SKKN Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém ở Lớp 4 - Trường Tiểu học Hải Vân
Trước xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ của thế giới. Đất nước ta đang tích cực đổi mới trên tất cả các lĩnh vực nhằm đáp ứng trước nhu cầu phát triển của thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành Giáo dục của chúng ta đã có nhiều bước thay đổi mạnh mẽ, chất lượng ngày càng nâng cao.Tuy nhiên, một đất nước đang còn nhiều khó khăn thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia của tất cả các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Trong đó các nhà quản lí, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh là những người trực tiếp giáo dục nuôi dưỡng các em đã và đang dành nhiều sự quan tâm, nhưng cũng không ít băn khoăn, trăn trở về chất lượng giáo dục hiện nay.
Ngôi trường thân yêu nơi tôi đang dạy, nằm dưới chân đèo mang cái tên hùng vĩ của ngọn núi Hải Vân. Là một ngôi trường nằm trên mảnh đất có điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội còn thấp kém so với địa bàn thành phố. Vì thế, học sinh ở đây chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các trường bạn. Đặc biệt các em thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.Vì thế, tình trạng học sinh học yếu kém, có nhiều biểu hiện đạo đức chưa tốt cũng là điều dễ hiểu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém ở Lớp 4 - Trường Tiểu học Hải Vân

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM Ở LỚP 4 - TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN PHIẾU NHẬN XÉT , XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU KÉM Ở LỚP 4 - TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN Loại đề tài : Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Đinh Thị Thu Ngà Chức vụ : GVCN lớp 4/2 Đơn vị : Trường Tiểu học Hải Vân NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI TỔ CHUYÊN MÔN .......................................................... .......................................................... .......................................................... ................................................................ ................................................................ ................................................................ ................................................................ .................................. Xếp loại : ....................... Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Tổ trưởng chuyên môn 4&5 Lê Thị Cúc HỘI ĐỒNG XÉT CHỌN SKKN ĐƠN VỊ .......................................................... .......................................................... .......................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................ Xếp loại : ....................... Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Thanh Tuấn NHẬN XÉT , XẾP LOẠI SKKN CỦA PHÒNG GD&ĐT LIÊN CHIỂU ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. ................................................................. Xếp loại : ....................... Hòa Hiệp Bắc , ngày ..../..../2009 Trưởng phòng PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước xu thế ngày càng phát triển mạnh mẽ của thế giới. Đất nước ta đang tích cực đổi mới trên tất cả các lĩnh vực nhằm đáp ứng trước nhu cầu phát triển của thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành Giáo dục của chúng ta đã có nhiều bước thay đổi mạnh mẽ, chất lượng ngày càng nâng cao.Tuy nhiên, một đất nước đang còn nhiều khó khăn thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia của tất cả các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Trong đó các nhà quản lí, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh là những người trực tiếp giáo dục nuôi dưỡng các em đã và đang dành nhiều sự quan tâm, nhưng cũng không ít băn khoăn, trăn trở về chất lượng giáo dục hiện nay. Ngôi trường thân yêu nơi tôi đang dạy, nằm dưới chân đèo mang cái tên hùng vĩ của ngọn núi Hải Vân. Là một ngôi trường nằm trên mảnh đất có điều kiện về kinh tế, văn hóa xã hội còn thấp kém so với địa bàn thành phố. Vì thế, học sinh ở đây chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các trường bạn. Đặc biệt các em thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.Vì thế, tình trạng học sinh học yếu kém, có nhiều biểu hiện đạo đức chưa tốt cũng là điều dễ hiểu. Là một giáo viên đã trực tiếp đứng lớp nhiều năm, tôi thực sự trăn trở, day dứt trước những học sinh yếu kém. Bởi vì, thực tế có những học sinh đã học xong Tiểu học mà khả năng “ nghe, nói, đọc, viết, tính toán” chưa thành thạo. Làm thế nào để giúp các em vươn lên ngang hàng với bạn bè ,tạo cho các em khả năng lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên? Đó là câu hỏi luôn thường trực trong tâm trí tôi. Từ những trăn trở đó, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học yếu kém ở học sinh Tiểu học và tìm ra giải pháp khắc phục” . Với hi vọng sẽ giải quyết những day dứt, trăn trở của bản thân và góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, tránh được tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp .” II - CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lí luận: Đối với học sinh Tiểu học do đặc điểm tâm sinh lí có nhiều nét đặc biệt: Hiếu động, ham chơi, dễ nhớ, chóng quên, nhận thức chủ yếu bằng cảm tính. Vì vậy, tình trạng học yếu kém dễ dàng xuất hiện.Tuy vậy, khắc phục tình trạng đó không phải là quá khó, bởi phần lớn sự học hành của trẻ còn nằm trong ranh giới cho phép,đó chỉ là sự chậm phát triển tạm thời. Mọi cái ở trẻ đều có thể uốn nắn, thay đổi được nếu có sự quan tâm,dẫn dắt của thầy cô, của cha mẹ và những người xung quanh. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong mổi trường, mỗi lớp học thường có học sinh giỏi, có những em có năng khiếu đặc biệt và cũng có những học sinh khả năng tiếp thu còn hạn chế, yếu kém. Tình trạng học sinh học yếu kém trong nhà trường là một vấn đề tự nhiên nhưng là một vấn đề cần được quan tâm.Những năm gần đây số lượng học sinh lưu ban không đáng kể, thậm chí có nơi không có học sinh lưu ban, nhưng không vì thế mà chúng ta nghĩ rằng học sinh yếu kém không còn nữa.Trên thực tế ở các trường học, mặt bằng chất lượng đại trà chưa ổn định như trường chúng tôi những năm gần đây tỉ lệ hoc sinh yếu kém chiếm 3% đến 5% , mặc dù công tác phụ đạo học sinh yếu kém luôn đặt lên hàng đầu, được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường, của mỗi thầy cô giáo và của các bậc phụ huynh, đã không ít thầy cô đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém và đã thu được một số kết quả khả quan nhưng chưa thật hữu hiệu. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU KÉM: Qua nhiều năm giảng dạy,đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế tôi thấy rằng, trừ những trường hợp bệnh lí, các em phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu hệ thống chuẩn kiến thức các môn học và đạt các yêu cầu qui định. Song trên thực tế cho thấy trong một lớp học số học sinh yếu kém còn tương đối nhiều, và tình trạng học sinh yếu kém là do nhiều nguyên nhân: 1. Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, hoạt động tư duy có những nét riêng biệt đối với từng em. Trong một lớp học thường có bốn đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá, Trung bình,Yếu kém. Trong số đó có em giỏi toàn diện có em giỏi văn,có em giỏi toán, cũng có những em có năng khiếu đặc biệt khác.Bên cạnh đó,cũng có những em học yếu kém một hoặc nhiều môn học khác.Trong trường hợp này đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa, bao quát giữa các đối tượng và đặc biệt quan tâm chú ý đến những học sinh yếu kém, những học sinh có những nhận thức chưa cao. 2.Việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản đã học chưa đầy đủ, thiếu vững chắc tạo nên chỗ hổng trong hệ thống kiến thức. 3.Thái độ học tập thiếu tích cực, thiếu tự giác, chưa xác định được mục tiêu, động cơ, chưa thấy được ý nghĩa lâu dài của vấn đề học tập.Vì thế phải phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của việc học, tạo được hứng thú, say mê học tập cho học sinh. 4. Sức khỏe hạn chế, đời sống gặp nhiều khó khăn, thời gian dành cho việc học tập chưa đầy đủ. Đây là nguyên nhân khách quan vì thế phải phát huy tính đoàn kết, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau.Đồng thời học sinh đó phải thực sự cố gắng vươn lên, không nản chí bỏ bê việc học. 5. Việc học tập ở nhà của các em chưa thực sự được quan tâm, chú ý, thiếu sự giúp đỡ, động viên, khuyến khích của gia đình. Hầu hết các em là con gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi,cha mẹ li dị,...) . Bên cạnh những nhược điểm của học sinh và phụ huynh , mỗi một giáo viên chúng ta cũng nên đánh giá một cách khách quan rằng:Về phía giáo viên vẫn còn một số đồng chí vẫn đang tồn tại những khuyết điểm không nhỏ như: Nhịp độ giảng dạy quá nhanh, chưa theo từng đối tượng, chưa áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tinh thần trách nhiệm đối với việc giảng dạy, giáo dục học sinh chưa cao. Sự phối hợp với phụ huynh học sinh chưa tích cực, kịp thời. Những nguyên nhân trên tác động tổng hợp vào trẻ làm cho trẻ hứng thú học tập kém, học sinh thiếu tự tin, thiếu cố gắng vươn lên dẫn tới tình trạng học sinh học yếu kém. II- HOẠT ĐỘNG TƯ DUY CỦA HỌC SINH HỌC YẾU KÉM: Ở những học sinh yếu kém hoạt động tư duy có những nét riêng biệt, biểu hiện ở một số điểm sau: 1. Tư duy thiếu linh hoạt và hoạt động tư duy chưa vững chắc.Từ việc lĩnh hội một tính chất chung nào đó, học sinh khó có thể tìm được ví dụ minh họa hoặc từ ví dụ cụ thể khó phát hiện được tính chất chung. Chẳng hạn học sinh có thể trả lời được câu hỏi: Thế nào là tính chất giao hoán của phép cộng ? Nhưng lại không lấy được ví dụ cụ thể. Các em gặp khó khăn khi phải chuyển từ hình thức thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác. Học sinh bị buộc chặt vào lời giảng của giáo viên, thay thế nắm một cách tự giác nội dung kiến thức bằng việc tiếp thu thụ động, không đầy đủ, suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự, căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài. Tư duy thiếu linh hoạt này thể hiện khá rõ khi luyện tập.Khi lấy ví dụ các em thường dựa vào sách giáo khoa, khi làm các bài tập mới các em thường lao vào làm bằng cách tái hiện những cách giải đã được luyện tập máy móc nhiều lần,khi hỏi về lí lẽ các em lại không trả lời được.Nhiều khi làm bài giáo viên chỉ cần thay đổi cách hỏi, cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng. Ví dụ :Học sinh có thể tìm được kết quả bài: 161 + x = 600 Nhưng lại không trả lời được các câu hỏi để tìm hiểu yêu cầu của bài toán. 2.Sự chú ý , óc quan sát, trí tượng của học sinh học yếu kém đều phát triển chậm. Khi phân tích thường khó phân biệt dấu hiệu bản chất và không bản chất.Khi tổng hợp thường dựa vào các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài. Khả năng phân tích tổng hợp kém và phát triển không đồng đều nên có khi phân tích được nhưng không biết tổng hợp. Khả năng trìu tượng hóa,khái quát hóa đều chậm. Chẳng hạn khi làm
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_hoc_sinh_yeu_kem_o_lop_4_tru.pdf