SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường

 Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã được thực hiện từ nhiều năm

qua, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,

chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và đến năm 2010, hệ

thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Việc cải cách hành chính trong Ngành Giáo dục Đồng Nai nhiều năm qua đã

đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách hành chính ở một số

trường còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn

rườm rà, phức tạp. Trật tự, kỷ cương chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ còn yếu về

chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, vì vậy

phần nào làm giảm hiệu quả phục vụ nhân dân và hiệu lực quản lý nhà nước.

 Trường THPT Long Thành trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện

cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường

và được sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong

muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các

trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu

phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong nhà trường
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG 
NHÀ TRƯỜNG 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã được thực hiện từ nhiều năm 
qua, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, 
chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và đến năm 2010, hệ 
thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
 Việc cải cách hành chính trong Ngành Giáo dục Đồng Nai nhiều năm qua đã 
đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách hành chính ở một số 
trường còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn 
rườm rà, phức tạp. Trật tự, kỷ cương chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ còn yếu về 
chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới,vì vậy 
phần nào làm giảm hiệu quả phục vụ nhân dân và hiệu lực quản lý nhà nước. 
 Trường THPT Long Thành trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện 
cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường 
và được sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong 
muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các 
trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu 
phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Cải cách hành chính là gì? 
 Cải cách hành chính là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hành chánh 
trên thế giới đưa ra dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của mõi quốc 
gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các 
định nghĩa này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét phân tích dưới nhiều góc độ 
có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm 
thống nhất sau: 
 - Cải cách hành chánh là một sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu 
nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
 - Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành 
chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được 
tốt hơn, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi đi vào cuộc 
sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán 
bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách 
hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội của 
một quốc gia. 
 - Cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của 
lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra 
những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số 
nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, 
thể chế pháp lý, hoặc tài chính công 
 - Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính 
thức định nghĩa khái niệm cải cách hành chính là gì. Tuy nhiên, nhiều văn bản của 
Đảng đã đề cập đến thuật ngữ này, đã nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho 
công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời, chương trình tổng thể cải 
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ được ban hành 
kèm theo quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng chính 
phủ đã nêu bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính Việt Nam, đó là: cải cách 
thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội 
ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. 
 Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước đến năm 2010 là: xây dựng 
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, 
hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyễn xã hội chủ 
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm 
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. 
Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu 
quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
1.2.Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước 
 + Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 và chỉ thị số 32/2006/CT-
TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát các thủ tục hành chính, 
mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị các cấp có thẩm 
quyền sửa đổi, bãi bỏ những 
 Thủ tục hành chính mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, không còn phù hợp 
hoặc trái pháp luật hiện hành, gây khó khăn, phiền hà cho các cá nhân và tổ chức. 
 + Nghị quyết số 66/ NQ-CP ngày 23/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ 
tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 + Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của UBND tỉnh vào 
thực hiện cơ chế một cửa của đơn vị 
 + Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính 
phủ về quy định trách nhiệm, quản lý nhà nước về giáo dục. 
 + Quyết định số 129/2007 QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính 
phủ về thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở. 
 + Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ nội vụ về quy 
tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức. 
 + Thông tư số 09/2009/TT-BGD-ĐT ngày 07/5/2009 về thực hiện công 
khai đối với cơ sở giáo dục của cơ sở giáo dục quốc dân. 
 + Thông tư số 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009 về quy định của 
Hiệu trưởng các trường THCS, THPT. 
 + Nghị định 43/2006/NĐCP ngày 22/04/2006 và thông tư liên tịch số 
07/2009/TTLT-BGD-ĐT-BNV, nghị quyết số 193/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 
12/2010 của HĐND tỉnh về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị. 
 + Quyết định số 16/QĐSGD-ĐT ngày 11/01/2010 của Sở GD-ĐT về ban 
hành quy định tiếp công dân. 
 Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện cải cách hành chính ở 
đơn vị trường học. 
- Hiện nay do yếu tố khách quan và chủ quan mà ở một số trường học 
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thật sự triệt để trong việc cải cách hành 
chính. 
- Việc bố trí cán bộ tiếp nhận và trả kết quả là do các nhân viên văn 
phòng kiêm nhiệm như văn thư nhận và trả hồ sơ học sinh, nhận đơn chuyển 
trường, phát giấy chứng nhận tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp Thư viện, kế toán 
nhận hồ sơ bảo hiểm y tế, tai nạn Một số nơi thiếu nhân viên vì vậy phải bố trí 
công tác kiêm nhiệm nên khi cần liên hệ giải quyết công việc, phụ huynh và học 
sinh không biết cần phải gặp ai để giải quyết. 
 - Trật tự, kỷ cương một số trường chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ còn yếu 
về chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới gây 
phiền hà cho phụ huynh và học sinh. Vì vậy phần nào làm giảm hiệu quả phục vụ 
nhân dân , giảm lòng tin và uy tín của nhà trường. 
- Các văn bản hành chính, biểu mẫu, tờ khai, đơn, quy trình giải quyết, 
thời gian giải quyết còn nặng nề, hình thức mất thời gian và không đạt hiệu quả. 
- Ở một số nơi chưa tận dụng sự phân cấp trong quản lý để chuyển tải 
thông tin hoặc chỉ đạo chuyên môn hay sử dụng các phương tiện làm việc của 
nhà trường để truyền tải các văn bản hoặc thông tin mà thường triển khai thông 
qua các buổi họp hội đồng vì thế các buổi họp hội đồng thường kéo dài mất thời 
gian, thiếu tập trung và không mang tính thời sự do một tháng mới họp một lần. 
- Mặt khác, ở nhiều trường việc trình bày văn bản hành chính về hình 
thức và kỹ thuật chưa đúng với hướng dẫn trình bày văn bản hành chính, điều 
này thường thể hiện trong các báo cáo, tờ trình, biên bản, quyết định của Hiệu 
trưởng,  và hiện nay không ít các trường mắc phải nhưng cấp trên không có ý 
kiến vì cho đó là hình thức mà chỉ cần xem nội dung báo cáo để tổng hợp là chủ 
yếu. Từ những thực tế trên, cấp thiết hiện nay là phải tiếp tục thực hiện cải cách 
hành chính và cần xác định rõ trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách thủ 
tục hành chính, đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của trường học và đây 
cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng 
năm của đơn vị. 
 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 
 2.1. Cải cách thể chế hành chính: 
- Nhà trường cần tiếp tục triển khai thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 
19/1/2011 của Bộ nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và kỷ thuật trình bày văn 
bản hành chính cho bộ phận văn phòng nắm bắt và thực hiện đúng qui cách của 
trình bày văn bản hành chính như: khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn 
bản, phong chữ, cỡ chữ, kiểu chữ. Thể thức trình bày và kỹ thuật trình bày văn 
bản như: 
- Thể thức: Quốc hiệu ghi trên văn bản gồm 2 dòng chữ 
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” 
- Kỹ thuật trình bày: 
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1: chiếm ½ trang giấy theo chiều 
ngang bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 -13, kiểu chữ đứng đậm. 
Dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ 
in thường cỡ chữ từ 13-14 (nếu dòng thứ nhất cỡ 12 thì dòng thứ hai cỡ chữ 13, 
nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13 thì dòng thứ hai cỡ chữ 14.) kiểu chữ đứng đậm 
được đặt cách giữa hai dòng thứ nhất, chữ cái đầu của các cụm từ được viết 
hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ phía dưới có đường kẻ ngang, 
nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ. 
- Ngoài bộ phận văn phòng: văn thư, thủ quỹ, kế toán, thư viện, TKHĐ, 
cán bộ quản lý cần phải nắm bắt thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Bộ phận 
tham mưu cấp dưới trình bày cho đúng, không được qua loa, xuề xòa dễ dãi vì 
khi nhìn văn bản sẽ đánh giá về trình độ nhận thức và nghiệp vụ của người ban 
hành và sẽ không phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của Ngành giáo 
dục. 
2.2. Cải cách thủ tục hành chính: 
2.2.1. Cải cách thủ tục hành chính phải thực hiện từ việc rà soát các thủ 
tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến 
nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính, mẫu 
đơn, mẫu tờ khai hành chính không còn phù hợp hoặc trái pháp luật. 
2.2.2. Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong việc giải quyết công việc của 
phụ huynh và học

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cai_cach_hanh_chinh.pdf