SKKN Một số kinh nghiệm - Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội Trú

Trong những năm trở lại đây, ngành GD&ĐT đã phát động rất nhiều phong trào thi đua cùng nhiều cuộc vận động lớn trong toàn ngành như cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm 2006 và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007, và ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại trường THCS Vạn phúc. Hà đông, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT- Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông và trường Mầm non giai đoạn 2008-2013 trên cơ sở đó ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số: 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội để xây dựng môi trường GD an toàn , thân thiện, hiệu quả .

Phong trào xác định 5 nội dung lớn gồm: “ Xây dựng trường, lớp, xanh, sạch, đẹp, an toàn . Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh . Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa , cách mạng ở địa phương” . Đây là một lộ trình hết sức chặt chẽ, lô gích có hệ thống nhằm giáo dục và đào tạo ra những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, những lớp người mới năng động, sáng tạo có tri thức, có đạo đức đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời trở thành những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

pdf 14 trang Huy Quân 28/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm - Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội Trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm - Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội Trú

SKKN Một số kinh nghiệm - Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội Trú
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM - THỰC HIỆN 
PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH 
TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ 
A.PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Trong những năm trở lại đây, ngành GD&ĐT đã phát động rất nhiều 
phong trào thi đua cùng nhiều cuộc vận động lớn trong toàn ngành như 
cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích 
trong giáo dục” từ năm 2006 và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương 
đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2007, và ngày 15 tháng 5 năm 2008 
tại trường THCS Vạn phúc. Hà đông, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ 
trưởng Bộ GD&ĐT- Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào 
thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các 
trường phổ thông và trường Mầm non giai đoạn 2008-2013 trên cơ sở đó 
ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số : 
40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng 
trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông 
giai đoạn 2008-2013. Mục tiêu của phong trào thi đua là huy động sức 
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội để xây dựng môi trường GD 
an toàn , thân thiện, hiệu quả . 
 Phong trào xác định 5 nội dung lớn gồm : “ Xây dựng trường, lớp, xanh, 
sạch, đẹp, an toàn . Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa 
tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . Tổ chức các hoạt động tập thể 
vui chơi lành mạnh . Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy 
giá trị các di tích lịch sử, văn hóa , cách mạng ở địa phương” . Đây là 
một lộ trình hết sức chặt chẽ, lô gích có hệ thống nhằm giáo dục và đào tạo 
ra những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, những lớp người mới năng 
động, sáng tạo có tri thức, có đạo đức đáp ứng được yêu cầu phát triển của 
xã hội, đồng thời trở thành những nhân tố quyết định sự phát triển bền 
vững của đất nước. 
 Là một cán bộ quản lý giáo dục trong trường Phổ thông dân tộc Nội trú 
Huyện bản thân tôi đã nhận thức và hiểu rõ mục tiêu quan trọng của cuộc 
vận động , đặc biệt đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số trong hệ 
thống trường “ Chuyên biệt” nơi đào tạo trực tiếp nguồn cán bộ tại chỗ 
cho địa phương . Đây chính là lý do thôi thúc tôi nghiên cứu và chọn đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm này. 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG : 
 Tiền thân của trường PTDT Nội trú Bắc Hà là trường Thiếu nhi dân 
tộc vùng cao Bắc Hà được thành lập tháng 9 năm 1975( Năm học 1975-
1976) là một trường học chuyên biệt nằm trong hệ thống trường “ Chuyên 
biệt”của nhà nước với chức năng “Giáo dục và đào tạo con em các dân 
tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của Huyện , nhằm đào tạo và cung 
 cấp nguồn cán bộ kế cận cho địa phương” . Trong hơn 30 năm xây dựng , 
phát triển và trưởng 
thành , nhà trường đã 5 lần được đổi tên cho phù hợp với tình hình giáo 
dục của từng thời kỳ , đặc biệt từ năm học 2009-2010 được sự tài trợ của 
Công ty chứng khoán Sài Gòn và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh 
Lào Cai nhà trường đã được mở rộng và nâng cấp thành trường PTDT Nội 
trú THCS & THPT Bắc Hà với quy mô đào tạo 2 cấp học THCS & THPT 
là con em các dân tộc của 3 Huyện Bắc Hà – Si Ma Cai và Mường Khương 
. 
 Quy mô nhà trường trong năm học 2011-2012 có 14 lớp /490 HS ( khối 
THCS : 08 lớp, khối THPT ; 06 lớp) với 12 dân tộc của 3 Huyện Bắc hà, Si 
Ma Cai, Mường Khương đây cũng là những thuận lợi cơ bản của nhà 
trường trong việc thực hiện cuộc vận động như : HS ăn ở tập trung ngay tại 
trường, được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo từ Huyện tới Tỉnh, 
cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cung cấp, trang bị tương đối 
đầy đủ và khang trang ,các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của 
thầy và trò cơ bản là đầy đủ đáp ứng được việc đổi mới phương pháp giảng 
dạy theo hướng hiện đại chuẩn kiến thức kỹ năng , đội ngũ giáo viên có 
trình độ chuyên môn tốt,có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công 
việc, nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2006 . 
 Nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn bộc lộ một số khó khăn như : 95% học 
sinh là con em các dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu vùng xa trong huyện 
về học, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, còn nhiều hạn chế 
về ngôn ngữ tiếng Việt do vậy kết quả học tập chưa cao ( Đặc biệt là các 
môn khoa học tự nhiên) các bậc phụ huynh học sinh ít quan tâm đến học 
sinh gần như giao khoán hẳn cho nhà trường, nhiều học sinh còn hay nghỉ 
học vô lý do về thăm nhà vào những dịp cưới hỏi,ma chay,làm nhà v..v.. 
 III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
: 
 Từ đặc điểm và thực trạng của nhà trường và kết quả thực hiện cuộc 
vận động trong 3 năm học vừa qua ( 2008-2009,2009-2010,2010-2011) ta 
dễ dàng nhận thấy trường đang là một điểm sáng về giáo dục trong toàn 
Huyện , song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm khi áp vào 5 nội 
dung cụ thể trong cuộc vận động mà đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số 
của nhà trường lại càng quan trọng trong nhà trường cũng như toàn ngành 
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới 
 IV. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 
 Việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ là mục tiêu 
chung của toàn nghành GD của tất cả các trường học , song từng đơn vị lại 
có những mặt tích cực và hạn chế khác nhau , đặc thù và thực trạng khác 
nhau. Do vậy với tư cách là một Phó Hiệu trưởng , trưởng ban chỉ đạo cuộc 
vận động của trường, sáng kiến kinh nghiệm này là thích hợp , mang tính 
 thời sự cấp bách và hoàn toàn có khả năng thực hiện trong quá trình triển 
khai tiến hành và đánh giá kết quả của cuộc vận động tại trường . 
B. PHẦN NỘI DUNG 
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN : 
 Trường học thân thiện là mô hình trường do UNICEF- quỹ Nhi đồng 
Liên hợp quốc đề xướng từ những năm 90 của thập kỷ trước và đã được 
triển khai đạt kết quả tốt ở nhiều nước . Ở Việt nam , Bộ GD&ĐT đã phối 
hợp với UNICEF thực hiện thí điểm nhiều năm nay ở 50 đơn vị trường Tiểu 
học và THCS trong toàn quốc . Từ kết quả thí điểm Bộ GD&ĐT đã ra chỉ 
thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 v/v phát động phong trào 
thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các 
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Đây chính là cơ sở để nhận thức 
và tổ chức những hành động đúng hướng trong phạm vi từng cấp học , 
những tiêu chí những giải pháp mang tính lâu dài và trước mắt khi thực 
hiện cuộc vận động này. 
 Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán 
bộ giáo viên với học sinh , giữa học sinh với học sinh , giữa giáo viên, nhân 
viên với giáo viên, nhân viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh với 
cộng đồng và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên 
 Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú , tự 
giác , tự tin, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện, đây cũng chính 
là mục tiêu, nguyên lý Giáo dục nhiệm vụ trong từng năm học, các cuộc 
vận động của nghành và công đoàn Giáo dục trong từng giai đoạn . Vấn đề 
ở chỗ các nội dung ấy trong quá trình thực hiện có những quy mô, kết quả 
và những hạn chế khác nhau , trong những điều kiện giai đoạn khác nhau 
của phát triển xã hội và đất nướcnó sẽ thay đổi cho phù hợp vì vậy chúng 
ta hoàn toàn có cơ sở khi triển khai và thực hiện các yêu cầu của cuộc vận 
động này trên cơ sở thực hiện đồng bộ , có tập trung . 
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : 
 Qua kết quả tổng kết năm học của nhà trường đối chiếu với những yêu 
cầu nội dung của cuộc vận động bản thân tôi tự nhận thấy : 
 1. Mối quan hệ : 
 Thực trạng Tốt khá Chưađồng 
đều hiệu quả 
 Cònphức 
tạp thiếu gắn kết 
Tác động của XH với sự 
nghiệp GD 
80 % 15% 5% 
Quan hệ giữa gia đình và 
nhà trường 
30% 35% 10% 25% 
Những hoạt động phối 
hợp của trường 
80% 17% 3% 
 2. Chất lượng dạy và học : 
 Duy trì theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia 
- Học lực ; giỏi 3% trở lên, khá 35 %, yếu không quá 5% 
- Hạnh kiểm : Tốt khá đạt từ 85% trở lên , yếu không quá 2% 
 3. Môi trường công trình vệ sinh: 
 Nội dung Tốt,đầy 
 đủ 
 Khá còn 
phải hoàn 
thiện 
TB, 
thiếu 
Yếu, không 
đảm bảo 
Cây xanh bóng mát 90 % 10% 
Công trình vệ sinh 90% 10% 
Ý thức giữ gìn VS 90% 7% 3% 
4. Các hoạt động gắn liền với địa phương: 
 Nội dung hoạt động Tốt Khá chưa 
phong phú 
TB Yếu không có 
hoạt động 
Chính trị xã hội 85 % 10% 5% 
Lịch sử 80% 15% 5% 
Văn hóa 85% 15% 
Y tế môi trường 90% 10% 
Tuyên truyền về GD 90% 7% 3% 
Qua các số liệu tổng hợp trên tôi thấy khả năng thành công của cuộc vận 
động tại trường là rất lớn vì các tiêu chí thi đua “ Xây dựng trường học thân 
thiện , học sinh tích cực” không tách bạch mà phối kết hợp với các nội dung 
thi đua vận động khác. Từ Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là 
nhân tố của Xây dựng học sinh tích cực, thầy giáo tận tụy . Từ phong trào 
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo trên nền 
tảng của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh và Nói không với tiêu cục trong thi cử và bệnh thành tích trong 
giáo dục hoàn toàn phù hợp với mô hình xây dựng hình mẫu người thầy 
giáo và học sinh thân thiện, từ khung cảnh trường lớp, các công trình vệ 
sinh, cây xanh bóng mát là nội dung cho việc thực hiện Xây dựng trường 
lớp Xanh, Sạch, Đẹp an toàn.Công tác giáo dục lịch sử và truyền thống của 
địa phương là nền tảng mở gắn liền với các yêu cầu mới của cuộc vận động 
này . Với những kinh nghiệm và các nội dung đã thực hiện trước đây thì “ 
Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
là hoạt động nối tiếp để làm cho nền tảng giáo dục ngày càng vững chắc đạt 
được mục tiêu về giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội , 
hình thành và phát huy tính chủ động , tích cực , sáng tạo của học sinh 
trong học tập và hoạt động xã hội , thục hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục 
 trong giai đoạn mới 
III . NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TRONG QUÁ TR

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_phong_trao_thi_dua_xay_dun.pdf