SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các bậc tiền nhân đã nói: "Thiên tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khẳng định rằng: Giáo dục và Đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Sự nghiệp trồng người luôn được Hồ Chủ Tịch quan tâm, Người khẳng định: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

Sau hơn 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý dạy học ở các trường THPT vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như trường THPT số 2 Sa Pa. Với thực trạng nêu trên, trước đây là một giáo viên giảng dạy, nay với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường, tôi tự thấy bản thân cần phải định hướng, tìm tòi các biện pháp tốt nhất trong việc công tác quản lý dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai.

Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường lên một bước mới trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2010 - 2015, góp phần tạo ra những con người có kiến thức, đạo đức để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

pdf 17 trang Huy Quân 28/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
Mục lục 
Sở giáo dục & đào tạo lào cai 
Trường thpt số 2 sa pa 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở 
TRƯỜNG THPT SỐ 2 HUYỆN SA PA TỈNH 
LAO CAI 
Người thực hiện: Nguyễn Quang Hưng 
Đơn vị công tác: Trường THPT số 2 Sa Pa - Lao Cai. 
Năm học 2011 - 2012 
 Trang 
Phần mở đầu 3 
1. Lý do chọn đề tài 3 
2. Mục đích nghiên cứu 3 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 
4. Đối tượng nghiên cứu 3 
5. Phương pháp nghiên cứu 3 
Phần nội dung 
I. Những cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng dạy học ở 
trường THPT 
4 
1. Cơ sở lý luận 4 
2. Cơ sở pháp lý 5 
II. Thực trạng của công tác quản lý dạy học ở trường THPT số 2 
huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai 
5 
 1. Sơ lược về đặc điểm của trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh 
Lao Cai 
5 
 2. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý dạy học trường 
THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai 
7 
3. Một số tồn tại trong việc quản lý dạy học ở trường THPT số 2 
huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai 
8 
 4. Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai trong 
giai đoạn hiện nay 
9 
III. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học 
ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai giai đoạn hiện 
nay. 
9 
 1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 
08/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về “chống tiêu cực và khắc phục 
bệnh thành tích trong giáo dục“ và 4 nội dung của cuộc vận động 
“Hai không“ của Bộ GD&ĐT. 
9 
 2. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ 
công nhân viên trong trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng 
dạy học 
10 
 3. Kiện toàn bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức chỉ 
đạo các hoạt động một cách khoa học của người cán bộ quản lý 
10 
 4. Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học 10 
 5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 12 
 6. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 14 
 7. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục 
vụ cho dạy học 
15 
Phần kết luận và kiến nghị 16 
1. Một số kết luận 17 
2. Một số kiến nghị - đề xuất 17 
Phần tài liệu tham khảo 17 
Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài: 
 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các bậc tiền nhân đã nói: 
"Thiên tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên 
khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên 
thế giới đều khẳng định rằng: Giáo dục và Đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong 
công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. 
Sự nghiệp trồng người luôn được Hồ Chủ Tịch quan tâm, Người khẳng định: 
"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". 
 Sau hơn 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo 
dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn. Tuy nhiên cũng còn tồn tại những 
vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công 
tác quản lý dạy học ở các trường THPT vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn như trường 
THPT số 2 Sa Pa. 
Với thực trạng nêu trên, trước đây là một giáo viên giảng dạy, nay với cương vị 
là Hiệu trưởng nhà trường, tôi tự thấy bản thân cần phải định hướng, tìm tòi các biện 
pháp tốt nhất trong việc công tác quản lý dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa - 
Tỉnh Lào Cai. 
Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở 
trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những 
kiến thức khoa học quản lý tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài: Một số biện pháp 
quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh 
Lao Cai. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường lên một bước mới trong 
chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2010 - 2015, góp phần tạo ra những con 
người có kiến thức, đạo đức để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường 
THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lao Cai, để đào tạo nguồn lực con người có tri thức 
đáp ứng yêu cầu của địa phương trong giai đoạn phát triển hiện nay. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 3.1. Xác định cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc quản lý hoạt động 
dạy học ở trường THPT. 
 3.2. Phân tích thực trạng quản lý quá trình dạy học ở trường THPT số 2 huyện 
Sa Pa - Tỉnh Lao Cai. 
 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở 
trường THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lao Cai. 
4. Đối tượng nghiên cứu: 
 4.1. Nghiên cứu thực tế đối tượng học sinh của trường THPT số 2 huyện Sa 
Pa - Tỉnh Lào Cai. 
4.2. Từ thực trạng, đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng 
dạy học của trườngTHPT số 2 huyện Sa Pa -Tỉnh Lao Cai. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
5.1. Nghiên cứu các tài liệu của Đảng về Giáo dục - Đào tạo, của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, lý luận dạy học. 
Thiết kế bài học 
Giáo viên 
 - Chỉ đạo 
+ Tổ chức 
+ Điều khiển 
Kết quả học tập 
Hc sinh 
 - Chủ động 
 + Tích cực 
 + Tự giác 
 +Tự điều 
Cộng tác 
Giúp đỡ 
PA KQ từng 
bước 
5.2. Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về quản lý 
giáo dục được tiếp thu trong quá trình học tập tại học viện quản lý Giáo dục và kinh 
nghiệm công tác tại nhà trường. 
5.3. Khảo sát, điều tra thực tế, lập biểu bảng thống kê chất lượng giáo dục 
trong năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, học kỳ 1 năm học 2011-2012 của 
trường THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai. 
Phần nội dung 
I. Những cơ sở khoa học của việc nâng cao 
chất lượng dạy học ở trường THPT 
1.1. Cơ sở lý luận: 
1.1.1. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học 
sinh, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích 
cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học 
đã được đặt ra. 
Sơ đồ hoạt động dạy học như sau: 
 Quá trình dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là: 
 - Hình thành tri thức. 
 - Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức. 
 - Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội. 
1.1.2. Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho 
quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm 
tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích, nhiệm vụ 
dạy học đặt ra. 
1.1.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học 
gồm các công việc sau: 
 a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học. 
 b. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học 
 c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
 d. Tổ chức phong trào thi đua "dạy học, học tốt" 
 e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học. 
1.1.4. Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học, 
trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao 
chất lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình 
độ của đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ 
sở vật chất, thiết bị, nhất là các ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin để nâng 
cao chất lượng dạy học. 
1.2. Cơ sở pháp lý: 
1.2.1. Mục tiêu của giáo dục THPT. 
 Điều 27 mục 1 của luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ 
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất, thẩm mỹ và 
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành 
nhân cách con người Việt nam XHCN . . ." 
 1.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông: 
 Theo điều 28 luật Giáo dục 2005: "Giáo dục phổ thông phải củng cố, phát 
triển nội dung đã học ở THCS, hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội 
dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng 
nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển 
năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh", "Phương pháp giáo dục phổ thông 
phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp 
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng 
làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động 
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". 
 1.2.3. Hoạt động giáo dục ở trường THPT: 
 Về chương trình giáo dục: Điều 24 chương II Điều lệ trường Trung học 2011 
quy định: " Trường trung học thực hiện chương trỡnh giỏo dục, kế hoạch dạy học do 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học 
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa 
phương. Căn cứ chương trỡnh giỏo dục và kế hoạch thời gian năm học, nhà trường 
xây dựng kế hoạch và thời khoá biểu để điều hành hoạt động giáo dục, dạy học". 
1.3. Cơ sở thực tiễn: 
 Thực tế Giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả to lớn 
góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo một 
bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Song còn có nhiều tồn tại, 
đặc biệt là giáo dục ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đó là: vẫn còn một 
số cơ sở trường học chậm đổi mới và phát triển, chưa theo kịp xu thế phát triển chung 
của giáo dục nước nhà. 
 Trường THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lao Cai từ khi thành lập (năm 2005) 
gặp nhiều khó khăn và bất cập như đội ngũ, cơ sở vật chất, đặc biệt là những khó 
khăn trong công tác quản lý dạy và học, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nhà 
trường. Nếu để tình trạng nêu trên kéo dài sẽ trở thành một cơ sở giáo dục chậm tiến, 
gây khó khăn cho sự phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai. 
II. Thực trạng của công tác quản lý dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh 
Lao Cai. 
1. Một số nét về trường THPT số 2 huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai 
Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_day_h.pdf