SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên
Ngày nay, Việt Nam chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới:"Công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước".Giáo dục đào tạo đang được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm "Là quốc sách hàng đầu" nhằm"nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài". Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi đất nước
phải có đội ngũ đông đảo những người có trình độ văn hoá và trình độ tay nghề
cao. Trong văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VIII đã
viết:"Con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội. Vì vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải
quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người".
Đội ngũ giáo viên trong các trường là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng giáo dục.Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay, được đào
tạo đa dạng qua nhiều thế hệ. Trong quá trình giảng dạy giáo dục còn có nhiều bất
cập. Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, năng lực giảng
dạy cho giáo viên là một việc làm có ý nghĩa chiến lược, là tiếng gọi thiết tha của
lương tâm người cán bộ quản lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Họ và tên: Trần thị liếng P.Hiệu trưởng Tiểu học Dương Thủy I. Phần mở đầu Ngày nay, Việt Nam chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới:"Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước".Giáo dục đào tạo đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm "Là quốc sách hàng đầu" nhằm"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi đất nước phải có đội ngũ đông đảo những người có trình độ văn hoá và trình độ tay nghề cao. Trong văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VIII đã viết:"Con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người". Đội ngũ giáo viên trong các trường là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay, được đào tạo đa dạng qua nhiều thế hệ. Trong quá trình giảng dạy giáo dục còn có nhiều bất cập. Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng năng lực sư phạm nói chung, năng lực giảng dạy cho giáo viên là một việc làm có ý nghĩa chiến lược, là tiếng gọi thiết tha của lương tâm người cán bộ quản lý. II. Phần nội dung: 1. Cơ sở thực tiễn: Trước sự đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức khoa học, cùng với sự bùng nổ nhanh chống về kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là của internet thì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và có hệ thống, có định hướng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Chính vì vậy, để dạy tốt ở bậc tiểu học, giáo viên không ngừng phải học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để tiến tới một trình độ cao hơn. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên tiểu học được thể hiện qua quá trình giáo dục và giảng dạy. Giáo viên tiểu học là "người thầy tổng thể", người đại diện cho nền văn minh nhà trường đối với học sinh. Thông thường ở tiểu học một thầy dạy một lớp, dạy gần hết tất cả các môn học. Do đặc trưng này, đối với học sinh tiểu học, Giáo viên là thần tượng, là trí tuệ, là lý tưởng. Điều thầy nói là chân lý, việc thày làm là chuẩn mực. Vì vậy trong nền văn hoá nhà trường, giáo viên không thể giáo dục học sinh một cách tuỳ tiện, mà phải tuân thủ một quy chế, một chuẩn mực chung của nhà trường. Kiến thức giáo viên truyền thụ cho học sinh phải chính xác, đảm bảo yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục tiểu học. Phải tổ chức học tập một cách linh hoạt, chủ động sáng tạo tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Từ yêu cầu thực tiễn đó, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục, đáp ứng ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với giáo viên tiểu học, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết, thân ái. Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học, yêu cầu về việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên lại càng thiết thực hơn, cấp thiết hơn. 2. Cơ sở khoa học: Dạy học là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của trường Phổ thông. Quản lý chuyên môn ở trừơng tiểu học là quản lý quá trình giáo dục diễn ra ở trong trường. Quản lý giáo viên là quản lý dạy học trên lớp và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quản lý giáo viên chủ yếu là quản lý năng lực sư phạm của họ. Để cho năng lực sư phạm của giáo viên ngày càng vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay- đổi mới giáo dục phổ thông- Đòi hỏi phải thường xuyên bồi dưỡng. Xuất phát từ đặc điểm lao động của người giáo viên là lao động sư phạm. Để thực hiện lao động có hiệu quả cần có điều kiện về tri thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo: Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thôngvà toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học có tính chất phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân chủ. Từ mục tiêu này giúp cho đội ngũ giáo viên có định hướng đúng. Đây là cơ sở để bồi dưỡng năng lực chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học. Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đặt con người vào vị trí trung tâm. Giáo dục đào tạo là con đường cơ bản nhất, bền vững nhất để hình thành và hoàn thiện con người có nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục đào tạo vừa là động lực hàng đầu- động lực trí tuệ và tinh thần- vừa là bộ phận khăng khít của nền kinh tế, xã hội, nó thúc đẩy sự phát triển từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế xã hội. Muốn vậy phải hoàn thiện con người trước hết là thông qua con đường giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi người trong xã hội. Tuy vậy, để giáo dục đào tạo đạt được mục tiêu, nhân tố quyết định là đội ngũ nhà giáo. 3. Thực trạng của đội ngũ giáo viên ở trường TH Dương Thuỷ: a. Những nét khái quát về tình hình đặc điểm cuả trường TH Dương Thuỷ: Trường TH Dương Thuỷ nằm ở vùng bán sơn địa, thuộc vùng 2 của huyện Lệ Thuỷ.Trường được tách ra từ trường phổ thông sơ sở từ năm 1995. Toàn trường có 3 khu vực: Đông Thiện, Trung Thiện, Bình Minh. Hai khu vực lẽ cách khu vực trung tâm hơn 2 km. Cơ sở vật chất ở các khu vực lẽ xuống cấp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo qua nhiều thế hệ và số năm công tác không đồng đều nhau b. Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên trường tiểu học Dương Thuỷ trong hai năm: Năm học Tổng số Na m N ữ Hệ đào tạo Xếp loại năng lực sư phạm THHC 10+2 12+2 CĐ ĐH Tốt Khá TB Yếu 2004-2005 17 01 16 01 08 07 01 04 11 02 2005-2006 17 17 0 08 05 03 05 11 01 Chỉ số thống kê các năm trên cho thấy: Đội ngũ nhiều nữ, nhiều loại hình đào tạo, năng lực sư phạm tốt còn ít. Đội ngũ giáo viên đã nhận thức rõ việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại hết sức cần thiết nên đã tham gia tốt các chu kì bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề và tham gia các lớp đào tạo lại để nâng chuẩn. Qua hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, nhiều giáo viên đã nhiệt tình tham gia và đạt giải. Năm học 2004- 2005 có 03 đồng chí dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, một đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi, hai đồng chí đạt danh hiệu khá. Năm học 2005- 2006 trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 06 đồng chí tham gia, 05 đồng chí đạt giải. Năm học 2004- 2005 có 100% giáo viên đạt danh hiệu lao động giỏi, trong đó có 03 đồng chí được công nhận là giáo viên giỏi. Năm học 2005- 2006 có 100% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trong đó có 02 đồng chí được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. c. Chất lượng giáo dục: Trong 02 năm: Học sinh được học đầy đủ tất cả các môn quy định, 100% số lớp được học 02 buổi/ngày, số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh qua các kỳ thi đạt giải là 08 em. Dưới đây là bảng thống kê chất lượng hai mặt năm học 2005- 2006: Tổng số HS Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá Trung bình Yếu Hoàn thành CHT SL % SL % SL % SL % SL % Sl % 440 213 48,4 204 46,3 23 5,3 0 440 100 Trên đậy là khái quát một số nét về một số thành tựu đã đạt được trong năm qua. Trong đó sự đóng góp rất lớn của đội ngũ giáo viên, đó cũng là dấu hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, là nhân tố tích cực kích thích lòng yêu nghề của đội ngũ nhà giáo nhưng đóng vai trò quyết định trong thành tựu đó là người cán bộ quản lý- phụ trách hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Tuy vậy, trước yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông, sự bùng nổ của khoa học thông tin thì một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này, chưa nắm bắt kịp thời, chưa áp dụng thành thạo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở một số môn học, tổ chức học tập cho học sinh còn thiếu sáng tạo, chủ động. Do vậy, người cán bộ quản lý vẫn phải tiếp tục không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ 4. Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn ở trường tiểu học Dương Thuỷ a. Nội dung bồi dưỡng giáo viên: a.1. Bồi dưỡng về phẩm chất nhân cách: Nghề sư phạm có đặc thù riêng. Nó không giống bất kỳ một nghề nào trong xã hội. Một nghề có chức năng phát triển tâm hồn và trí tuệ con người. Chức năng đó quy định phong cách người giáo viên trong xã hội. Người giáo viên tiểu học luôn phải tạo cho mình một phong cách mẫu mực, lời nói phải trong sáng. Từ đó tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Người giáo viên tiểu học là "khuôn vàng, thước ngọc", là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Là giáo viên tiểu học phải có lòng nhân ái cao cả, là cái gốc của đạo lý làm người. Chính vì những lẻ đó nên phải bồi dưỡng cho giáo viên: - Về tư tưởng chính trị: Luôn trung thành với đường lối của Đảng, yêu lao động, yêu lẽ phải, không ngừng học tập, tu dưỡng về kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Về phẩm chất nghề nghiệp: Bồi dưỡng cho giáo viên lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có đạo đức phong cách, lương tâm nghề nghiệp đúng mực. Tạo cho giáo viên có phong cách đỉnh đạc, có trách nhiệm cao đối với công việc của mình. a.2. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học: Việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầu c
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_nang_luc_su.pdf