SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5B - Trường Tiểu học Lê Văn Tám Huyện Thống Nhất - Tỉnh Đồng Nai

Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi có sự đổi mới về nội dung phương pháp dạy học. Đòi hỏi người chủ nhân tương lai của đất nước vừa giỏi chuyên môn vừa có nhân cách tốt. Như bất kì môn học nào khác, ở môn Tiếng Việt cũng có sự điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu đó. Mục tiêu môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng là rèn cho học sinh một số kĩ năng viết. Viết là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức chữ viết. Theo một số từ điển thì: Chính tả là viết đúng, là lối viết hợp chuẩn. Cụ thể, chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài.

Phân môn Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, đó là thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực, đồng thời nó còn là cơ sở của những môn học khác. Phân môn Chính tả được dạy liên tục trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1đến lớp 5 với các dạng bài chính tả như: tập chép, nghe đọc, nhớ viết Tùy yêu cầu của mỗi dạng bài khác nhau nhưng tất cả đều chú ý đến cách trình bày bài chính tả, viết chữ đẹp và đúng chính tả.

Việc dạy chính tả ở Tiểu học nhằm giúp học sinh nắm được quy tắc và thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn. Từ đó làm chủ được tiếng nói và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp học tập và tư duy. Viết đúng chính tả còn góp phần khẳng định trình độ văn hóa của người sử dụng Tiếng Việt. Do vậy nghiên cứu biện pháp khắc phục lỗi chính tả là một việc làm hết sức cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. Những điều vừa nêu trên đã khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh trong trường Tiểu học nói chung, giúp hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 nói riêng.

pdf 15 trang Huy Quân 28/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5B - Trường Tiểu học Lê Văn Tám Huyện Thống Nhất - Tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5B - Trường Tiểu học Lê Văn Tám Huyện Thống Nhất - Tỉnh Đồng Nai

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả cho học sinh Lớp 5B - Trường Tiểu học Lê Văn Tám Huyện Thống Nhất - Tỉnh Đồng Nai
1 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỐNG NHẤT 
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM 
    
 Mã Số: ....................................... 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
dạy-học phân môn Chính tả cho học sinh 
lớp 5B -Trường Tiểu học Lê Văn Tám 
Huyện Thống Nhất –Tỉnh Đồng Nai” 
 Người thực hiện: VŨ THỊ KIỀU DUNG 
 Lĩnh vực nghiên cứu. 
 - Quản lý giáo dục 
 - Phương pháp dạy học bộ môn 
 - Phương pháp giáo dục 
 - Lĩnh vực khác 
 Có đính kèm: 
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác 
 NĂM HỌC: 2011-2012 
2 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 Xuân Thiện, ngày 4 tháng 10 năm 2011 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Lê Văn Tám 
- Họ và tên : Vũ Thị Kiều Dung 
- Năm sinh : 1986 
- Đơn vị : Trường Tiểu học Lê Văn Tám 
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy-học phân môn Chính tả 
cho học sinh lớp 5B –Trường Tiểu học Lê Văn Tám 
Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai” 
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
I/ Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy Chính tả : 
Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi có sự đổi mới về nội dung phương pháp 
dạy học. Đòi hỏi người chủ nhân tương lai của đất nước vừa giỏi chuyên môn vừa 
có nhân cách tốt. Như bất kì môn học nào khác, ở môn Tiếng Việt cũng có sự điều 
chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu đó. 
Mục tiêu môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng là rèn 
cho học sinh một số kĩ năng viết. Viết là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình 
chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức chữ viết. Theo một số từ điển thì: Chính 
tả là viết đúng, là lối viết hợp chuẩn. Cụ thể, chính tả là hệ thống các quy tắc về 
cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách 
phiên âm tên riêng nước ngoài. Phân môn Chính tả giúp học sinh hình thành năng 
lực, thói quen viết đúng chính tả, đó là thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, 
Tiếng Việt chuẩn mực, đồng thời nó còn là cơ sở của những môn học khác. Phân 
môn Chính tả được dạy liên tục trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1đến 
lớp 5 với các dạng bài chính tả như: tập chép, nghe đọc, nhớ viếtTùy yêu cầu của 
mỗi dạng bài khác nhau nhưng tất cả đều chú ý đến cách trình bày bài chính tả, viết 
chữ đẹp và đúng chính tả. 
Việc dạy chính tả ở Tiểu học nhằm giúp học sinh nắm được quy tắc và thói 
quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn. Từ đó làm chủ được tiếng nói và khả 
năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp học tập và tư duy. Viết đúng 
3 
chính tả còn góp phần khẳng định trình độ văn hóa của người sử dụng Tiếng Việt. 
Do vậy nghiên cứu biện pháp khắc phục lỗi chính tả là một việc làm hết sức cần 
thiết, nhằm thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học. 
Những điều vừa nêu trên đã khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc 
giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả cho học 
sinh trong trường Tiểu học nói chung, giúp hình thành năng lực và thói quen viết 
đúng chính tả cho học sinh lớp 5 nói riêng. 
II/ Xuất phát từ thực trạng dạy và học phân môn Chính tả ở trường Tiểu 
học hiện nay : 
 Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc 
viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở để viết đúng. Tuy nhiên với 
tình hình thực tế tại địa phương, nơi có nhiều người dân ở những vùng miền khác 
đến làm ăn, sinh sống, đặc biệt là số lượng những người dân tộc thiểu số chiếm tỉ 
lệ cao nên hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là rất phổ biến. Chính vì vậy 
mà học sinh hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Vậy phải làm thế nào để giúp học 
sinh khắc phục lỗi chính tả? Phải làm sao để cho học sinh học tốt phân môn Chính 
tả? 
Từ những trăn trở trên đã thúc đẩy tôi trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi 
đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy-
học phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5B-Trường Tiểu học Lê Văn Tám-
Huyện Thống Nhất”, một trong những biện pháp tích cực giúp học sinh học tốt 
môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình. Bởi trên thực tế, nếu 
người nói “không chuẩn phát âm” không thể làm người nghe hiểu mình muốn nói 
gì thì “viết không đúng” cũng không thể diễn đạt được ý tưởng của mình cho 
người khác hiểu. Đặc biệt là trong chương trình phổ thông, môn Tiếng Việt lại là 
môn “chủ lực và trung tâm” để có thể khai thác các môn học khác một cách tốt 
nhất. 
B. NỘI DUNG: 
 I/ Một số lỗi tồn tại của học sinh: 
 Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi nhận thấy học 
sinh thường mắc phải các loại lỗi sau: 
 1. Lỗi về dấu thanh: 
 Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học 
sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã trong khi số lượng tiếng mang 2 
thanh này thì nhiều và rất phổ biến. 
 Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn, 
 2. Lỗi phụ âm đầu: 
 Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: 
+ c/k: Céo co, 
+ g/gh: Con ghà , gê gớm, 
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề, 
4 
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh, 
+ s/x: Cây xả , xa mạc, 
+l/n: na cà, gian lan, 
 3. Lỗi âm cuối, vần: 
 Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối và các vần sau đây: 
+ at/ac- ăt/ăc - ât/âc: mác mẻ, lường gạc, gặc lúa, nổi bậc, lấc phấc, 
+ an/ang- ân/âng: cây bàn, bàng bạc, khoai lan, hụt hẫn, tần lầu,... 
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển, 
+ ui/uôi: nui lớn, nhỏ tủi, quả chúi, 
+ iu/iêu: buổi chìu, muối tiu, nồi niu, 
+ ong/ông: mông ước, lồng mẹ, 
II/ Nguyên nhân chủ yếu: 
 1. Lỗi về dấu thanh: 
 Học sinh là con em người dân miền Trung thường không phân biệt được 
thanh hỏi và thanh ngã. Trong khi số lượng tiếng mang 2 thanh này khá nhiều. 
Do đó, đây là lỗi rất phổ biến trong học sinh. 
 2. Lỗi khi viết âm đầu: 
Học sinh là con em người dân miền Bắc thường nói lẫn lộn qua lại giữa 
l/n, ch/tr, s/x. Sự lẫn lộn trong cách phát âm, nói chuyện hàng ngày ít nhiều đã 
ảnh hưởng đến vấn đề viết đúng chính tả, tức là nói sai dẫn đến viết sai, nói như 
thế nào thì viết như vậy. 
 Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng 
(ví dụ: âm “cờ” ghi bằng 3 chữ cái c/k/q , âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, âm “gờ” 
ghi bằng g/gh) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, nhưng 
đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn. 
 3. Lỗi khi viết âm cuối, vần: 
Học sinh là con em người dân miền Nam thường không phân biệt được các 
vần có âm cuối at/ac - ăt/ăc - ât/âc; an/ang - ân/âng; ên/ênh. 
 Do đặc thù ở địa phương, tỉ lệ học sinh dân tộc cao (chiếm 23% tổng số 
học sinh toàn trường) nên học sinh dân tộc thường nói và viết sai các vần ui/uôi, 
iu/iêu, ong/ông. 
 III/ Một số biện pháp khắc phục lỗi: 
 1. Tích cực luyện phát âm đúng: 
 Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ 
tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các 
thanh và vần dễ lẫn. 
5 
Việc rèn phát âm được thực hiện trong tiết Tập đọc ở phần Luyện đọc, lưu 
ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. Đối với môn Chính tả, trước khi cho học sinh 
viết bài giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều lần và luyện viết các tiếng, các từ 
khó và dễ lẫn có trong bài; và sau khi viết bài xong, phần soát và sửa lỗi cũng 
không kém phần quan trọng. Giáo viên cần hình thành cho các em thói quen biết 
tự soát lỗi và sửa lỗi khi sai cho mình và cho bạn. Sau khi soát lỗi, học sinh phải 
sửa lỗi bằng cách viết lại mỗi lỗi sai một đến hai dòng vào dưới bài chính tả. Đối 
với môn Luyện từ và câu, Tập làm văn cần lưu ý giúp các em dùng từ hợp lí 
khi đặt câu hay viết văn. 
 2. Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh: 
 Giáo viên tập trung rèn luyện nhiều ở phân môn Tập đọc và Chính tả, song 
song với việc phát âm, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo 
tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để 
học sinh lưu ý và ghi nhớ. 
 Ví dụ: Khi viết tiếng “buông” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “buôn”, giáo 
viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: 
 - buông = b + uông 
 - buôn = b + uôn 
 So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “buông” có âm cuối là “ng”, tiếng 
“buôn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không 
viết sai. 
 3. Phân biệt bằng nghĩa từ: 
 Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học 
sinh hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong 
tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn và trong tiết Chính tả. 
Ví dụ: Phân biệt lan và lang : lan có thể là hoa lan 
 lang có thể là khoai lang 
Giáo viên có thể treo tranh minh họa để vừa kích thích hứng thú học tập 
của học sinh, vừa giúp học sinh dễ nhớ từ hơn. 
 Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể 
để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ. 
 4. Ghi nhớ một số luật và mẹo chính tả: 
 Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể 
giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, 
các em đã được làm quen với quy tắc chính tả: các âm đầu k, gh, ngh đứng 
trước các âm i, e, ê. Còn các âm c, g, ng đứng trước các âm còn lại. 
Từ những năm 1984, Nhà nước đã có quy định về các trường hợp viết I và 
Y như sau: 
- Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (trừ trường hợp Y đi sau âm 
đệm) thì đồng loạt thay Y bằng I. Ví dụ: hi sinh, lí luận, thẩm mĩ, 
6 
- Nếu âm đứng một mình hay ở đầu tiếng thì viết bằng Y, trừ vài trường 
hợp đã theo thói quen cũ. Ví dụ: y tế, yêu thương, yên ổn, 
Phân biệt L và N: 
- Trong các từ láy vần: 
 + Âm đầu trong tiếng thứ nhất hoặc âm đầu trong tiếng thứ hai thường 
là L. Ví dụ: cheo leo, loảng xoảng, 
 + Trường hợp âm đầu của tiếng này là GI và KH hoặc một tiếng không 
có âm đầu thì tiếng kia là N. Ví dụ: gian nan, khệ nệ, ảo não, ăn năn, 
- L xuất hiện hầu

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_c.pdf