SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiều mặt không ngừng. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội.

Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và những tác động sư phạm của nhà giáo dục mà còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội. Trước đây học sinh chỉ được phép chọn và thi một trường, một nghề, nhiều khi bị “ ép” nghề, thì những năm gần đây học sinh được thi vào nhiều trường đào tạo nghề mà các em có khả năng dự tuyển. Việc thi vào nhiều trường có tác dụng góp phần mở rộng cánh cửa nghề cho các em, nhưng để các em có hoạt động hiệu quả trong nghề sau này thì đó là vấn đề khó. Chính vì thế hoạt động giáo dục Hướng nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khoá để giúp các em định hướng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai cho phù hợp.

pdf 17 trang Huy Quân 28/03/2025 500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG 
NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 CỦA 
TRƯỜNG THPT U MINH THƯỢNG 
HIỆN NAY 
 A- PHẦN MỞ ĐẦU 
 I- Bối cảnh của đề tài: 
 Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về 
nhiều mặt không ngừng. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người 
dân. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến 
thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt 
là đối với học sinh lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay, lựa 
chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ 
và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác 
định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì 
sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. 
Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực 
lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để 
hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc 
đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi 
này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con 
đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 không chỉ 
phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và những tác động sư 
phạm của nhà giáo dục mà còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội. Trước đây học 
sinh chỉ được phép chọn và thi một trường, một nghề, nhiều khi bị “ ép” 
nghề, thì những năm gần đây học sinh được thi vào nhiều trường đào tạo 
nghề mà các em có khả năng dự tuyển. Việc thi vào nhiều trường có tác dụng 
góp phần mở rộng cánh cửa nghề cho các em, nhưng để các em có hoạt động 
hiệu quả trong nghề sau này thì đó là vấn đề khó. Chính vì thế hoạt động giáo 
dục Hướng nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình 
học chính khoá để giúp các em định hướng trong việc lựa chọn nghề trong 
tương lai cho phù hợp. 
 II- Lý do chọn đề tài: 
 Chọn nghề là hướng đi cho cả cuộc đời, vì vậy, trước khi quyết định 
lựa chọn một nghề cho xã hội thì học sinh cần phải có tri thức về nghề đó ( 
hay phải nhận thức về nghề) rồi mới có quyết định chọn nghề. Nhận thức 
là một thành phần không thể thiếu được trong lựa chọn nghề, nếu học 
sinh nhận thức đầy đủ đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những 
phẩm chất mà nghề yếu cầu đối với cá nhân thì họ có sự lựa chọn nghề 
phù hợp với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động 
để vươn tới chiếm lĩnh nghề một cách thiết thực. Hàng năm Trường 
THPT U Minh Thượng có hơn một trăm học sinh tốt nghiệp phổ thông 
trung học, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn 
định nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng 
rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết thực của học sinh về 
nghề giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề 
đó có tồn tại lâu dài hay không? Việc lựa chọn nghề của các em chịu ảnh 
hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sao 
khi lựa chọn nghề các em có thoả mãn không? Bản thân vừa làm công tác 
công tác chuyên môn vừa phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp 
cho học sinh khối 12 của trường thời gian qua. Trong những tiết dạy theo 
từng chủ đề tôi giới thiệu, phát phiếu thăm dò, phân tích đặc điểm của một 
số ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương và từng bước 
giúp các em trả lời được những câu hỏi trên, chọn ngành học vừa phù hợp 
với sức học, vừa với khả năng tài chính của gia đình chu cấp trong quá 
trình học tập lại .vừa có thể đáp ứng được theo nhu cầu tuyển dụng của 
các cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp của Huyện nhà sau khi ra trường đây là 
vấn đề mang tính thời sự và cho phép tôi rút ra kết luận về hiệu quả của 
công tác giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào 
ngưởng cửa cuộc đời là nhiệm vụ quan trọng trong trường phổ thông. Đó 
là lý do thôi thúc tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài “ Một số giải pháp nâng 
cao hiệu quả 
hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT 
U Minh Thượng hiện nay”. 
III- Phạm vi và đối tượng của đề tài: 
 - Phạm vi nghiên cứu tại trường THPT U Minh, thời gian thực hiện đề 
tài từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012. 
 - Đề tài phục vụ cho công tác dạy - học hoạt động giáo dục Hướng 
nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường trung học phổ thông U Minh 
Thượng. 
IV- Mục đích của đề tài: 
 - Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 Trường 
THPT U Minh Thượng hiện nay. 
 - Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 
ở Trường THPT U Minh Thượng. 
 - Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề 
phù hợp. 
 B- PHẦN NỘI DUNG 
I- Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 tại trường 
THPT U Minh Thượng hiện nay: 
 Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết 
sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về 
nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên 
giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và 
suy nghĩ: 
- Hướng nghiệp là gì? 
- Tại sao phải hướng nghiệp? 
 Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân ( học sinh ) 
chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng 
của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị 
trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia . 
 Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một 
nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy 
nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất 
nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “ Hướng nghiệp” nó là sự kết 
hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát 
triển nghề nghiệpTrong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu 
trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình 
liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá 
trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. 
Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô 
tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, 
tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần 
tránh khi lao động trong nghề. 
 Bản mô tả nghề thường có các điểm sau: 
 - Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc 
trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề 
 - Nội dung và tính chất lao động của nghề: miêu tả việc tổ chức lao 
động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương 
tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao 
động trí óc nơi sản xuất  
 - Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề: 
 + Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề. 
 + Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên. 
 + Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề. 
 + Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày 
đầu tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ 
lao động hàng ngày. 
 - Những chống chỉ định y học: những đặc điểm tâm lý và sinh lý không 
đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề; những bệnh, tật mà nghề không 
chấp nhận. 
 - Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong 
nghề. 
 + Tiền lương tối thiểu và tháng lương trong nghề. 
 + Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ. 
 + Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến 
bộ trong nghề nghiệp. 
 + Những phúc lợi mà người lao động được hưởng. 
 - Những nơi có thể theo học nghề 
 + Những trường đào tạo công nhân cho nghề. 
 + Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề. 
 + Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề 
(Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong 
trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí) 
 - Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí 
nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó 
 Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất 
phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính mang rủi, thiếu thông 
tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở 
bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ 
kiếm tiền, mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở 
thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào 
các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ 
thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật Trong khi đó, nhiều 
lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của 
đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thời ơ, lựa chọn 
nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi 
người. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng 
lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm 
tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. 
 II- Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 
ở Trường THPT U Minh Thượng 
 Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách 
và trực tiếp nhất của lứa tuổi học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường. Vấn đề 
này, trước đây công tác Hướng nghiệp cho học sinh đã được nhà trường triển 
khai nhưng kết quả còn rất thấp. Bởi, nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, 
nhất là học sinh vùng nông thôn và cả phụ huynh còn hạn chế, trong khi giáo 
viên được giao nhiệm vụ này không coi trọng hoặc không có nhiều kiến thức 
về Hướng nghiệp. Thực tế cho thấy việc thực hiện hoạt động giáo dục Hướng 
nghiệp thời gian qua

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_h.pdf