SKKN Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động

Với tư cách là thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, của người lao động, Công đoàn là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, người lao động. Có thể nói, Công đoàn là trường học chủ nghĩa cộng sản – tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, văn học nghệ thuật, lối sống, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân lao động – là trường học đặc biệt: trường học quần chúng tự giác, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào.

Chức năng của Công đoàn được biểu hiện bằng những phương hướng, những mặt hoạt động chủ yếu mang tính chất khách quan, được xác định bởi tính chất, vị trí, vai trò của Công đoàn trong từng giai đoạn cách mạng.

pdf 26 trang Huy Quân 28/03/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động

SKKN Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG 
GIÚP CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN 
TỔ CHỨC TỐT CÁC CUỘC 
VẬN ĐỘNG 
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NINH THUẬN 
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM 
-----š¯›----- 
Ngöôøi vieát : T röông T hò H aïnh 
Chöùc vuï : Hieäu phoù - Chuû tòch Coâng ñoaøn 
NAÊM HOÏC: 2009 – 2010 
A. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 1. Nhiệm vụ năm học: 
 Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất 
lượng giáo dục”. Điều đó đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ rõ trong Chỉ thị số 
4899/CT-BGDĐT, ngày 04 tháng 8 năm 2009 “Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm 
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp”. Cụ thể, 
“toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong 
đó có: 
 1.1. Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động: 
 ª “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- Chỉ thị số 06 CT/TW 
của Bộ Chính trị; 
 ª “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” – thực hiện 
tốt Quy định về đạo đức nhà giáo (Quy định số 16/2008 ngày 16 tháng 4 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo); 
 ª “Hai không” với 4 nội dung – Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ; và phong trào thi đua: 
 ª “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong toàn ngành nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục. 
 1.2. Đổi mới quản lý giáo dục: thực hiện công khai, tuyên truyền, phổ biến giáo dục 
pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và người học. 
 1.3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: “mỗi cán bộ 
quản lý thực hiện một đổi mới trong phương pháp quản lý”. 
 1.4.Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: 
“tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công tác cán bộ quản 
lý”. 
 2. Vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn: 
 Với tư cách là thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, là tổ chức chính trị - 
xã hội của giai cấp công nhân, của người lao động, Công đoàn là trung tâm tập hợp, 
đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, người lao động. 
Có thể nói, Công đoàn là trường học chủ nghĩa cộng sản – tiến hành giáo dục chính trị, 
tư tưởng, pháp luật, văn hóa, văn học nghệ thuật, lối sống, hình thành nhân sinh quan, 
thế giới quan khoa học cho công nhân lao động – là trường học đặc biệt: trường học 
quần chúng tự giác, tự rèn luyện, giáo dục, rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động 
thực tiễn của phong trào. 
Chức năng của Công đoàn được biểu hiện bằng những phương hướng, những mặt hoạt 
động chủ yếu mang tính chất khách quan, được xác định bởi tính chất, vị trí, vai trò 
của Công đoàn trong từng giai đoạn cách mạng. 
 Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị 
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi đất 
nước đang bước vào thời kỳ “hội nhập”; trên thế giới, tình hình chính trị diễn biến 
phức tạp, khó lường; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch luôn rình 
rập thì vai trò của tổ chức Công đoàn lại càng được khẳng định rõ nét. 
 Theo Lê Nin, Công đoàn là “trường học giáo dục”, nói cách khác, một trong những 
chức năng của Công đoàn là giáo dục – gắn liền giáo dục với hoạt động thực tiễn với 
việc hoàn thành các nội dung hoạt động, nhằm thực hiện các chức năng của Công 
đoàn. 
Thông qua hoạt động giáo dục công nhân lao động về đường lối, chính sách của Đảng 
và Nhà nước, Công đoàn làm cho công chức, người lao động tin tưởng vào sự nghiệp 
đổi mới, tạo động lực tinh thần. 
 Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, liên hệ mật thiết với quần chúng, Công đoàn 
có nhiều phương thức hoạt động đa dạng, phong phú; trong đó có phương pháp thuyết 
phục: tức là thông qua tuyên truyền giáo dục, giải thích, hướng dẫn, nêu gương nhằm 
tạo ra ý thức về tổ chức, trách nhiệm, lối sống để thu hút đoàn viên, công nhân, lao 
động tham gia. 
 3. Nghị quyết số 04/CĐGD, ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Ban chấp hành Công 
đoàn ngành Giáo dục tỉnh Ninh Thuận khóa X về “Tăng cường công tác tuyên 
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức, 
lao động” với phương hướng: 
 - Làm cho CB-GV-CNVCLĐ hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, 
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Công đoàn; nhận thức rõ những khó khăn và 
thách thức của nền kinh tế thị trường, củng cố niềm tin của công nhân, viên chức, lao 
động vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Công đoàn. Từ đó, ra sức thi đua thực 
hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, các hội nghị trung ương của Đảng, 
Nghị quyết XII của tỉnh Đảng bộ và Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020; nhằm 
tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền 
thống yêu nước, hăng hái thi đua “dạy tốt, học tốt”, lao động sáng tạo, năng động, 
vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục 
tiêu bền vững của ngành giáo dục. 
 - Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền giáo dục, phù hợp với đặc điểm, 
tình hình ở cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp Công đoàn để tập hợp 
đoàn kết công nhân viên chức lao động của ngành, phát triển đoàn viên, xây dựng đội 
ngũ và tổ chức Công đoàn vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong 
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
 - Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-ĐCT ngày 03 tháng 4 năm 2006 
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền, giáo dục của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới” xây dựng chương trình, 
nhiệm vụ công tác tuyên truyền, giáo dục của Công đoàn cho phù hợp với đặc điểm và 
từng đối tượng công nhân viên chức lao động. Chú trọng tuyên truyền về Đảng, về giai 
cấp công nhân và tổ chức Công đoàn; bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp của giai 
cấp công nhân trong thời kỳ mới.. Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn đến cán bộ, giáo viên, công 
nhân viên chức lao động, làm cho họ hiểu rõ chính sách nhất quán của Đảng và nhà 
nước ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiểu biết về pháp 
luật, để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân và biết tự đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính 
đáng, hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. 
 - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ 
công đoàn, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để làm tốt công tác thông 
tin, tuyên truyền; 
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ Công đoàn và mạng lưới 
báo cáo viên, tuyên truyền viên; giúp họ có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ 
chuyên môn, kỹ năng hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Chủ động tổ chức 
triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp đã được ký kết nhằm nâng 
cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn. Xây dựng đội 
ngũ cán bộ tuyên truyền miệng thực sự tâm huyết, có năng lực để tuyên truyền kịp 
thời các chủ trương, chế độ chính sách, pháp luật cho công nhân lao động. 
 4. Tính cần thiết của việc tuyên truyền: 
 Cha ông ta đã nói: “Tư tưởng không thông, mang bình tông không nổi”. 
Câu nói ấy một lần nữa cho thấy công tác tuyên truyền, động viên, thuyết phục trong 
hoạt động Công đoàn quan trọng biết chừng nào. 
Bởi thế, từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa, đã 
từng nói: “Làm lật thuyền mới biết dân mạnh như nước”; hay Bác Hồ cũng nói: 
 “ Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp bể 
 Quyết chí ắt làm nên”. 
Chứng tỏ, các bậc tiền bối, vĩ nhân đã nhận ra sức mạnh (vai trò) của sự thống nhất tư 
tưởng. Sự thông suốt ấy là nền tảng quyết định thành bại của công việc. 
 Như vậy, công tác thuyết phục, giáo dục, vận động là việc làm cực kỳ cần thiết. Vì 
nếu không vận động, thuyết phục, quần chúng sẽ không hiểu, không biết mình phải 
làm gì? Làm như thế nào và làm ra sao? 
Mà như thế thì, có làm, hiệu quả cũng không cao; có chăng, chỉ là áp buộc, cho có mà 
thôi. 
Ngược lại, nếu được giáo dục, tuyên truyền, người thực hiện sẽ hiểu rõ mục đích, ý 
nghĩa của việc làm, cách thức tiến hành,.. Từ đó, bằng ý thức của mình, họ sẽ vui vẻ 
tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Và như thế, chắc chắn, hiệu quả công việc sẽ 
cao. 
 Vậy, trong thực tế, hiện nay Công đoàn đã làm được những gì về phương diện này? 
Công tác triển khai tổ chức các cuộc vận động ở cơ sở đã được thực hiện ra sao? 
Phương pháp tổ chức của các Công đoàn cơ sở đối với các cuộc vận động như thế 
nào? 
Đây chính là điều cần quan tâm tới. 
II. CƠ SỞ THỰC TẾ: 
 1. Công tác tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn. 
 Trong những năm gần đây, Công đoàn ngành Giáo dục Ninh Thuận đã phối hợp 
với Liên đoàn Lao động tỉnh và một số ban ngành chức năng mở lớp tập huấn cho cán 
bộ Công đoàn về một số nội dung công tác; song chưa có một cuộc tập huấn nào bàn 
tới kỹ năng tuyên truyền và quy trình thực hiện một cuộc vận động cán bộ, đoàn viên, 
lao động. Trong khi, nhiều cuộc vận động, phong trào liên tiếp được triển khai; lực 
lượng cán bộ Công đoàn cơ sở hiện nay lại phần đông là mới, trẻ, chưa có nhiều (thậm 
chí chưa có) kinh nghiệm ở lĩnh vực này. 
 2. Là cán bộ Công đoàn đã nhiều năm, trong đó, có hai nhiệm kỳ làm Chủ tịch, 
nên bản thân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn (nói chung), của 
Chủ tịch Công đoàn (nói riêng); và nhất là những cái đã được, chưa được trong công 
tác tuyên truyền, vận động quần chúng của cán bộ Công đoàn. 
 3. Qua kiểm tra hoạt động Công đoàn ở một số Công đoàn cơ sở, cũng như qua 
trao đổi với Chủ tịch Công đoàn của nhiều trường học – những đồng chí đã nhiều năm 
làm Chủ tịch Công đoàn và nhất là những đồng chí mới đảm trách nhiệm kỳ đầu tiên, 
nhìn chung, họ đều tỏ ra lúng túng trong việc phối kết hợp với Nhà trường và các đoàn 
thể để thực hiện chức năn

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_dinh_huong_giup_can_bo_cong_doan_to_chuc_tot_cac.pdf