SKKN Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trung tâm GDTX - HN Nghệ An

Quan niệm về dân chủ đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Khi đó (thế kỷ thứ VI trước Công nguyên) ở thành Aten của Hy Lạp đã hình thành một thể chế chính trị được gọi là “Democratos”, trong đó, “Demos” là nhân dân, “Cratos” là quyền lực. Theo thể chế này “dân chủ” có nghĩa là “quyền lực thuộc về nhân dân”. Xuất phát từ nguồn gốc ra đời của khái niệm này, có thể nói dân chủ là một khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị, có nội hàm là quyền lực chính trị. Bản chất của khái niệm này là quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Dân chủ là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực. Điều kiện tiên quyết để có nền dân chủ ổn định là phải có bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả.

Ở Việt Nam, bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và công bố với thế giới năm 1945 đã khẳng định quyền tự do dân chủ là của tất cả mọi người dân Việt Nam. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 cũng đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của chế độ mới là: đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; đảm bảo các quyền tự do dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Như vậy, ngay từ khi thành lập nước, tự do dân chủ đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu của nhà nước cách mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ”. Bác thường hay nói với cán bộ, chiến sĩ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” để nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ luôn tâm niệm về một

chế độ dân chủ, đất nước của nhân dân, chính quyền của nhân dân, sức dân vô cùng to lớn và mỗi chúng ta phải phục vụ nhân dân. Dân chủ không chỉ là biện pháp mà còn là mục tiêu của cách mạng, nhân dân phải luôn được trân trọng và tạo điều kiện tốt để làm chủ, cán bộ phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phục vụ nhân dân và phát huy dân chủ để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

 

docx 51 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trung tâm GDTX - HN Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trung tâm GDTX - HN Nghệ An

SKKN Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trung tâm GDTX - HN Nghệ An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRUNG TÂM GDTX - HN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRUNG TÂM GDTX-HN NGHỆ AN
Nhóm nghiên cứu:
Trần Lam Sơn, chức vụ: Giám đốc
Lê Hùng Dũng, chức vụ: Phó Giám đốc
Lĩnh vực nghiên cứu: GDTX
Thành phố Vinh, năm 2022
Danh mục các chữ viết tắt
Các chữ viết tắt
Viết đầy đủ
CB, GV, NV
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
GDTX
Giáo dục thƣờng xuyên
GDNN-GDTX
Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên
GDTX-HN
Giáo dục thƣờng xuyên - Hƣớng nghiệp
CSVC
Cơ sở vật chất
DCCS
Dân chủ cơ sở
QCDCCS
Quy chế dân chủ cơ sở
KNS
Kỹ năng sống
CNTT
Công nghệ thông tin

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Thực hiện dân chủ là yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi CB,GV, NV trong việc thực hiện tốt mục tiêu của các nhà trường. Chỉ thị 30/CT- TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học một mặt vừa phát huy và đảm bảo quyền làm chủ, sức sáng tạo của CB,GV, NV trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo các trường học nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương, duy trì nề nếp của hoạt động dạy và học trong các nhà trường.
Thực hiện quy chế dân chủ là phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của CB, GV, NV góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước;
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ năm 1998 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Theo chủ trương đó, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế Dân chủ trong hoạt động của nhà trường, nêu rõ mục đích của việc việc thực hiện dân chủ trong nhà trường. Phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 05 năm 2020 Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, trong đó, mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục là: “Phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của Giám đốc; Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền”.
Với trách nhiệm của người quản lý đơn vị, luôn trăn trở với sự phát triển của Trung tâm, trên cơ sở nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo, soi chiếu vào thực tế công tác quản lý đơn vị, từ đó đánh giá những việc làm được và chưa làm được, đúc rút kinh nghiệm, tìm hướng khắc phục, chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An” để nghiên cứu. Với mong muốn được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nhà quản lý giáo dục, các đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn và hy vọng có thể áp dụng trong các cơ sở giáo dục.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chiến lược đa dạng hóa các loại hình đào tào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của người học tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An nói riêng và các cơ sở GDTX, GDNN-GDTX nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu phát triển của Trung tâm là “Đa dạng hóa các loại hình đào tạo bồi bưỡng, tạo cơ hội để mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời”.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống GDTX với “Mục tiêu tổng quát của định hướng phát triển GDTX giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển cả về quy mô và chất lượng để mọi người dân đều có cơ hội học tập suốt đời”.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động giáo dục tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An.
Tính mới của đề tài
Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong các hoạt động của Trung tâm GDTX-HN Nghệ An đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao nhất là Đa dạng hóa các loại hình đào tạo bồi bưỡng, tạo cơ hội để mọi người dân có cơ hội học tập suốt đời.
Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ  ... c thực hiện QCDC ở cơ sở:
Đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp thực hiện QCDC ở cơ sở;
Kết quả thực hiện đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trước, trong và sau đại hội đảng các cấp;
Kết quả giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ-TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên;
Đánh giá vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội trong việc tuyên truyền
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chỉ đạo cho CBCNVC tham gia công
tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026; phòng chống dịch bệnh Covid- 19; phối hợp giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid- 19.
Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch và tổ chức sơ kết thực hiện quy chế dân chủ trong toàn trung tâm, ban hành quy tắc ứng xử văn hóa trong trung tâm.
Thực hiện việc xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo; kiện toàn, phân công trách nhiệm thành viên của Ban; sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động; công tác phối hợp của Ban chỉ đạo với các cơ quan, đơn vị liên quan theo định kỳ trong kế hoạch;
quả
Kết quả tham mưu cho cấp ủy về việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại trung tâm,; rất hiệu
Kết quả tham mưu công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, thi đua,
khen thưởng; xây dựng, nhân rộng điển hình, điểm sáng về thực hiện QCDC ở cơ sở.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÂN CHỦ Ở CƠ SỞ:
Kết quả thực hiện QCDC trong hoạt động của trung tâm
Thực hiện đầy đủ các nội dung nêu trong Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức; những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết; những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến những người đứng dầu cơ quan, đơn vị quyết định; những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan; không có khiếu nại và đơn thư;
Quán triệt và thực hiện đầy đủ QCDC trong cơ quan đơn vị, trong việc giới thiệu
người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 theo tinh thần Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị, việc thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; công tác cải cách hành chính; công
tác tiếp công dân; đối thoại giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;
Kết quả tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức/hội nghị người lao động được triển khai rộng rãi, dân chủ;
Hàng tháng tổ chức đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thường xuyên việc rà soát, sửa đổi, bổ sung kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;
Các hoạt động của đơn vị đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, phong cách, lề lối làm việc
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng phát huy cao tính dân chủ trong từng nội dung và công việc.
Đánh giá chung
Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của cơ quan. Các tổ chức, chính quyền, đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ, phát huy tốt năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người luôn luôn được nâng cao và phát triển trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. 100% cán bộ, viên chức Trung tâm đã tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân: đã khắc phục được các hạn chế yếu kém trong các quá trình thực hiên.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021
Trung tâm tiếp tục thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm, phân công nhiệm vụ; nắm bắt tình hình thực tế tại trung tâm và quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 để để xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2021.
Đề xuất, kiến nghị: Không
Nơi nhận:
Sở GD&ĐT (để báo cáo)
Giám đốc, các Phó Giám đốc;
Lưu VT, TCHC.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Lê Hùng Dũng

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_thuc_hien_tot_quy_che_dan_chu_co.docx
  • pdfTran Lam Sơn_Le Hung Dung - Trung tam GDTX-HN Nghệ An - Giáo dục thường xuyên.pdf