SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và thực hiện chính sách nhất quán về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy, phát triển văn hoá nghệ thuật của các dân tộc, làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các ngành trong tỉnh.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ

dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.

 

docx 86 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương cho học viên các lớp tiếng dân tộc Thái
SÁNG KIẾN
Đề tài:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI
ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC VIÊN CÁC LỚP TIẾNG DÂN TỘC THÁI”
lĩnh vực: Giáo dục thuòng xuyên
Tác giả:
Nguyễn Tùng Sơn Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài	1
Phạm vi nghiên cứu	2
Phạm vi ứng dụng	2
Mục đích nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	3
Tính mới của đề tài	3
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG	3
Cơ sở lý luận	3
Cơ sở thực tiễn	5
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và kết quả đạt được	7
Thuận lợi	7
Khó khăn, hạn chế	8
Kết quả đạt được	9
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái	10
Công tác chuẩn bị	10
Công tác chuẩn bị đối với giáo viên giảng dạy và phòng Bồi dưỡng nâng
cao trình độ	10
Công tác chuẩn bị về việc phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận	10
Chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương	11
Tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng Thái tại địa phương	11
Phong tục về nhà ở	11
Phong tục trộm vợ	14
Phong tục chọc sàn	16
Phong tục về tổ chức lễ Xăng Khan	18
Phong tục về trang phục truyền thống	20
Phong tục “Tằng cẩu”	23
Phong tục về ma chay	25
Phong tục về cưới hỏi	27
Phong tục thờ cúng	29
Phong tục về văn hóa cồng chiêng	32
Phong tục về ẩm thực	34
Tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của đồng bào Thái	39
Nghề dệt thổ cẩm – Tinh hoa của nghệ thuật trang trí	39
Nghề đan lát và tư duy nghệ thuật miền sơn cước	41
Nghề trồng lúa nước và nuôi cá	44
Nghề trồng dâu nuôi tằm	45
Các trò chơi dân gian	48
Tung còn (ném còn)	48
“Tò mạc Lẹ”	50
Bắn nỏ	53
Múa sạp	54
Đi cà kheo	56
Văn học giân gian của đồng bào Thái	57
Những làn điệu dân ca Thái	61
Các hoạt động cho học viên tại nơi đi thực tế	64
Nghe báo cáo văn hóa, phong tục tập quán tại địa phương	64
Tham quan và trải nghiệm một số nghề truyền thống tại các làng nghề truyền thống	65
Trải nghiệm lễ cúng làm vía, chế biến ẩm thực Thái	65
Trải nghiệm các trò chơi dân gian	65
Giao lưu văn hóa, văn nghệ	66
Tổng kết đánh giá, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài	66
Tổng kết đánh giá	66
Bài học kinh nghiệm	67
Hướng phát triển của đề tài	67
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	67
Kết luận	67
Kiến nghị	69
Đối với UBND tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An	69
Đối với Trung tâm GDTX-HN Nghệ An	69
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DTT
Dân tộc Thái
GVGD
Giáo viên giảng dạy
HV
Học viên
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
KNS&NK
Kỹ năng sống và năng khiếu
CBCC
Cán bộ công chức
GDTX
Giáo dục thường xuyên
GDNN-GDTX
Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Chữ viết và tiếng nói là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, là hồn cốt văn hóa ẩn chứa sức mạnh nội sinh to lớn. Bởi vậy việc bảo tồn và phát triển tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc có một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đã từng phải trải qua hàng vạn năm tiến hóa mới có được, đồng thời thể hiện sự ưu việt trong chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá đối với các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta.
Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và thực hiện chính sách nhất quán về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định nhiệm vụ bảo tồn, phát huy, phát triển văn hoá nghệ thuật của các dân tộc, làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các ngành.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộcCán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, trong nhiều năm qua tại Nghệ An chương trình dạy “Tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái hệ Lai-Tay” do Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An (nay là Trung tâm GDTX-HN Nghệ An) biên soạn theo Quyết định số 485/ QĐ-BNV ngày 12/5/2014, đã trở thành chương trình học thiết thực cho đội ngũ CBCC công tác ở vùng đồng bào dân tộc Thái sinh sống trên toàn tỉnh.
Trong khung chương trình bồi dưỡng tiếng nói chữ viết dân tộc Thái cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang công tác trên địa bàn các huyện miền núi học viên phải học đủ 450 tiết (trong đó 300 tiết thực học trên lớp và 150 tiết là học qua trải nghiệm thực tế tại địa phương).
Để thực hiện đúng chương trình và mục tiêu đề ra củ ... triển đề tài theo hướng chuyên sâu vào các nội dung cụ thể như: mở rộng phạm vi các lớp được đi học tập thực tế (không dừng ở các lớp được cấp ngân sách bồi dưỡng; cách thức xây dựng chương trình thực tế đa dạng hơn..v.v.. hoặc những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng thông qua các hoạt động học tập thực tế.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trung tâm GDTX-HN Nghệ An là một trong những Trung tâm có quy mô đào tạo, bồi dưỡng hàng đầu của ngành học GDTX trong cả nước. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành và Sở GD&ĐT Nghệ An về việc giảng dạy, bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số, Trung tâm GDTX-HN trong những năm vừa qua đã và đang đào tạo thành công các khóa học tiếng dân tộc thiểu số cho
đối tượng học viên là cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên đang công tác tại địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh.
Với việc nhận thức rõ được tính cấp thiết và lâu dài của công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ, công chức, viên chức của đơn vị được đi học tiếng dân tộc thiểu số.Cán bộ CCVC công tác ở các vùng dân tộc miền núi cơ bản đã xã định được việc học tập tiếng dân tộc thiểu số là nhu cầu đồng thời là nhiệm vụ
Như chúng ta đã biết, tiếng dân tộc là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Giảng dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng dân tộc Thái nói riêng luôn có nhiều dao động và biến đổi theo nhịp tiến hóa chung của nền văn minh và văn hóa thế giới. Đó là điều mà không ai có thể phủ nhận. Vì vậy đòi hỏi nội dung chương trình dạy học này phải phong phú, chuyên sâu, học đi đôi với thực hành, học viên không chỉ học ở lớp mà còn phải được trải nghiệm các hoạt động thực tế tại địa phương để qua đó tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngôn ngữ để phục vụ và đáp ứng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác của cán bộ công chức, viên chức ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt để góp phần bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số. Một vấn đề quan trọng trong việc đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An là việc tiếp cận với đồng bào; vì vậy ngoài việc thành thạo chữ viết thì khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa của đồng bào là rất cần thiết. Bởi vì theo chủ trương của Đảng thì Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
Trong quá trình áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tiễn tổ chức các hoạt động thực tế tại địa phương. Các học viên các lớp tiếng Thái ngày càng được nâng cao rõ rệt về vốn ngôn ngữ và văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào và qua đó nhiều học viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Thái trong giao tiếp với đồng bào dân tộc qua đợt học trải nghiệm thực tế nhằm giúp học viên thuận lợi trong quá trình công tác trên địa bào có đồng bào Thái sinh sống đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa những tinh hoa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái.
Kiến nghị
Đối với UBND tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
Tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vị trí vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác bồi dưỡng các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu cao của người học.
Đối với Trung tâm GDTX-HN Nghệ An
Chỉ đạo, nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy cho tất cả các khóa học tiếng DTTS nói chung, tiếng dân tộc Thái nói riêng mà Trung tâm phụ trách.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình dạy và học tại các đơn vị đặt lớp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC LỚP BỒI DƯỠNG TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT DÂN TỘC THÁI ĐI THỰC TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tham khảo các Quyết định, Thông tư và văn bản Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT NGhệ An
Tục ngữ ca dao Thái cổ (Sách Thái cổ)
Tập Truyện thơ các dân tộc ít người (NXB VHDT, 2000).
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ biên).
Bản sắc văn vóa dân tộc (Tác giả Hồ Bá Thân– NXB văn hóa thông tin, 2003.)
Tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Tác giảNgô Văn Lệ– NXB GD Hà Nội. 1998)
Nghệ thuật trang phục Thái (Tác giả Lê Ngọc Thắng – NXB VHDT Hà Nội 1990)
Văn hóa và lich sử người Thái ở Việt Nam (NXB VHDT Hà Nội 1996)
Tài liệu Tiếng nói và chữ viết Dân tộc Thái hệ Lai Tay cho cán bộ công chức viên chức công tác tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An-UBND tỉnh Nghệ An (Chủ biên-TS Lê Võ Bình; Các tác giả: Trần Lam Sơn, Hoàng Thị Hoài An, Nguyễn Thị Hải Yến, Phan Lan Anh, Nguyễn Tùng Sơn, Lữ Thanh Hà, Vi Ngọc Chân, Sầm Văn Bình).

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_dong_tr.docx
  • pdfNguyễn Tùng Sơn& Nguyễn Thị Hải Yến - Trung tâm GDTX-HN Nghệ An- Giáo dục thường xuyên.pdf