SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra là một chức năng quan trọng trong

công tác quản lý của Hiệu trưởng. Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ hiểu rõ hoạt

động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà

trường hay không. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp

thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.

Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý,

đảm bảo mối tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình

thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công cụ quan

trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức

việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần,

gấp trăm lần”.

pdf 26 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH 
 Người thực hiện: Phạm Ngọc Lư 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục R 
 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................ £ 
 - Lĩnh vực khác: ....................................................... £ 
 (Ghi rõ tên lĩnh vực) 
 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 
 £ Mô hình £ Phần mềm £ Phim ảnh £ Hiện vật khác 
Năm học: 2010-2011 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Phạm Ngoc Lư 
2. Ngày tháng năm sinh: 01 – 03 – 1970 
3. Nam, nữ: Nam 
4. Địa chỉ: A47 – Tổ 7 – Khu phố 9, Phường An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai 
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ 0613.832239 (NR); ĐTDĐ: 0918402815 
6. Fax: E-mail: lungocpham98@gmail.com 
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học 
- Năm nhận bằng: 1992 ( Sư phạm Ngữ văn), 2007(Cử nhân Giáo dục Chinh trị) 
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn. 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 
- Số năm có kinh nghiệm: 18 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
+ Góp phần nâng cao khả năng nhận diện và phân tích ngữ nghĩa từ Hán Việt 
cho học sinh phổ thông. 
+ Sử dụng phương pháp đối sánh làm nổi bậc tinh thần tự hào dân tộc trong 
Bình Ngô đại cáo. 
+ “Lấy học sinh làm trung tâm trong việc tự rèn luyện để hình thành nhân 
cách”. 
+ Công tác giáo dục tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội và 
phòng chống ma tuý trong học đường. 
+ Giáo dục lịch sử truyền thống cho đoàn viên – thanh niên học sinh thông 
qua mô hình “ Mỗi tuần : một nhân vật – một sự kiện”. 
+ Một số biện pháp xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên vững mạnh trong 
trường trung học phổ thông. 
+ Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo 
dục ( chung đề tài với Thầy Phan Quang Vinh và Cô Nguyễn Thị Minh Huệ) 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1. Lý do khách quan: 
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – 
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Đồng 
chí Lênin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”. 
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra là một chức năng quan trọng trong 
công tác quản lý của Hiệu trưởng. Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ hiểu rõ hoạt 
động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà 
trường hay không. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp 
thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra. 
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, 
đảm bảo mối tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình 
thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công cụ quan 
trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức 
việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, 
gấp trăm lần”. 
2. Lý do chủ quan: 
Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra hoạt động 
sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng trong những năm 
qua được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường 
được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ nói 
chung và kiểm tra hoạt động sư phạm nói riêng để rút ra kinh nghiệm trong công tác 
quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo 
viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường 
trong năm học 2010 – 2011 và những năm học tới, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số 
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở 
trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài: 
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền 
thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành 
pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của 
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. 
Thanh tra giáo dục thực hiện nhiệm vụ: 
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục; 
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương 
pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc 
thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ 
sở giáo dục; 
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục 
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật 
về xử lý vi phạm hành chính; 
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh 
vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; 
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa 
đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục; 
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 
Kiểm tra: Theo từ điển tiếng Việt thì “Kiểm tra: Tra xét kỹ lưỡng xem việc làm 
có đúng hay không”. 
- Theo A.G Afanaxep “Kiểm tra là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá 
trình hoạt động của khách thể với các quyết định quản lý đã lựa chọn, xác định kết 
quả tác động của chủ thể tới khách thể, xác định những sai lệch so với yêu cầu quyết 
định quản lý so với các nguyên tắc tổ chức và điều hòa đã áp dụng”. 
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – 
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết 
rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề 
ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá 
nhân và tổ chức phát triển. 
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động 
giáo dục cũng như các điều kiện dạy – học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường 
nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát 
triển người giáo viên và học sinh nói riêng. 
Kiểm tra nội bộ trường học có vai trò to lớn, là chức năng quản lý quan trọng 
của chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược phục vụ cho công tác quản 
lý: 
- Kiểm tra nội bộ trường học là yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục - đào tạo 
trong nhà trường, có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng kiểm tra 
làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. 
Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp 
của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và 
ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương 
trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên 
môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụvà thực hiện các 
công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Đặc biệt, hoạt động sư 
phạm của giáo viên còn thể hiện qua phẩm chất đạo đức lối sống của giáo viên. 
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo 
viên theo yêu cầu của chương trình và nội quy của nhà trường. 
Trong trường phổ thông, tất cả giáo viên đều được kiểm tra, đánh giá việc thực 
hiện nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao năng lực sư 
phạm, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, góp phần phát triển 
hệ thống giáo dục quốc dân. 
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên có ý nghĩa: 
- Giúp Hiệu trưởng có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư 
phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công, bố trí sử dụng, 
đào tạo, bồi dưỡng, xếp loại, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý; 
- Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực cho 
giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những 
sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư phạm, 
nâng cao nhận thức, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất lượng 
đào tạo của nhà trường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân; 
- Tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ; 
- Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo có 
khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh, giải quyết kịp thời những 
khó khăn của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. 
1.2. Nguyên tắc kiểm tra: 
Trong quá trình kiểm tra, Hiệu trưởng phải nắm thật vững các nguyên tắc cơ 
bản của kiểm tra và giúp giáo viên hiểu rõ những nguyên tắc này. Khi giáo viên nắm 
rõ các nguyên tắc kiểm tra sẽ có được môi trường kiểm tra thuận lợi. 
1.2.1. Kiểm tra phải chính xác, khách quan: 
Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng 
thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình 
thức, giả tạo, cần đảm bảo các thủ tục pháp lý theo quy định. 
1.2.2. Kiểm tra phải có hiệu quả: 
Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc, 
thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. 
Kiểm tra còn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, lấy hiệu quả quản lý làm chuẩn 
mực để đánh giá hoạt động quản lý. Các lợi ích kiểm tra mang lại phải lớn hơn các 
chi phí và các hậu quả do kiểm tra gây ra. 
1.2.3. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời: 
Không phải có “vấn đề” mới kiểm tra mà

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_kiem_tra_ho.pdf