SKKN Một số giải pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT tại trường THPT Nam Yên Thành
Từ lâu, Đảng và Nhà nước đã coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và ở từng địa phương. Nhưng trên thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của hoạt động giáo dục hướng nghiệp Phân luồng ở trường phổ thông, trong đó đáng chú ý là những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Từ sau khi Liên Xô tan rã (1991) đã có những khủng hoảng về lý luận giáo dục hướng nghiệp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với giáo dục hướng nghiệp của Việt Nam.
- Thứ hai: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Việt Nam đã làm cho những triết lý giáo dục hướng nghiệp trước đây không còn phù hợp nữa.
Như vậy, phải nghiên cứu đổi mới toàn diện công tác giáo dục lao động - hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Trong đó, trước hết phải nghiên cứu cách tiếp cận phương pháp luận để xây dựng nội dung mới của giáo dục hướng nghiệp.
Căn cứ vào đường lối mục tiêu giáo dục của Đảng. Đào tạo con người phát triển toàn diện để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT tại trường THPT Nam Yên Thành
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH MÔN: HƯỚNG NGHIỆP SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH ------------***--------------- KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH MÔN: HƯỚNG NGHIỆP Người thực hiện: Nguyễn Văn Hải Tổ bộ môn: Thời gian thực hiện: Năm 2022 Số điện thoại: 0983 619 456 Yên Thành –Tháng 4/2022 MỤC LỤC MỤC TRANG PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2. NỘI DUNG ................................................................................. 5 I - CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6 II – CƠ SỞ THỰC TIỄN. ............................................................................ 7 III - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP.............................................. 7 1. Các khái niệm.......................................................................................... 8 So sánh sự phân luồng sau tốt nghiệp THCS và THPT.......................... 8 Thực trạng công tác phân luồng, hướng nghiệp tại các trường THPT ... 8 Đặc điểm tình hình trường THPT Nam Yên Thành .............................. 10 Thực trạng công tác phân luồng, hướng nghiệp tại các trường THPT .. 15 Một số giải pháp Phân luồng cho học sinh THPT sau tốt nghiệp cho 15 học sinh trường THPT Nam Yên Thành: ......................................................... Giải pháp 1: Nắm bắt nguyện vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp 17 THPT của học sinh từ năm học lớp 10 của cấp học..................................... Giải pháp 2: Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, 18 giáo dục mũi nhọn trong nhà trường, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác phân luồng, hướng nghiệp Giải pháp 3: Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý ở trường 19 trung học phổ thông Nam Yên Thành đối với công tác phân luồng, hướng nghiệp................................................................................................ Giải pháp 4. Nâng cao trách nhiệm, tính tự chủ của giáo viên 20 trường THPT Nam Yên Thành trong công tác giáo dục phân luồng, hướng nghiệp................................................................................................ Giải pháp 5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học 23 sinh về tầm quan trọng của việc tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn .................................................................................................................. Giải pháp 6. Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác 24 giáo dục phân luồng, hướng nghiệp. Giải pháp 7. Tăng cường xã hội hoá công tác giáo dục phân luồng, 27 hướng nghiệp................................................................................................ Giải pháp 8. Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ 27 trương, đường lối đổi mới công tác giáo dục phân luồng, hướng nghiệp.... MỤC TRANG Giải pháp 9. Chủ động liên kết, phối hợp các tổ chức giáo dục, các trường TC, CĐ Nghề trong Tỉnh để hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học 27 sinh ngay trong trường THPT. Giải pháp 10. Chủ động liên kết, phối hợp các tổ chức giáo dục, các trường TC, CĐ Nghề trong Tỉnh để hướng nghiệp, đào tạo nghề cho 31 học sinh ngay trong trường THPT. 5. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................... 35 Kết quả khảo sát hiệu quả của các giải pháp khi áp dụng..................... 35 5.2. Một số kết quả nỗi bật đáng chú ý. ....................................................... 38 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................... 39 I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................................................................... 39 II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN: ............................................................... 39 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ : ................................................................. 40 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 41 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH PHẦN I - MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước Việt Nam chúng ta đang trên đà đổi mới và phát triển, ngày càng khẳng định được vị thế và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Để công cuộc đổi mới thu được thắng lợi hoàn toàn trong thời đại cách mạng 4.0 trách nhiệm nặng nề nhưng đầy vinh quang đặt lên vai của toàn Đảng, toàn dân và với mỗi người dân chúng ta.Với khí thế hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh THPT hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự đóng góp của mỗi cá nhâ ... ây dựng nội dung hoạt động cụ thể, để hướng dẫn học sinh chọn nghề. Xây dựng Tổ tư vấn phân luồng hướng nghiệp và có sự phân công cụ thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận. Muốn thực hiện tốt công tác phân luồng hướng nghiệp có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành phần: Nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất ở địa phương. Sáng kiến kinh nghiệm này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng để cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp là vấn đề mà người giáo viên cần phải quan tâm, định hướng giúp đỡ các em mà hoạt động giáo dục phân luồng Hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Giúp học sinh sau khi học xong chương trình phổ thông “lấy được tấm bằng tú tài” thì dù cho học ở bậc trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học hay đào tạo Nghề thì chung quy cũng là là đào tạo một nghề cho các công dân trẻ tuổi vào đời nhằm lập thân, lập nghiệp. Tự các em có thể phát huy được những sở thích của mình về các lĩnh vực khoa học khác nhau, có cơ hội tư duy, sáng tạo, hình thành nên các ý tưởng, hoài bảorất hữu ích cho các em "Để bay cao trong cuộc đời, bạn phải cất cánh với chính đôi cánh của bạn". Đó là một quan điểm sống rất đúng đắn mà cũng ta cần phải tiếp thu và học tập. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN: Công tác hướng nghiệp tác động đến học sinh nhận thức đúng đắn rằng: ngày nay, danh dự và giá trị cao của con người là biết lao động sản xuất để làm giàu cho bản thân và xã hội, làm giàu ngay trên quê hương mình là rất dễ và là một niềm vinh dự. Tôi thiết nghĩ các bạn trẻ phải có một sự lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn, cho phù hợp với bản thân. Lựa chọn được một con đường đúng có nghĩa là bạn đã bắt đầu bước vào một cuộc hành trình mới, "Một cuộc hành trình không khởi đầu với bước chân đầu tiên mà khởi đầu với lòng khát khao muốn đi tới nơi mà bạn chưa từng đặt chân đến"... Mỗi học sinh hãy ra sức tự rèn luyện mình để nâng cao phẩm chất và đạo đức của bản thân. Từ đó tạo cho mình một vốn tri thức để vững vàng đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta hãy tự tin hơn trong cuộc sống, hãy lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp cho tương lai của chính bản thân mình và cũng là cho chính dân tộc mình. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ : Đề nghị Hội đồng thẩm định cấp Trường cho phép tiếp tục triển khai đến các giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục Hướng Nghiệp thực hiện đề tài trong năm học 2021- 2022. Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp Cơ sở công nhận tính thiết thực của đề tài nếu được và có thể áp dụng giáo dục cho học sinh Trường THPT Nam Yên Thành. Trên đây là một vài ý kiến của tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp đang phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ở các trường THPT, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn ! PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chỉ thị 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Thông báo số 242-TB/TW của BCH TW Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa 8). Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014 của Tỉnh ủy Nghệ An về Chương trình hành động của BCH Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổ mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Công văn số 3736-CV/TU ngày 28/11/2014 của Tỉnh ủy Nghệ An Về việc tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Thông báo số 42/TB-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tại buổi làm việc để nghe và cho ý kiến về giải quyết việc làm cho học sinh sau khi ra trường, và tổ chức đào tạo nghề Quyết định 3010/QĐ.UBND.VX của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An ngày 15/7/2015 và Kế hoạch “ Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an đến năm 2020 ”. Chỉ thị 04-CT/TU ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục đào tạo nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Công văn số 670/SGD&ĐT-GDCN ngày 8/4/2010 của Sở GD&ĐT Nghệ An về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng sau THCS và THPT. Công văn số 2346/SGD&ĐT-GDCN ngày 24/11/2015 Về việc triển khai Kế hoạch “Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020” Quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 15/04/2018, Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Các SKKN của đồng nghiệp về phân luồng hướng nghiệp Đề án đề án khởi nghiệp 1665 của Bộ giáo dục và đào tạo Các fanpage về phân luồng hướng nghiệp Các website các trường đại học
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_phan_luong_hoc_sinh_sau_tot_nghiep_thp.docx
- NGUYỄN VĂN HAI- HƯỚNG NGHIỆP- C3 NAM YT.pdf