SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học Phổ thông

Hiện nay tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn ở một số trường phổ thông bộc lộ nhiều hạn chế: Thời gian dành cho sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa thỏa đáng; nội dung sinh hoạt tổ mang tính hành chính sự vụ, chưa đi sâu vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; một bộ phận giáo viên còn thờ ơ với việc đổi mới phương pháp dạy học; giáo viên trong tổ chưa có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ nhau về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm Những hạn chế đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường và đồng thời chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu giáo dục hiện nay .

Năm học 2009-2010 được xác định là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Thực tế cho thấy rằng vai trò người thầy giáo rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; chỉ có thể tạo ra được những “sản phẩm” hoàn hảo khi người thầy có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức mẫu mực và trình độ chuyên môn giỏi. Chính tổ chuyên môn là nơi hun đúc cho người giáo viên có những tố chất quý giá đó. Tổ chuyên môn là nơi giúp các thành viên trong tổ hành động theo mục tiêu thống nhất, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, kết hợp thành sức mạnh trí tuệ của tập thể. Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nắm bắt được chất lượng giờ dạy trên lớp và việc thực hiện nề nếp, kỷ cương của từng giáo viên cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ. Từ đó, lãnh đạo đề ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời khắc phục những tồn tại, đưa guồng máy nhà trường đi vào hoạt động một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.

pdf 13 trang Huy Quân 28/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học Phổ thông

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở Trường Trung học Phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ 
CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
PHẦN I. MỞ ĐẦU 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Hiện nay tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn ở một số trường phổ 
thông bộc lộ nhiều hạn chế: Thời gian dành cho sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa 
thỏa đáng; nội dung sinh hoạt tổ mang tính hành chính sự vụ, chưa đi sâu vào hoạt 
động nghiệp vụ chuyên môn; một bộ phận giáo viên còn thờ ơ với việc đổi mới 
phương pháp dạy học; giáo viên trong tổ chưa có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ nhau về 
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạmNhững hạn chế đó làm ảnh hưởng đến chất 
lượng giáo dục trong nhà trường và đồng thời chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu giáo 
dục hiện nay . 
2. Năm học 2009-2010 được xác định là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng 
cao chất lượng giáo dục”. Thực tế cho thấy rằng vai trò người thầy giáo rất quan 
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; chỉ có thể tạo ra được những “sản 
phẩm” hoàn hảo khi người thầy có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức mẫu 
mực và trình độ chuyên môn giỏi. Chính tổ chuyên môn là nơi hun đúc cho người 
giáo viên có những tố chất quý giá đó. Tổ chuyên môn là nơi giúp các thành viên 
trong tổ hành động theo mục tiêu thống nhất, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, 
kết hợp thành sức mạnh trí tuệ của tập thể. Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng 
và phó hiệu trưởng nắm bắt được chất lượng giờ dạy trên lớp và việc thực hiện nề 
nếp, kỷ cương của từng giáo viên cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ. 
Từ đó, lãnh đạo đề ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời khắc phục 
những tồn tại, đưa guồng máy nhà trường đi vào hoạt động một cách hợp lý nhất, 
tiết kiệm nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. 
Bản thân tôi được phân công phụ trách chuyên môn ở THPT chuyên Lê Quý 
Đôn - tỉnh Ninh Thuận. Năm học 2009-2010, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Sở 
Giáo dục và Đào tạo, tôi đã áp dụng một số biện pháp cụ thể để cải tiến chất lượng, 
khắc phục dần những hạn chế trong hoạt động tổ chuyên môn nhằm điều chỉnh các 
hoạt động của tổ chuyên môn hướng tới mục tiêu đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ 
năm học. Vì thế, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề này với nội dung 
là: 
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường 
trung học phổ thông ”. 
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 
 Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường, 
thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đề tài này, tôi chỉ trình bày 
một số giải pháp trong phạm vi nhiệm vụ được giao là công tác chuyên môn . 
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 1. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn. 
 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại Điều 16 (Điều lệ trường 
trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành 
theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007) và Điều 2 (Quy chế tổ 
chức và hoạt động của trường THPT chuyên ban hành theo quyết định số 
82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 2. Các hoạt động chính của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông 
. 
 * Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và quản lý việc thực hiện chương 
trình của giáo viên. 
 * Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 
 * Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. 
 * Tham gia kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề và nghiệp vụ của giáo viên. 
 * Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
 * Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh. 
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG 
HỌC PHỔ THÔNG 
Dưới đây là kết quả khảo sát được từ một số tổ trưởng chuyên môn, các phó 
hiệu trưởng chuyên môn ở các trường: THPT Tháp chàm, THPT Lê Duẩn, THPT 
Nguyễn Huệ. 
1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ở tổ chuyên môn 
STT Coâng taùc xaây döïng keá hoaïch 
Möùc ñoä(% ) 
Toát Khaù TB Yeáu 
1 
Kế hoạch chuyên môn của tổ có mục tiêu, 
nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, biện pháp thực hiện 
và chương trình hành động phù hợp, đáp ứng 
mục tiêu của nhà trường. 
30,7 46,2 23,1 
2 
Kế hoạch chuyên môn tổ được đưa ra tổ thảo 
luận và thống nhất trước khi trở thành kế 
hoạch chính thức của tổ. 
7,7 61,5 30,8 
3 
Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên 
xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân. 15,4 30,8 53,8 
4 
Kế hoạch cá nhân của giáo viên có mục tiêu, 
phương hướng, biện pháp thực hiện hoạt động 
dạy học cụ thể, rõ ràng và khả thi . 
 30,8 15,4 53,8 
5 
Tổ trưởng chuyên môn phê duyệt kế hoạch 
dạy học của giáo viên theo quy định 7,6 46,2 46,2 
Nhận xét: 
Các nội dung (1), (2) tuy đạt yêu cầu nhưng tỉ lệ tốt còn thấp; các nội dung 
(3), (4) chưa đạt yêu cầu; tổ trưởng chuyên môn chưa làm tốt nội dung (5). 
2. Thực trạng hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn 
STT Nội dung hoạt động chuyên môn Mức độ (%) 
Tốt Khá TB Yếu 
1 
Tổ chức các hoạt động giúp giáo viên thực 
hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình 15,4 46,2 38,4 
2 
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ 
sư phạm cho giáo viên 7,6 46,2 46,2 
3 
Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy 
học 15,4 15,4 69,2 
4 
Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ tay nghề 
và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. 15,4 23,1 53,8 7,7 
5 
Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động học 
tập của học sinh theo yêu cầu của BGD-ĐT 30,8 53,8 15,4 
6 
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, phụ đạo, 
ngoại khóa cho học sinh. 23,1 23,1 53,8 
Nhận xét: 
Nội dung (1) đạt yêu cầu nhưng hiệu quả chưa cao; nội dung (5) được thực 
hiện khá tốt; nội dung (4) tương đối tốt. 
Các nội dung (2), (3) và (6) tỉ lệ ý kiến đánh giá yếu khá lớn. 
Qua trao đổi tìm hiểu nguyên nhân, được biết phần lớn giáo viên thường ngại 
trao đổi những khó khăn trong dạy học, tổ trưởng chuyên môn chưa thực sự quan 
tâm tổ chức những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn có nội dung chuyên môn thiết 
thực. 
 3. Thực trạng công tác chỉ đạo của phó hiệu trưởng chuyên môn 
STT Nội dung công tác chỉ đạo Mức độ (%) 
Tốt Khá TB Yếu 
1 
Triển khai nội dung chỉ đạo của cấp trên về 
việc thực hiện chương trình trong năm học. 23,0 38,5 38,5 
2 
Xây dựng và phổ biến các quy định, quy chế 
và yêu cầu về chuyên môn. 30,8 38,4 30,8 
3 
Phân công, giao nhiệm vụ cho tổ chuyên môn 
cụ thể, rõ ràng và hợp lý. 7,7 30,8 46,2 15,3 
4 
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức đổi mới 
phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, sử 
dụng thiết bị trong dạy học 
 15,4 30,8 53,8 
5 
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo bồi 
dưỡng, hoạt động ngoại khóa. 7,7 38,5 53,8 
6 
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 15,4 84,6 
7 
Kiểm tra việc thực hiện quy định quy chế 
chuyên môn của tổ chuyên môn. 15,4 30,8 53,8 
8 
Sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn 
của tổ chuyên môn theo định kỳ. 7,7 30,8 61,5 
 Nhận xét: 
Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung (1), (2), (7) và (8) được các phó hiệu 
truởng chuyên môn chỉ đạo thực hiện tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên với các mức 
độ trên 30% ý kiến đánh giá mức trung bình cho thấy hiệu quả công tác quản lý về 
các nội dung này chưa cao. Nội dung (3) được thực hiện tương đối đạt yêu cầu. Kết 
quả các nội dung (4), (5), (6) thể hiện sự ít quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo trưởng. 
 III. GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 
1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 
 •Văn bản 1009/HD-SGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và Đào 
tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010. 
• Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT được ban 
hành kèm theo quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. (Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Tiêu chí 5: Tổ chuyên môn) . 
 • Văn bản số 1352/SGDĐT-GDTrH ngày 02/10/2009 của Sở Giáo dục và Đào 
tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học, đổi 
mới 
kiểm tra đánh giá”. 
 • Công văn 370/SGDĐT- GDTrH ngày 08/11/2004 của Sở Giáo dục và Đào 
tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn “Thanh tra toàn diện giáo viên”. 
 2. CÁC GIẢI PHÁP 
2.1. Triển khai phổ biến và ban hành các văn bản pháp quy 
- Triển khai, phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định về nhiệm vụ năm học của 
tổ chuyên môn, các chủ trương đường lối, nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, của Ngành, 
những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá 
- Ban hành các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ trưởng 
chuyên môn; các quy định về chế độ, nội dung hoạt động tổ chuyên môn trong từng 
thời gian cụ thể. 
- Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cá nhân, 
tập 
thể hằng năm, trong đó nêu cụ thể nội dung thực hiện, mức độ cần đạt và thang điểm 
đánh giá xếp loại. 
- Đề ra các yêu cầu, đề nghị và hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của giáo viên 
bộ môn trong việc thực hiện chương trình; quy định nề nếp sinh hoạt chuyên môn, 
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học 
sinh, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ . 
2.2. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và quản lý 
việc thực hiện kế hoạch dạy học cá nhân 
 - Cung cấp các biểu mẫu về nội dung kế hoạch và định hướng giúp các tổ lập 
kế hoạch chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên. 
- Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn thể hiện đầy đủ các cột, mục về mục 
tiêu, nội dung, biện pháp, chỉ tiêu, phân công, mức độ thực hiện, điều chỉnh. Tổ 
trưởng chuyên môn thông qua các thành viên trong tổ để thảo luận biện pháp đi đến 
thống nhất kế hoạch . 
- Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học 
cá nhân dựa trên phân công của tổ. 
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên ở các nhóm bộ môn 
kiểm tra chéo sổ đầu bài, lịch báo giảng của giáo viên. Trên cơ sở đó có biện pháp 
thích hợp giúp giáo viên thực hiện đủ, đúng chương trình dạy học . 
- Mỗi học kỳ tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ để kiểm tra 
việc thực hiện chương trình dạy học kể cả các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thí 
nghiệm thực hành. Mỗi học kỳ, tổ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_to_chuye.pdf