SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp Bốn

Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi nhắc đến Tập làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học.

Thực tế ở trường Tiểu học Nguyễn Du vẫn còn không ít giáo viên và học sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn văn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ dạy tập làm văn viết đoạn văn miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đa phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh lớp Bốn, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào, Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện: “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn”

pdf 13 trang Huy Quân 28/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp Bốn

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp Bốn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN PHÚ 
Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU 
 Mã số: ................................ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM 
VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP BÔN 
 Người thực hiện: ĐẶNG THỊ SÓNG 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục:  
 - Phương pháp dạy học bộ môn:  
 - Lĩnh vực khác:  
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 
  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
Năm học: 2010 - 2011 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Đặng Thị Sóng 
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 12 tháng 10 năm 1978 
3. Nam, nữ: Nữ 
1. Địa chỉ: Ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 
2. Điện thoại: (CQ)/0613 858245; (NR)/ 0613 663468 ; ĐTDĐ/ 01684955561 
3. Fax: E-mail: 
4. Chức vụ: Giáo viên 
5. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Du, Tân Phú, Đồng Nai. 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Tiểu học. 
- Năm nhận bằng: 2008 
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học. 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy lớp 5 
 Số năm có kinh nghiệm: 12 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
Một vài biện pháp khai thác kiến thức từ kênh hình trong phân môn Địa lí lớp 5. 
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập 
làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ 
chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau 
căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ vật, tả 
cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em 
vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất 
khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào 
đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi nhắc đến Tập 
làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, 
cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học. 
 Thực tế ở trường Tiểu học Nguyễn Du vẫn còn không ít giáo viên và học 
sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn 
văn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ dạy tập làm văn viết đoạn văn 
miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em 
hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa 
và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học 
sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đa 
phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật 
theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh 
lớp Bốn, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn 
nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở 
việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn 
hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết 
phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào,  
Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu 
văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện: 
“Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn” 
II- TỒ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận: 
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, 
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang 
tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của 
sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm 
xúc thẩm mỹ của người viết. 
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp bốn, năm, việc hình thành và 
phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở 
tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm 
văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo 
điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học 
khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn tập làm văn đã thể 
hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được 
học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học 
khác. 
Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn ở lớp bốn là: Cung cấp, hướng dẫn 
cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 
phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng 
phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn 
đạt, cách trình bày. 
 (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt- QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 
Để khắc phục tình trạng trên và tổ chức tiết dạy-học tập làm văn miêu tả có 
chất lượng hơn, phù hợp với học sinh đang dạy. Phương pháp và biện pháp rèn kĩ 
năng làm văn miêu tả là giúp cho các em: 
2.1- Biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể: 
Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều 
em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, để 
làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ 
viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào 
những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp Bốn thì 
việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em 
phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. 
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học 
các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động 
giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng 
một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố 
định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn 
miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập 
làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn. 
Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp 
Bốn, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như 
trong sách giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu 
hỏi gợi ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả 
con vật: 
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. 
 - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con 
vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,) 
Thân bài: 
a) Tả hình dáng. 
 - Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi, 
miệng (mõm, mỏ), tai, ; mình: thân, lưng, bụng, ngực,; chi: móng vuốt, 
cựa,; đuôi, cánh, .), ... 
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 
 - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, ) 
 - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt 
chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; ) 
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. 
 + Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu 
vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, ); Em làm gì để thể hiện tình cảm 
của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, ) 
 Hoặc, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có chứa 
câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của bài 
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang 130), tôi 
sử dụng Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật đã xây dựng, gợi ý cho các em 
có thể dựa vào nội dung Tả hình dáng ở phần thân bài trong dàn bài để hoàn thành 
bài tập. Như thế, các em sẽ dễ dàng chọn lựa những bộ phận nổi bật của con gà 
trống để miêu tả như: cái đầu, cái mào, cái mỏ, cặp mắt, bộ lông, đôi cánh, đôi 
chân, chiếc cựa, cái đuôi,  
2.2- Biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả: 
Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe, 
nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì? Viết gì? 
Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói quen chuẩn bị 
bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm 
được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Cùng một đối tượng (Ví 
dụ cùng một con gà trống) nhưng mỗi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng (có em 
thích màu sắc bên ngoài, có em thích dáng vẻ oai vệ, có em lại thích tiếng gáy, ). 
Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan, 
phải giúp học sinh tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào 
đó, giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời 
điểm, biết cảm nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong 
bài văn của mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được 
bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí 
tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em 
trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản 
chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư 
tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng 
miêu tả. 
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện 
thật tốt từng bước: 
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con 
gì? hay cây gì?) 
+ Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và 
cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_si.pdf