SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen Văn học

Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là

tương lai của đất nước, của xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Non sông Việt

Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với

các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của

các cháu”

Non sông Việt Nam có được lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có trở

nên phồn vinh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục

của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là những chủ nhân tương

lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nước ta

quan tâm, coi trọng hàng đầu. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ

thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách

con người. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi hiểu vai trò,

trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là giúp trẻ phát triển hài

hòa, cân đối về mọi mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ ”

Hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã đóng góp một phần không nhỏ vào

việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Cho trẻ tham gia vào hoạt động văn học là

chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo

đức, thẩm mỹ, đặc biệt là chúng ta đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Vậy

phát triển ngôn ngữ mạch lạc là gì? Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là phát triển

khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày lôgíc, trình tự, chính xác,

đúng ngữ pháp cho trẻ.

pdf 13 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen Văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen Văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen Văn học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 - 4 
TUỔI “ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
MẠCH LẠC” THÔNG QUA HOẠT 
ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC 
A . MỞ ĐẦU 
Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là 
tương lai của đất nước, của xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Non sông Việt 
Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với 
các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của 
các cháu” 
 Non sông Việt Nam có được lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có trở 
nên phồn vinh hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục 
của nước nhà. Trẻ em là người trực tiếp được giáo dục, là những chủ nhân tương 
lai của đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng và nước ta 
quan tâm, coi trọng hàng đầu. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách 
con người. Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, tôi hiểu vai trò, 
trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là giúp trẻ phát triển hài 
hòa, cân đối về mọi mặt “ Đức - Trí - Thể - Mỹ” 
Hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã đóng góp một phần không nhỏ vào 
việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Cho trẻ tham gia vào hoạt động văn học là 
chúng ta đã giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về trí tuệ, đạo 
đức, thẩm mỹ, đặc biệt là chúng ta đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Vậy 
phát triển ngôn ngữ mạch lạc là gì? Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là phát triển 
khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày lôgíc, trình tự, chính xác, 
đúng ngữ pháp cho trẻ. 
Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc? Đó là điều tôi phải 
băn khoăn, suy nghĩ tìm ra những giải pháp, cách làm để giúp trẻ phát triển ngôn 
ngữ của mình. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học là một lĩnh vực mà qua đó tôi 
có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là một cách tốt nhất, có hiệu quả 
nhất, đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “Làm thế nào để giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát 
triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với văn học” 
B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC. 
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con 
người, thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi 
những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào 
thế giới xung quanh, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ 3 - 4 
tuổi, vốn từ của trẻ tương đối phong phú về số lượng cũng như từ loại. Tư duy 
của trẻ phát triển hơn, có nội dung hơn. Trẻ biết phát biểu những nhận định của 
mình, trẻ kể lại được những chuyện mà trẻ trong thấy, nghe được. Trẻ có thể kể 
theo tranh, đồ chơi hoặc đồ vật mặc dù phần lớn còn bắt chước giọng kể của 
người lớn. Thông qua các tác phẩm văn học như truyện kể, thơ ca, hò, vè, câu 
đố, tục ngữ, ca dao. Trẻ đã thực sự bị lôi cuốn vào các hoạt động khác một 
cách tích cực, có hiệu quả. Qua đó giáo viên có nhiều thuận lợi để giúp trẻ phát 
triển ngôn ngữ mạch lạc một giờ dạy hay không chỉ dừng lại ở chổ trẻ hiểu được 
điều gì? Trẻ có hứng thú lắng nghe hay không? Mà người giáo viên mầm non 
cần phải giúp trẻ biết thể hiện những suy nghĩ của mình, giúp trẻ nhập vai cùng 
nhân vật, sống cùng nhân vật, đặc biệt trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để 
đánh giá nhân vật, trò chuyện, đàm thoại, biết diễn đạt nguyện vọng sự hiểu biết 
của mình một cách mạch lạc. Trẻ biết kể lại câu chuyện theo tranh, đồ chơi, kể 
chuyện sáng tạo, biết kể trình tự, diễn cảm, rõ ràng mạch lạc, không nói ngọng, 
nói lắp. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 
Trong những năm qua, việc cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề 
đã được Bộ giáo dục, Sở giáo dục đào tạo Quảng Bình, Phòng GD- ĐT Lệ Thủy 
triển khai rộng rãi về các trường học, đến tận từng giáo viên với nhiều giải pháp 
tích cực và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi được tăng trưởng đáng kể, môi trường trong và 
ngoài lớp phong phú lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Từ đó chất lượng trên 
trẻ tăng lên rõ rệt, nhiều trẻ có năng khiếu kể chuyện diễn cảm, trẻ biết nhập vai 
vào nhân vật, thể hiện đúng các tình tiết của câu chuyện. Song để duy trì và 
nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, nhất là việc phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy trong quá trình thực hiện 
đòi hỏi bản thân tôi phải linh hoạt sáng tạo, có những đổi mới trong giảng dạy để 
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách tốt nhất. 
III. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH. 
Năm học 2011 - 2012, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu 
giáo 3 - 4 ở bản Cữa Mẹc là cụm trung tâm của trường Mầm non Ngân Thủy. 
Đây là trường thuộc diện miền núi với điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó 
khăn, phần lớn là sự trong chờ vào đầu tư hỗ trợ của cấp trên. Phần đa trẻ ở đây 
là người dân tộc Vân kiều văn hóa nhận thức còn thấp nên trong công tác giảng 
dạy cũng gặp khó khăn. Bản thân là giáo viên dạy trong nhà trường, tôi xác định 
rõ vai trò trách nhiệm của mình cùng với chị em phấn đấu đưa nhà trường hoàn 
thành tốt nhiệm vụ đề ra. Để đạt được kết quả tốt hơn thì việc làm đầu tiên là 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi khi bước vào thực hiện 
đề tài này gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
1. Thuận lợi: 
Bản thân tôi được sự quan tâm tận tình, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu 
nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và được cung 
cấp một số trang thiết bị phục vụ cho việc làm quen văn học như tranh ảnh, băng 
đĩa kể chuyện, máy chiếu, truyện tranh và nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú hấp 
dẫn khác. Được tham gia các lớp tập huấn xây dựng chương trình, tự chọn 
những bài dạy phù hợp với vùng miền, tham gia thao giảng cụm, trường, dự giờ 
các tiết dạy mẫu về chuyên đề làm quen văn học như: Kể chuyện, đọc thơ nên 
bản thân đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Hơn nữa chuyên đề “Làm quen văn học” đã được triển khai nhiều năm nên 
phụ huynh cũng có một phần nào nhận thức được tầm quan trọng của môn học 
và có quan tâm hơn đến việc học tập của các cháu. 
Mặt khác, bản thân tôi được sống trong tập thể chị em đoàn kết, yêu thương 
quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau 
học hỏi trao đổi kinh nghiệmhơn nữa bản thân tôi cũng có thế mạnh của mình 
ham tìm tòi học hỏi, thích khám phá những cái hay, cái lạ, say sưa nghiên cứu 
bài soạn, linh hoạt sáng tạo nhiều cái mới trong giảng dạy, có ý thức phấn đấu 
vươn lên, có năng khiếu kể chuyện, đọc thơ, có trình độ chuyên môn và năng lực 
sư phạm vững vàng, đặc biệt tôi có một chút về năng khiếu hội họa nên cũng 
một phần nào thuận tiện trong việc thiết kế sa bàn, vẽ tranh ảnh. 
2. Khó khăn: 
Trường Mầm non Ngân Thủy là một trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, phần 
lớn các cháu là con em dân tộc Vân kiều, cuộc sống còn nhiều vất vã lam lũ, khó 
khăn, việc chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, nhất là việc phát triển ngôn 
ngữ của các cháu chưa được quan tâm đúng mức. 
Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt được tâm lý, trình độ nhận thức 
của trẻ đối với chất lượng môn học cho thấy: 
* Tình hình hoàn cảnh ảnh hưởng đến chất lượng môn học của trẻ trong 
lớp: 
- Sỹ số lớp có 24 cháu, nhưng trong đó chỉ có 8 trẻ 4 - 5 tuổi, 16 trẻ 3 - 4 
tuổi (trong đó có 7 trẻ dân tộc là người Vân kiều). 
- Có nhiều trẻ nói chớt, nói lắp, phát âm chưa rõ lời. 
- 7 cháu người dân tộc Vân Kiều chưa hiểu được tiếng việt. 
- Phần đa trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ (24T- 36T) 
- Đa số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình. 
- 5 cháu sống với ông, bà nội ngoại. 
- Ở đây phần đa gia đình thuộc hộ nghèo, đói. 
* Trình độ nhận thức của trẻ: 
- Trẻ hiểu được cô kể chuyện lần một: 35% từ TB trở lên. 
- Trẻ hiểu được cô kể chuyện lần hai: 45% từ TB trở lên. 
- Trẻ đọc thơ, kể chuyện rõ ràng, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, tỷ lệ đạt 
65% 
- Một khó khăn nữa là một lớp có 02 độ tuổi, 02 dân tộc cùng học nên dẫn 
đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức của các cháu không đồng đều. 
Nhìn chung hoạt động của trẻ còn rất chậm, trẻ nhút nhát, sử dụng từ chưa 
đúng trong các giờ hoạt động làm quen văn học chưa hứng thú. 
Với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách như vậy, nên tôi rất băn khoăn lo 
lắng suy nghĩ tìm tòi biện pháp “Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học” và tôi đã sử dụng một số biện 
pháp sau: 
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 
1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ: 
Để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải 
nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ 
chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương 
đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện 
gì? Trong câu chuyện có những ai? Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé. Trong quá 
trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng 
cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra 
phương hướng giáo dục cho từng các nhân và cho cả lớp một cách thích hợp. 
Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn 
ngữ. Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò chuyện của cha mẹ, 
anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về 
ngôn ngữ tiếng việt. Đa số trẻ ở đây có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường ít 
được quan tâm chăm sóc, nên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, đặc biệt là sự 
phát triển ngôn ngữ của các cháu còn gặp nhiều hạn chế. 
Từ hoàn cảnh và đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ, qua đó giáo viên có 
kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng thích hợp cho trẻ. 
2. Xây dựng kế hoạch: 
Dựa vào tình hình của lớp, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, 
tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp với nhóm l

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.pdf