SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An

So với học sinh ở cấp Tiểu học và THCS thì học sinh bậc THPT có quan hệ giao tiếp rộng hơn nhiều do phạm vi tiếp xúc và môi trường giáo dục không đóng khung ở làng, xã, phường mà là liên xã, liên phường, quận, thị.Hơn nữa, xét ở tâm lý lứa tuổi thì học sinh THPT đã lớn hơn, trưởng thành hơn nên cách thức giao tiếp, ngôn ngữ và thái độ giao tiếp cũng khác với học sinh trung học cơ sở.

 Học sinh THPT muốn khẳng định theo hướng tự quyết, tự chịu trách nhiệm, ở một mức độ nhất định nào đó thì họ không muốn phụ thuộc mà muốn tự lập nhiều hơn. Tính tự lập của học sinh thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Chính điều đó làm cho học sinh phải biết tự suy nghĩ và điều chỉnh nhân cách và kĩ năng giao tiếp của mình.

 Ở học sinh THPT cũng bắt đầu xuất hiện tình yêu nam nữ, nhưng đa số các em thường che giấu tình cảm của mình, cũng có học sinh phân tán tư tưởng trong tình cảm này mà ảnh hưởng tới việc học tập. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc cũng tạo ra những cảm xúc căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối hoặc quá vui vẻ khi nhận được quan tâm chăm sóc. Tình yêu tuổi học đường lành mạnh trong sáng nhưng cũng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có kĩ năng điều khiển cảm xúc hành vi cho phù hợp.

 

doc 61 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An

SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
--–&—-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LĨNH VỰC : QUẢN LÝ
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô lương 3, Nghệ an”
Tác giả : 1. Vương Trần Lê
 Số điện thoại : 0916668548
 2. Nguyễn Thị Hiền Nhung
 Số điện thoại : 0335675417 
 3. Vương Thị Huyền Ly 
 Số điện thoại : 0987431776 
NĂM HỌC : 2021 - 2022
	MỤC LỤC
PHẦN MỜ ĐẦU 
Trang
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Lịch sử nghiên cứu 
4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 
5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
5
6. Đối tượng khách thể nghiên cứu
5
7. Tính mới của đề tài
5
8. Giả thiết khoa học
6
9. Phương pháp nghiên cứu
6
B . NỘI DUNG
8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
8
1. Cơ sở lý luận 
8
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài
8
1.2. Đặc điểm về hoạt động học tập, giao tiếp đọc sách của học sinh THPT
11
1.3. Vai trò của BGH trong quản lí, khai thác thư viện nhà trường 
13
2. Cơ sở thực tiễn 
15
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
15
2.2. Thực trạng quản lý và phát triển thư viện trường ở THPT Đô Lương 3
15
3. Nguyên nhân của tồn tại trên 
21
3.1. Nguyên nhân khách quan
21
3.2. Nguyên nhân chủ quan
21
Chương 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3, NGHỆ AN
23
2.1. Đầu tư chuẩn hóa thư viện và công tác đổi mới của thủ thư
24
2.2. Phối hợp đoàn trường tổ chức hoạt động NGLL – Giới thiệu sách hay
27
2.3.Đầu tư phát triển mô hình “Thư viện xanh”
28
2.4. Kết nối với phụ huynh học sinh, cựu học sinh và các tổ chức giáo dục để duy trì và khai thác mô hình “ Thư viện xanh”
 30
2.5. Kết nối thư viện Tỉnh xin dự án bổ sung sách cho thư viện trường 
33
2.6. Triển khai các sân chơi về sách để thi đua giữa các lớp thông qua mô hình “ Thư viện xanh”
34
2.7. Khích lệ học sinh thành lập các câu lạc bộ về sách để lan tỏa việc đọc sách theo cách truyền thống, tham gia các cuộc thi văn hóa đọc
35
Chương 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 
36
3.1. Thử nghiệm các biện pháp tác động
36
3.1.1. Kết quả thử nghiệm 
36
3.1.2. Đánh giá những kết quả đạt được
37
3.2. Kết luận thử nghiệm và dự thảo nhân rộng mô hình 
38
C . MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 39
1. Kết luận
 39
2. Khuyến nghị
39
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung
Viết tắt
Trung Học Phổ Thông
THPT
Học Sinh
HS
Giáo viên
GV
Đại sứ văn hóa đọc
ĐSVHĐ
Ban giám hiệu; Giáo dục phổ thông
BGH; GDPT
An toàn giao thông; Cơ sở dữ liệu
ATGT; CSDL

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
 	Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, các trường học trên khắp cả nước nói riêng tiếp tục gặp muôn vàn khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biết phức tạp. Cũng trong thời gian này trên các kênh truyền thông đại chúng đã nói nhiều về những sáng kiến, giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh sinh viên chinh phục tri thức trong mùa đại dịch, trong đó có đề cập đến việc phát triển mô hình thư viện tiên tiến, thư viên điện tử. Tuy nhiên mô hình này bước đầu mới chỉ được khảo cứu và thực hiện thí điểm ở một số trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin cho sinh viên và nghiên cứu sinh, còn ở bậc THPT thì cơ bản vẫn gắn bó với mô hình thư viện truyền thống . Và từ xa xưa, hình ảnh thư viện với những cuốn sách được sắp xếp ngay ngắn trên kệ đã trở nên quen thuộc với thầy cô và học sinh trong các môi trường giáo dục học đường. Thực tế đã có nhiều học sinh thành tài nhờ những cuốn sách từ thư viện trường, nhiều thế hệ giáo viên nhờ thư viện mà có lượng tri thức được bổ trợ thường xuyên. Nếu trường học thiếu thư viện thì chưa thể là trường học đạt chuẩn, chưa thể là trường học đúng nghĩa “ coi trọng con chữ” và hướng tới phát triển toàn diện cho học sinh.
	Vậy nhưng ở một số thư viện trường học nhiều năm nay không có mấy học sinh đến đọc sách, thư viện không còn là điểm đến mà các bạn học sinh lựa chọn. Phải chăng những cuốn sách trong thư viện và các dãy bàn ghế ở đây chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh đến với việc đọc sách. Vậy vấn đề đặt ra làm thế nào để văn hóa đọc không bị mai một khi đối diện với thời đại công nghệ số? Làm thế nào để hấp dẫn và lôi cuốn được các em đến với sách, đến với thư viện? Làm thế nào để học sinh thấy được giá trị của việc đọc sách? Rõ ràng trách nhiệm này thuộc về những người làm công tác giáo dục và đặc biệt là người quản lý giáo dục trường học. Xuất phát từ việc nhận thức về trách nhiệm trên đây cũng như thực trạng đọc sách hiện nay của giới trẻ, đặc biệt là thực trạng công tác thư viện tại các trường THPT hiện nay, với mong muốn đánh thức tiềm năng đọc sách trong học sinh chúng tôi chọn chia sẻ đề tài "Một số giải pháp nâng cao hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc tại trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An”.
	Có thể nói, thư viện trường học thật sự là điểm khởi đầu lí tưởng trong hành trình rèn luyện bản thân để trở thành những cá nhân học tập suốt đời! Vì vậy, đề xuất giải pháp thiết lập, khai thác thư viện theo mô hình “Thư việ ... ............................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em !
PHỤ LỤC 1B
PHIẾU KHẢO SÁT GV VỀ SÁCH, HỆ THỐNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
	Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cô rất mong các thầy cô hỗ trợ và chia sẻ bằng cách điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào phần I và đánh dấu X vào các phương án thích hợp vào các câu hỏi ở phần II.
I. Thông tin cá nhân
Trường: 	Chức danh nghề nghiệp :
Tên GV:	Giới tính:
Quê quán:	 Dân tộc:
1. Bản thân thầy, cô thực hài lòng với mô hình thư viện xanh và tủ sách lớp học.
	a. Rất hài lòng	b. Không quan tâm	c. Có hài lòng nhất định
2. Bản thân thầy, cô thấy việc xây dựng mô hình thư viện xanh và tủ sách lớp học rất có ý nghĩa trong chiến lược phát triển văn hóa đọc.
	a. Đúng	b. Không hoàn toàn	c. Không
3. Thầy cô thấy thư viện xanh và tủ sách lớp học hỗ trợ đắc lực cho việc tích lũy tri thức, kĩ năng cho học sinh.
	a. Đúng	b. Tùy học sinh	c. Không
4. Thầy, cô thấy việc xây dựng mô hình tủ sách lớp học còn mang tính hình thức
	a. Đúng	b. Một số lớp	c. Không
5.Tính ưu việt của thư viện xanh qua đánh giá của thầy, cô.
	a.Không gian đọc mở	b. Đầu sách phong phú	c. Đọc sách chuyên nghiệp. d. Như thư viện truyền thống.
6.Thầy, cô đánh giá như thế nào về việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh ?
	a. Rất quan trọng.	b. Quan trọng	c. Không quan trọng
7.Thầy, cô thấy việc đọc sách thường xuyên sẽ giúp học sinh phát triển được nhiều phẩm chất, năng lực.
	a. Đúng	b. Không hòan toàn	c. Không
8. Thầy, cô thấy thư viện trường hiện nay vẫn là kho tri thức quý giá mà học sinh nên khai thác?
	a. Đúng	b. Đúng một phần	c. Không
9. Thầy, cô thấy học sinh mình quan tâm nhiều đến thể loại sách ở các không gian thư viện ?
a. Sách tham khảo b.Tiểu thuyết. c. Sách giải trí. d. Sách kĩ năng sống
10. Thầy, cô có luôn sẵn sàng đồng hành với nhà trường trong chiến lược lan tỏa văn hóa đọc ?
	a. Luôn sẵn sàng	b. Chưa sẵn sàng	c. Không
 Một số ý kiến khác :..........................................................................................
.................................................................................................................................
..........................................................................................................................
 Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy, cô !
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ PHỤ LỤC, DANH MỤC SÁCH THƯ VIỆN.
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH HỌC SINH MƯỢN SÁCH, ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN, 
THẺ MƯỢN SÁCH
PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN KIỂM TRA CÔNG TÁC THƯ VIỆN
PHỤ LỤC 5: QUYẾT ĐỊNH VỀ THƯ VIỆN, PHÁT TRIỂN VHĐ, DỮ LIỆU QUẢN LÍ THƯ VIỆN
PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH THỦ THƯ
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH LAN TỎA VHĐ QUA TRANG FACEBOOK ĐOÀN TRƯỜNG
PHỤ LỤC 8A: HÌNH ẢNH THƯ VIỆN XANH
PHỤ LỤC 8B: QUYẾT ĐỊNH 101/QĐ-THPT – XÂY DỰNG THƯ VIỆN XANH
PHỤ LỤC 9: HÌNH ẢNH THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG 
ĐƯỢC TRANG TRÍ ĐẸP HƠN
PHỤ LỤC 10 : MINH CHỨNG SỰ ĐỒNG LÒNG CỦA PHỤ HUYNH TRONG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯ VIỆN XANH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
PHỤ LỤC 11: HÌNH ẢNH HỌC SINH CŨ TẶNG SÁCH HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
 SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
 Số: 25../TTr-THPTĐL3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đô lương , ngày 02 tháng 01 năm2022.

TỜ TRÌNH
V/v mượn sách tham khảo
Kính gửi: Ban giám đốc thư viện tỉnh Nghệ an
Trường THPT Đô lương 3 tiền thân là trường cấp 3 Đô lương 1 được thành lập năm 1978 tại Xã Quang sơn Huyện Đô lương Tỉnh Nghệ an đến nay đã trải qua chặng đường 44 năm xây dựng và phát triển. Học sinh của trường chủ yếu là con em thuộc vùng hạ huyện nên có nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng các em lại rất ham học, ham đọc sách. Hằng năm nhà trường đã bổ sung một số tài liệu, sách tham khảo nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên số sách bổ sung hàng năm còn ít, mà nhu cầu đọc sách của cán bộ giáo viên và các học sinh lại rất lớn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên và học sinh có tài liệu tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Trường THPT Đô lương 3 kính mong thư viện Tỉnh tạo điều kiện để nhà trường mượn một số đầu sách thuộc các lĩnh vực: Văn học nghệ thuật, Lịch sử xã hội, giáo dục kỹ năng sống  Dưới hình thức luân chuyển theo kì hạn với số lượng khoảng 500 cuốn mỗi đợt. Chúng tôi cam kết sẽ giữ gìn, bảo quản sách tốt nhất và chuyển trả đúng thời hạn. Nếu hư hỏng, mất mát chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
	Kính mong sự giúp đỡ của Ban giám đốc thư viện Tỉnh Nghệ an
	Trân trọng cảm ơn !
                       
HIỆU TRƯỞNG
Vương Trần Lê
Phụ lục 12: TỜ TRÌNH XIN LUÂN CHUYỂN SÁCH CỦA THƯ VIỆN TỈNH 
PHỤ LỤC 13: HÌNH ẢNH MỘT SỐ TRÒ CHƠI KHÍCH LỆ ĐỌC SÁCH
PHỤ LỤC 14: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM ĐỌC SÁCH, 
 DỰ THI VHĐ CẤP TRƯỜNG 
PHỤ LỤC 15: THÀNH QUẢ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG ĐÔ LƯƠNG 3.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hoat_dong_thu_vien_va_phat_tr.doc