SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
Khái niệm tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động giúp học sinh có thể nhận biết và thấu hiểu bản thân cũng như thế giới nghề nghiệp trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, từ đó đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp, con đường phát triển bản thân và sự nghiệp phù hợp. Mục đích của hoạt động tư vấn là giúp học sinh tìm ra hướng đi phù hợp đến thời điểm cần thiết phải đưa ra quyết định nghề nghiệp. Đồng thời trong quá trình tìm việc, làm việc và xây dựng sự nghiệp, cung cấp kiến thức, kĩ năng cần thiết để học sinh tự định hướng và đưa ra những quyết định nghề nghiệp hợp lý. “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động đặc biệt vào quá trình định hướng nghề nghiệp của cá nhân bằng cách giúp họ nhận thức được bản thân, nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động, qua đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù hợp đảm bảo cho họ thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp sau này.”
Chức năng chính của hướng nghiệp là quá trình trợ giúp cá nhân lựa chọn được một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi, qua đó vừa phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Giúp cá nhân tự đánh giá được năng lực, khả năng của bản thân
Tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Muốn học sinh đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp thì giáo viên chủ nhiệm cần cung cấp cho các em những thông tin mang tính cá nhân của mình như khả năng học tập, sức khỏe, thiên hướng,. Hiểu biết càng đa dạng càng có điều kiện để làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm trong những giờ hướng nghiệp có thể sử dụng các công cụ đo lường tâm lý và các phương pháp khác để xác định những đặc điểm cá nhân của học sinh.
Giúp cá nhân có những hiểu biết về thế giới nghề nghiệp và nhu cầu xã hội
Có thể nói thông tin nghề là bước đầu tiên trong hoạt động hướng nghiệp. Muốn chọn được nghề, thông tin nghề cho cá nhân cần phải phong phú và đa dạng. Thông tin nghề không chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê những nghề hiện đang có trong xã hội, những nghề xã hội đang cần. Kinh nghiệm cho thấy, học sinh cần những thông tin đầy đủ, nhiều chiều về các loại nghề nghiệp khác nhau như: Thông tin về loại nghề, lĩnh vực chuyên môn; thông tin về đối tượng lao động; phương pháp lao động; những yêu cầu về phẩm chất tâm sinh lý, những chống chỉ định y học; xu hướng phát triển của nghề
Muốn chọn nghề đúng, người chọn nghề cần phải biết được nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Hiểu biết càng phong phú, càng đầy đủ, càng có cơ sở để chọn nghề đúng và có hiệu quả. Cá nhân không thể chọn được nếu như không biết trong xã hội có những nghề nghiệp nào, nội dung nghề nghiệp đó ra sao, cơ hội việc làm sau khi được đào tạo nghề như thế nào.
Nếu thông tin nghề nghiệp nhằm cung cấp cho cá nhân biết được những nghề khác nhau trong đời sống xã hội, tạo cơ sở cho họ chọn được nghề ưa thích và phù hợp với bản thân thì thông tin về thị trường lao động giúp cho cá nhân có cơ sở để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với sự phân công lao động xã hội, với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Sự kết hợp thông tin về nghề nghiệp với thông tin về thị trường sức lao động giúp cho cá nhân chọn được nghề nghiệp vừa phù hợp với hứng thú cá nhân, vừa phù hợp với yêu cầu của thị trường và sự phân công lao động xã hội. Thiếu thông tin về thị trường sức lao động không những gây khó khăn cho người chọn nghề và học nghề mà còn tạo ra những khó khăn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, phương hướng đào tạo lao động. Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi có đội ngũ lao động phù hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN Người thực hiện: 1- Nguyễn Thị Kim Nhung Lê Thị Hoa. . Thanh Chương, tháng 12/2021 MỤC LỤC PHẦN I. ÐẶT VẤN ÐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các trường trung học phổ thông, công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm thường xuyên, gắn bó với giáo viên. Họ là cầu nối giữa học sinh với nhà trường. Bởi vì, Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của lớp trước Hiệu trưởng và là người lập kế hoạch, tổ chức thực hiện. Là người luôn bên cạnh giải đáp mọi thắc mắc và kịp thời phát hiện những khó khăn giúp các em vượt qua. Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của giáo viên không chỉ quan tâm đến việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh mà còn góp phần định hướng phát triển năng lực cho mỗi đối tượng học sinh. Đối với giáo viên chủ nhiệm, ngoài công việc giảng dạy, họ còn có trách nhiệm to lớn nhất trong việc tổ chức, quản lý và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người chịu trách nhiệm chính trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Giáo dục hướng nghiệp có nội dung chủ yếu là giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp, giúp học sinh thấy được năng lực, sở trường của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp trong tương lai. Giáo dục hướng nghiệp cung cấp cho học sinh những thông tin về thị trường lao động, về tính chất của các ngành nghề trong xã hội. Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện, có vai trò to lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp được tích hợp vào một số môn khoa học cơ bản, môn công nghệ, sinh hoạt ngoại khóa,mục đích là hình thành sự hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp cho học sinh. Trên cơ sở đó thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng cho sinh tại các trường trung học phổ thông. Tuy nhiên để làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm và vai trò chủ yếu trong công tác tư vấn, giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Hiện nay, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn hiện tượng thờ ơ hoặc ít quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh không biết được năng lực, sở trường của mình là gì trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường hoặc chọn lựa nghề nghiệp không đúng với năng lực bản thân, không đáp ứng được nhu cầu xã hội dẫn đến hiện tượng thất nghiệp, làm việc không hiệu quả với công việc mà mình lựa chọn. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 nói riêng học sinh trung học phổ thông nói chung, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân ” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm năm nay. Mặc dù rất cố gắng nhưng đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp và các em học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn “Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân”, đề ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn giúp học sinh có những lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân. Từ đó hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp phù hợp cho từng đối tượng học sinh, góp phần thực hiện kế hoạch, định hướng phân luồng học sinh tại các trường THPT. Có thể nói hướng nghiệp để phân luồng là chìa khóa quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của giáo viện chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân chọn đúng ngành nghề theo năng lực, sở trường và phù hợp với nhu cầu xã hội, kết quả cụ thể. - Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 4.1. Đối tượng: Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp. 4.2. Phạm vi, địa bàn nghiên cứu: Vận dụng ở lớp 12A4 năm học 2020 – 2021 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức và tư vấn cho học sinh chọn đúng ngành, nghề theo sở thích, phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội trên các tập san giáo dục, tập san tuyển dụng và tìm việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp v ... 7,5 50 10 2,5 Lớp đối chứng (12A5) Số lượng 40 6 15 12 7 % 100 15 37,5 30 17,5 Bảng 1. Kết quả tuyển sinh tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân năm học 2020 - 2021 Kết quả thống kê dưới dạng biểu đồ như sau: Biểu đồ 1. Kết quả tuyển sinh tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân năm học 2020 - 2021 Biểu đồ đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả tuyển sinh ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đỗ đại học và cao đẳng chiếm 52,5%; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS đỗ đại học và cao đẳng chiếm 87,5%, hơn 35% so với lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh học trung cấp ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 30% và có 17,5% HS chỉ đỗ tốt nghiệp. Còn lớp thực nghiệm số HS chỉ lấy kết quả tốt nghiệp có 01 HS chiếm 2,5% và số HS học cao đẳng chiếm tỉ lệ ít trong tổng số HS, chiếm 10%. Kết quả đó cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp ở lớp 12A4 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân làm rất hiệu quả nên việc chọn trường của các em phù hợp với năng lực bản thân. Vì vậy đa số đỗ vào các trường theo nguyện vọng. 2.2. Danh sách học sinh tham gia lớp học được nghiên cứu STT Họ và tên 1 Lê Tuấn Anh 2 Trần Trọng Hoàng Anh 3 Nguyễn Gia Bảo 4 Lê Hữu Cao 5 Trần Văn Cường 6 Hoàng Doãn Đức 7 Nguyễn Hữu Anh Đức 8 Nguyễn Thịnh Hào 9 Lê Minh Hiếu 10 Nguyễn Thị Hoà 11 Nguyễn Thị Hoà 12 Trần Thị Hòa 13 Nguyễn Chương Hùng 14 Đinh Thị Huyền 15 Lê Văn Hưng 16 Phạm Thị Mỹ Linh 17 Trần Thị Mai Lộc 18 Phan Thị Cẩm Ly 19 Nguyễn Văn Minh 20 Trần Thị Nhung 21 Phạm Thị Oanh 22 Nguyễn Viết Phố 23 Lê Văn Phúc 24 Nguyễn Quốc Phúc 25 Nguyễn Văn Phúc 26 Nguyễn Cảnh Quốc 27 Phạm Thị Như Quỳnh 28 Phan Bá Sáng 29 Nguyễn Đức Tài 30 Nguyễn Thị Thơ 31 Nguyễn Thị Thuỳ 32 Nguyễn Thị Thuý 33 Võ Thị Thương 34 Phan Duy Trọng 35 Lê Ngọc Trung 36 Nguyễn Công Trường 37 Nguyễn Cao Tuấn 38 Phan Thị Hồng Tươi 39 Nguyễn Hữu Vinh 40 Nguyễn Thị Yến Sáng kiến kinh nghiệm đã được tôi thực hiện từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020 – 2021 vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm và sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Qua đó cho thấy, bước đầu đã giúp học sinh có cái nhìn chín chắn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội. Hiện nay, tôi tiếp tục thực hiện đề tài và rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác hướng nghiệp trong thời gian tới. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Đối với học sinh lớp 12, việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp ra trường là mối quan tâm sâu sắc, chi phối mọi hoạt động, suy nghĩ, tình cảm của các em. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự phân công lao động ngày càng chuyên sâu dẫn đến thế giới nghề nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, càng nhiều nghề thì việc lựa chọn của học sinh càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong quá trình chọn nghề của học sinh lớp 12, giáo viên chủ nhiệm vừa có trách nhiệm tư vấn cho các em chọn nghề vừa có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Để phù hợp với nghề nghiệp mà mình lựa chọn, học sinh cần có những đặc điểm tâm lý, sức khỏe, phẩm chất và năng lực đáp ứng được những yêu cầu cụ thể mà nghề đó đòi hỏi ở người lao động. Giáo viên chủ nhiệm cần làm một loạt các biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh với hệ thống các yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó. Có ba mức độ đối với một nghề là phù hợp hoàn toàn, phù hợp mức độ, không phù hợp. Hiện nay, nhiều sinh viên ra trường đã nhận thấy mình sai lầm khi chọn nghề, không phù hợp với nghề nghiệp hiện tại, cần phải thay đổi nghề. Điều này gây nên những ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc chọn nghề thực sự quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Để hạn chế mức thấp nhất những trường hợp chọn sai nghề cần phải làm tốt công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với sở giáo dục và đào tạo: - Cần xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp để phụ trách hoạt dộng giáo dục hướng nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Họ phải là những người có năng lực sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt và có tâm huyết trong truyền tải tri thức về nghề đến học sinh. 2. Đối với các trường THPT - Nhà trường cần tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề. - Nhà trường cần tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động hướng nghiệp. - Cần có sự kết hợp tốt giữa gia đình - nhà trường – xã hội nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác hướng nghiệp. Bằng cách phối hợp tổ chức cho học sinh có những buổi tham quan thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp, Hoặc tổ chức cho học sinh có những buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề nhằm tìm hiều nhiều hơn và kĩ hơn về các ngành nghề trong xã hội và ở địa phương.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tu_van_huon.doc