành nhiều kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật... trong nhà trường và 
thực hiện nhiều năm học qua, nhưng bản thân tôi chưa được tiếp cận một 
văn bản nào dưới dạng đề tài có tính hệ thống đúc rút những kinh nghiệm 
trong công tác này, kể cả từ trên nguồn tài nguyên mạng cũng như các đồng 
nghiệp khác. 
3/ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 
Đề tài nhằm tìm hiểu các văn bản của nhà nước, ngành giáo dục Lào 
Cai và của trường đang công tác về giáo dục phổ biến pháp luật trong nhà 
trường cấp THPT, hệ thống lại những kinh nghiệm của bản thân trong qúa 
trình thực hiện tại trường THPT số 2 TP Lào Cai, từ đó rút ra những bài học, 
tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đang 
 vướng mắc nhằm từng bước nâng cao chất lượng nhiệm vụ được giao cũng 
như làm tư liệu để trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. 
4/ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nhận thức về pháp luật 
và việc chấp hành pháp luật, nội quy trường lớp của học sinh trường THPT 
số 2 thành phố Lào Cai trong giai đoạn từ năm học 2009-2010 tới năm học 
2011-2012. 
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được áp dụng chủ yếu là logic lịch 
sử, quy nạp, nghiên cứu trường hợp điển hình, điều tra khảo sát... 
5/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM NÀY. 
Đề tài sẽ góp phần nhất định trong việc phân tích, đánh giá thuận lợi, 
khó khăn cũng như hiệu quả vận dụng những kinh nghiệm trong công tác 
giáo dục, phổ biến pháp luật cho học sinh nhà trường thời gian qua. Đề xuất 
một số kinh nghiệm vận dụng. 
 Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của 
học sinh. Góp phần vào xây dựng nhà trường thân thiện, hạn chế các hành vi 
vi phạm pháp luật, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 
 PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO 
DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG 
1. Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ 
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng định: “ Các cấp uỷ 
Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích 
pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các 
trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng 
pháp luật”. 
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : 
“Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy 
pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các 
trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các 
cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính 
và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo 
dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. 
“ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ 
thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, 
hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường 
xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật 
trong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, 
nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991) 
Đồng chí Đỗ Mười- nguyên Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương 
Đảng cộng sản Việt nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 
X cũng chỉ rõ: 
“Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn 
nữa là phải giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực 
thi pháp luật”. 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về “về định 
hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000” đã xác định mục tiêu của giáo 
dục trong giai đoạn hiện nay là “xây dựng những con người và thế hệ thiết 
tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức 
trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”; “coi trọng giáo 
dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả nǎng tư duy sáng tạo và nǎng lực 
thực hành”. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp được 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đề ra là: “Tǎng 
cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ 
nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường 
phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học”. 
 Năm 1992 khi Hiến pháp 1992 được ban hành một lần nữa vấn đề 
giáo dục ý thức công dân, giáo dục pháp luật lại được nhắc lại và nhấn mạnh 
trong Hiến pháp. 
Điều 31- Hiến pháp năm 1992 quy định : 
“Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục 
ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật...”. 
Để cụ thể hoá quy định trên của Hiến pháp năm 1992, đồng thời tiếp 
tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục pháp luật 
trong nhà trường ngày 05/7/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 
274/CT về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 yêu cầu các cơ quan chức 
năng chấn chỉnh, rà soát và nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật 
trong nhà trường. 
2. Yêu cầu nâng cao dân trí pháp lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý 
Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. 
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được 
nêu thành một nguyên tắc – Nguyên tắc Hiến định, thì phổ biến, giáo dục 
pháp luật trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan 
nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội ngày 
càng quan tâm. Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là một trong những 
việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu 
quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền. 
Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm, các chuẩn 
mực pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã 
thấm dần vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi công 
dân để bước vào đời sống xã hội. 
Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với 
đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp 
luật. Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện 
đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. 
Phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin 
pháp luật, hình thành cảm xúc pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi 
cá nhân con người - đây chính là các yếu tố cơ bản của quá trình hình thành 
ý thức pháp luật, ý thức công dân. 
3. Đặc điểm, ưu thế riêng của ngành Giáo dục - Đào tạo 
3.1. Vai trò của người học trong xã hội 
Người học là một nhóm đông đảo chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. 
Ý thức pháp luật của người học có quan hệ hữu cơ với ý thức pháp luật xã 
hội. Vị trí của người học thể hiện ở các khía cạnh sau: 
 Một là, vì có số lượng đông nên nếu người học có ý thức pháp luật 
cao thì tỷ trọng số người có ý thức pháp luật trong xã hội cũng cao. Vai trò 
trung tâm văn hoá (trong đó có văn hoá pháp lý) ở khu vực của nhiều cơ sở 
giáo dục hiện nay là minh chứng cho vấn đề này. 
Hai là, vị trí tương lai của người học quy định vị trí quan trọng của họ 
bởi lẽ việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ 
giỏi về chuyên môn mà còn phải có ý thức pháp luật cao. Ngày nay, trong xu 
thế toàn cầu hoá thì các quan hệ quốc tế cũng phải được xây dựng trên nền 
tảng pháp luật. Điều đó chỉ có được nếu nhà trường hôm nay chủ động 
chuẩn bị cho người học những hiểu biết và cả tâm thế để xử lý các quan hệ 
trong và ngoài nước bằng pháp luật và theo pháp luật. 
Ba là, người học có ý thức pháp luật tốt sẽ lan toả, ảnh hưởng đến 
những người xung quanh (ngay cả trẻ em mẫu giáo cũng có thể biết nhắc bố 
mẹ d

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_pho_bien_giao_duc_pha.pdf