SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng

Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ

CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng

với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng

phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn

là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của

ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

 Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo viên mầm non

phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở từng độ tuổi. Muốn

thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nổ lực phấn đấu

trao đổi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng cho mình và phải đặc

biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của trẻ thì mới thực

hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt

pdf 28 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
Mục lục
Phần 1 : Mở đầu
1 Mục đích của sáng kiến Trang 2
2
Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc 
nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo 
dục nói chung và của Trường Mầm Non Nghĩa 
Đạo nói riêng
Trang 3
Phần 2 : Nội dung
Chương 1 Cơ sở khoa học của sáng kiến Trang 3
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2. Cở sở thực tiễn của sáng kiến
Trang 3
Trang 4
Chương 2 Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến Trang 6
Chương 3 Những giải pháp mang tính khả thi Trang 7
1. Giải pháp thứ nhất
2. Giải pháp thứ hai
3. Giải pháp thứ ba
Trang 8
Trang 11
Trang 17
Chương 4
Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng 
kiến kinh nghiệm
Trang 17
Phần 3 : Kết luận
1
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến 
của sáng kiến
Trang 18
2
Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm 
đới với biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc 
– giáo dục trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Trang 19
1
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
3 Kiến nghị với các cấp quản lý Trang 20
Phần 4 : Phụ lục
Tài liệu tham khảo Trang 22
Phần 1 : Mở đầu
1. Mục đích của sáng kiến 
Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học–công nghệ trong thời kỳ 
CNH-HĐH đất nước đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, chính vì vậy cùng 
với sự phát triển của các ngành khoa học thì ngành giáo dục cũng không ngừng 
phát triển và đổi mới từ mầm non đến đại học và đặc biệt chất lượng giáo dục luôn 
là vấn đề được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục luôn là vấn đề bức xúc của 
ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thì mỗi giáo viên mầm non 
phải thực hiện tốt và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở từng độ tuổi. Muốn 
thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nổ lực phấn đấu 
trao đổi thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo nền tảng cho mình và phải đặc 
biệt tâm huyết với nghề coi mình như là một người mẹ thứ hai của trẻ thì mới thực 
hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ở từng độ tuổi được tốt.
2
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
Qua nghiên cứu, học tập được dự các chuyên đề của phòng và trường tổ chức 
cùng với sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các chị em đồng nghiệp, tôi nhận thấy 
rằng muốn thực hiện tốt việc đổi mới ở các nhóm lớp là việc làm thế nào để nâng 
cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ được tốt. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài 
“nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ ở lớp nhóm 24-36 tháng” để viết 
sáng kiến kinh nghiệm.
2. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất 
lượng dạy và học của ngành giáo dục nói chung và của Trường 
Mầm Non Nghĩa Đạo nói riêng
- Tạo được môi trường, nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong lớp 
học, giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
- Thay đổi hình thức tổ chức linh hoạt và có sự sáng tạo để gây hứng thú cho 
trẻ
- Sáng tạo và cải thiện một số trò chơi dân gian, cho trẻ hoạt động với đồ vật 
đồ chơi
3
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
- Ứng dụng Công nghệ - Thông tin vào trong giảng dạy, đưa ra những biện 
pháp thích hợp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm phát triển về mọi 
mặt cho trẻ
Phần 2 : Nội dung
Chương 1 : Cơ sở khoa học của sáng kiến 
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
Trong giáo dục hiện nay muốn thực hiện tốt mục tiêu và nội dung trên đòi 
hỏi mỗi trường mầm non, mỗi giáo viên mầm non nghiên cứu học tập để nâng cao 
chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ tuổi.
Qua thực tiễn giảng dạy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp 24 – 36 
tháng, cùng với sự đổi mới của giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi là hết sức cần thiết. Việc nâng cao 
tạo ra chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi đòi hỏi người giáo viên hoặc 
người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu chương trình, phương pháp giáo dục mầm 
non mang tính quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự linh động trong việc tổ 
chức các sinh hoạt cho trẻ, bố trí thời gian hợp lý sự nhạy bén yêu nghề, mến trẻ 
hiểu được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi của mỗi giáo viên là yếu tố quan trọng 
4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
dẫn đến sự thành công của việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở từng độ 
tuổi.
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến : 
2.1 : Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường
2.2 .1 : Đặc điểm của địa phương
Xã Nghĩa Đạo rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xây dựng cở sở vật chất 
khang trang và khá đầy đủ, trường học có đồ dùng đồ chơi,... Vì vậy lớp học ngày 
càng được kiên cố và được quan tâm đặc biệt của Đảng Ủy, UBND đối với các bậc 
học.
2.2.2 : Về giáo dục
Là một giáo viên được học tập và nắm vững chuyên môn với tấm lòng yêu nghề 
mến trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công việc nghiên cứu các phương pháp, tôi luôn 
học hỏi đồng nghiệp và các cô giáo đã có nhiều thành tích và nhiều năm kinh 
nghiệm trong công tác.
Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng của việc nâng cao chất 
lượng chăm sóc – giáo dục trẻ Mầm Non, nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện 
pháp tốt nhất và phù hợp nhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được 
5
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
kết quả cao trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Vì vậy Trường Mầm Non Nghĩa 
Đạo rất chú trọng tới việc dạy và học của cô và trẻ , nhà trường đã giúp đỡ tạo điều 
kiện cho giáo viên được tham gia dự giờ các lớp chuyên đề, Hội giảng các môn học 
ở trong và ngoài trường để có thể giúp cô giáo nâng cao chất lượng chăm sóc – 
giáo dục trẻ tốt hơn.
2.2.3 : Đặc điểm của Nhà trường
Trường Mầm Non Nghĩa Đạo là trường công lập, được công nhận là trường 
chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Trường có 12 nhóm lớp, có cơ sở vật chất tốt, phòng 
học thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, sân chơi thoáng 
mát, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình đó chính là điều kiện để phụ huynh gửi con 
vào trường ngày càng nhiều.
2.2.4 : Đặc điểm của lớp
- Thuận lợi : 
 Năm học 2013-2014, được sự phân công của Ban Giám Hiệu Nhà trường, tôi là 
giáo viên phụ trách lớp 24 – 36 tháng, trẻ được học theo chương trình đổi mới với 
sĩ số là 12 trẻ. Các cháu đều ngoan, là một lớp các cháu ở độ tuổi còn nhỏ nên được 
nhà trường rất quan tâm tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. 
6
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
- Khó khăn : 
Ngay từ đầu năm học Nhà trường đã đưa ra kế hoạch trẻ đến 26 tháng tuổi thì 
chuyển lên lớp khác và các cháu ra lớp không đồng đều. Ở lớp thì có một giáo viên, 
phòng học còn chật hẹp chưa đảm bảo, vì vậy còn ảnh hưởng rất nhiều đến việc 
chăm sóc và giáo dục trẻ.
2.2.5 : Về nhu cầu phụ huynh : 
Giáo viên luôn phối kết hợp tốt với các bậc phụ huynh để cùng nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
Chương 2 : Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
2.1 : Thực trạng của việc chăm sóc giáo dục trẻ 
2.1.1 : Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên
Như chúng ta đã biết, trẻ em là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chăm sóc – 
giáo dục trẻ cũng là chăm lo cho những chủ nhân của đất nước sau này, Nhận thức 
được tầm quan trọng đó, những năm qua Trường Mầm Non Nghĩa Đạo luôn đặc 
biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em đầy đủ, 
toàn diện về thể chất và tinh thần một cách toàn diện. Chính vì vậy là một giáo 
7
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
viên, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy tính tích cực của trẻ khi trẻ tham gia các hoạt 
động học.
Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, cô cần nắm được tính nết và bản chất của từng 
trẻ để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
2.1.2 : Sự phát triển tâm lý của trẻ
Điều quan trọng là trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh 
hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã 
hội. Chẳng hạn khi hờn dỗi trẻ có thể ném cái cốc xuống sàn, nhưng rồi nó tỏ ra sợ 
hãi khi nhìn vào mặt người lớn, vì nó biết làm như vậy là vi phạm quy tắc sử dụng 
đồ vật. Thái độ của người lớn lúc này đồng tình hay phản đối là hết sức quan trọng 
để củng cố nắm vững quy tắc hành vi xã hội cho trẻ. Do nắm được phương thức 
hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một 
bước phát triển mới. Khi gặp một đồ vật lạ, trẻ không chỉ muốn biết “đây là cái 
gì?” mà còn muốn biết “có thể là gì với cái này?”. Nếu được sự hướng dẫn thường 
xuyên của người lớn, trẻ em sẽ nhanh chóng nắm được phương thức hành động với 
đồ vật theo kiểu người. Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình học làm 
người của trẻ. Ở lứa tuổi này, hoạt động với đồ vật luôn luôn giữ vai trò chủ đạo, 
8
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
độ tuổi 24 – 36 tháng
=====================================================
đứa trẻ luôn hướng vào thế giới đồ vật của con người. Lúc này trẻ luôn luôn tìm 
hiểu, khám phá để xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào. 
Do đó khi gặp một đồ vật bất kỳ nào trẻ cũng muốn hành động với nó. Đó là những 
hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lý ở trẻ. Tuy vậy hành động đối với đồ 
vật thật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó người lớn cũng cần mạnh 
dạn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_giao_duc.pdf