SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích. Hoạt động tự học của người học nhằm mục đích hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được xác định. Hoạt động tự học được thực hiện bằng các hành động tự học của người học. Hành động là kết quả của nhận thức, nhận thức đúng thì hành động đúng. Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức của người học, vai trò của hoạt động tự học cũng là một quá trình tuân theo quy luật nhận thức chân lý khách quan: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Muốn nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động tự học, từ đó giúp họ có những hành động tự học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nhà trường phải thường xuyên đồng thời phải tiến hành nhiều biện pháp và hình thức giáo dục truyền thống, giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, các chế độ, quy chế, quy định về giáo dục – đào tạo, xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong tập thể học sinh. Hoạt động tự học của học sinh bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, đều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của hoạt động tự học sẽ trực tiếp góp phần xây dựng và thúc đẩy động cơ tự học của học sinh. Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành nghề trong tương lai, cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức.

pdf 19 trang Huy Quân 28/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao

SKKN Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT 
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC 
NỘI TRÚ HUYỆN GÒ QUAO 
Phần mở đầu 
1. Bối cảnh của đề tài 
Tự học là một thuộc tính vốn có của con người; hoạt động tự học là một 
hoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnh 
tri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học, ôn luyện, củng cố, 
khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, chính vì vậy hoạt động tự học phải 
được định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp đối với học sinh như Bác Hồ 
đã từng nói: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Luật giáo dục năm 2005 
Điều 36 cũng quy định “Phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự 
nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo”. 
Hiện tại học sinh ở nội trú ý thức tự học còn yếu thường là tự phát chưa 
được quản lý chặt chẽ, chưa xây dựng được nề nếp, chưa xây dựng được 
động cơ học tập. Việc tự học, từ đào tạo là hình thức để phát huy nội lực 
vươn lên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng 
yêu cầu ngày càng cao của xã hội là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại “Kinh 
tế tri thức” của chúng ta ngày nay. Vấn đề đặt ra cần phải hình thành ý thức 
tự học cho học sinh một cách tự giác và được quản lý chặt chẽ, đưa vào nề 
nếp, đầy đủ, mạnh mẽ cho học sinh. Từ đó học sinh có thể tự giác tự học, có ý 
thức tự học suốt đời phải có các biện pháp quản lý tự học của học sinh. 
2. Lý do chọn đề tài 
Trường PTDTNT huyện Gò Quao có 250 học sinh với 8 lớp trong đó học 
sinh ở nội trú hơn 70 em với 18 giáo viên, 10 cán bộ công nhân viên, trong đó 
03 cán bộ quản lý. Học sinh của trường là học sinh dân tộc Khmer thuộc vùng 
khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phần lớn các em ngoan, chăm học 
nhưng cũng có một phần lớn học yếu, thiếu sự dạy bảo của người lớn. Đội ngũ 
GV, CBCNV còn trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, uy tín đối với giúp đỡ 
học sinh tự học. Tâm lý lứa tuổi, môi trường sinh hoạt thay đổi, yêu cầu đòi hỏi 
của nhà trường và xã hội thay đổi. Nhà trường cần phải quan tâm và xác lập các 
biện pháp quản lý kịp thời trong việc hướng dẫn tự học, tổ chức hoạt động tự 
học cho học sinh và nâng cao khả năng tự học của họ. 
Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý 
hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện 
Gò Quao” để nghiên cứu. 
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài 
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự học 
của đội ngũ Ban giám hiệu trong trường PTDTNT huyện Gò Quao. 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp quản lý hoạt động tự học 
của học sinh ở nội trú trường PTDNT huyện Gò Quao. 
4. Mục đích của đề tài 
Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học đối với 
học sinh của trường PTDTNT huyện Gò Quao nhằm góp phần nâng cao chất 
lượng dạy – học của nhà trường. 
5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu 
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động tự học ở trường 
PTDTNT huyện Gò Quao từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng 
cường quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú. 
6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề 
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý hoạt động tự học 
của học sinh trung học, lý luận về tâm lý lứa tuổi, về dự báo quy hoạch phát 
triển giáo dục, về tâm lý cán bộ quản lý trung học, các yếu tố ảnh hưởng chi 
phối nếu xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh. 
Phát hiện thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nội 
trú: phân tích mặt mạnh, yếu và nguyên nhân thực trạng. 
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học đảm 
bảo cho bộ máy quản lý của trường PTDTNT hoàn thành mục tiêu của ngành, 
của trường. 
 Phần nội dung 
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
Quản lý hoạt động tự học 
Khái niệm 
Tự học là học khi có thầy và cả khi không có thầy, người học biết tự xác 
định mục tiêu, tự lập kế hoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân. Tự học 
là học mà không cần có sự giám sát bên ngoài. Tự học là “tự động học tập”, 
nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao trong quá trình lĩnh hội khái 
niệm khoa học của người học. 
Như vậy, tự học là tự mình suy nghĩ, tự mình sử dụng kiến thức, kỹ năng 
đã biết, các năng lực và phẩm chất cùng với cả động cơ tình cảm, nhân sinh 
quan, thế giới quan của bản thân để chiếm lĩnh một lĩnh vực tri thức, kỹ năng 
nào đó của nhân loại. 
Vai trò của tự học 
Tự học, tự đào tạo là mục đích của quá trình giáo dục – đào tạo, là 
phương thức tạo ra chất lượng thực sự, lâu bền của quá trình giáo dục – đào 
tạo. Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thể 
thay đổi người khác được. Khi nói đến học, hàm ý nói đến mối quan hệ giữa 
nội lực của người học và ngoại lực của người dạy, còn khi nói đến tự học thì 
chỉ xét riêng đến nội lực của người học. 
Như vậy, hoạt động tự học của học sinh có phạm vi rất rộng, từ tự học 
trên lớp dưới sự điều khiển trực tiếp của thầy giáo đến tự học ngoài giờ lên 
lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của thầy giáo và tự học hoàn toàn độc lập 
không có tổ chức, điều khiển của thầy giáo. Hoạt động tự học là một phần của 
hoạt động học tập. Do mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của để tài, bản thân 
chỉ xem xét việc quản lý hoạt động tự học của học sinh trường PTDTNT 
huyện Gò Quao ngoài giờ lên lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên 
và đặt dưới sự tổ chức quản lý của cán bộ lớp, Đoàn, Đội, nhằm hoàn thành 
mục đích, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của nhà trường. 
Nội dung quản lý hoạt động tự học 
Giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thúc đẩy hoạt động 
tự học của học sinh. 
Mọi hoạt động của con người đều có mục đích. Hoạt động tự học của 
người học nhằm mục đích hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được xác định. 
Hoạt động tự học được thực hiện bằng các hành động tự học của người học. 
Hành động là kết quả của nhận thức, nhận thức đúng thì hành động đúng. 
Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức của người học, vai trò của hoạt 
động tự học cũng là một quá trình tuân theo quy luật nhận thức chân lý khách 
quan: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến 
thực tiễn. 
Muốn nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động tự học, 
từ đó giúp họ có những hành động tự học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học 
tập, nhà trường phải thường xuyên đồng thời phải tiến hành nhiều biện pháp 
và hình thức giáo dục truyền thống, giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu, 
yêu cầu đào tạo, các chế độ, quy chế, quy định về giáo dục – đào tạo, xây 
dựng bầu không khí học tập tích cực trong tập thể học sinh. Hoạt động tự học 
của học sinh bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao 
và mang đậm sắc thái cá nhân, đều này càng khẳng định nó phải được thúc 
đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. 
Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của hoạt động tự 
học sẽ trực tiếp góp phần xây dựng và thúc đẩy động cơ tự học của học sinh. 
Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu 
cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành 
nghề trong tương lai, cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng 
khát khao tri thức. Mọi động cơ đều có nguồn gốc, được hình thành từ những 
tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin,  
của mỗi cá nhân. Hình thành động cơ hoạt động phải bắt đầu từ xây dựng các 
điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân. 
- Quản lý kế hoạch tự học: 
Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một 
cách hợp lý, dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các 
điều kiện được đảm bảo, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn 
học. Việc xây dựng kế hoạch tự học giúp cho học sinh biết mình phải làm gì 
để đạt mục tiêu nào, nó làm cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến, do đó 
nó giúp học sinh thực hiện các nhiệm vụ tự học và kiểm soát được toàn bộ 
quá trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm được thời gian. 
Kế hoạch tự học của học sinh càng rõ ràng thì càng tạo điều kiện thuận 
lợi cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả và mức độ đạt được mục tiêu tự học, 
tự đào tạo của học sinh. Muốn vậy, kế hoạch tự học của học sinh cần được cụ 
thể hóa thành thời gian biểu tự học trong từng buổi học, từng tuần, từng 
tháng, 
Do vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế 
hoạch tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của học sinh. 
- Quản lý nội dung tự học: 
Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường đã được xác định một cách 
chặt chẽ theo mục tiêu đào tạo, bao gồm các khối kiến thức về khoa học cơ 
bản, khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài nội dung học tập bắt buộc trong nhà 
trường, học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu những lĩnh vực tri thức theo sở 
thích riêng, theo năng khiếu sở trường của bản thân, Ngoài việc chiếm lĩnh 
tri thức khoa học, bằng tự học, tự đào tạo, người học rất có điều kiện để 
chiếm lĩnh tri thức về phương pháp, rèn luyện đạo đức, ý chí và sức khỏe. 
Để quản lý được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học phù hợp 
mục tiêu, yêu cầu đào tạo, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho học 
sinh. Nội dung tự học bao gồm 2 phần: 
+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (học sinh phải 
hoàn thành). 
+ Định hướng nghiên cứu và đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề 
trong nội dung học tập. 
Ngoài ra, cán bộ quản lý phải thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho 
học sinh phù hợp định hướng của giáo viên và phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào 
tạo đã xác định. 
- Quản lý các phương pháp tự học: 
Phương pháp học tập (tự học) đối với từng người, từng môn học là khác 
nhau. Tuy nhiên, các phương pháp tự học vẫn có những điểm chung mà ta 
cần tranh thủ, đó là các phương p

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_tu_hoc_cua_hoc_sinh.pdf