SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học
Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn là thể hiện nét văn minh của con
người đồng thời đem đến cho con người sức khỏe tốt. Bởi vì sức khỏe của mỗi
người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống, ăn uống
hàng ngày không những duy trì sự sống mà nó còn thể hiện chất lượng cuộc
sống, ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt, lâu dài và giống nòi sau này. Ông bà
ta hay nhắc câu: "Họa do khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập" (Tai họa do mồm
ra, bệnh theo đường miệng vào). Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất
lượng, vệ sinh an toàn là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý phải đau
đầu khi đối mặt với thực tế xã hội hiện nay.
Trường phổ thông Dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt, thực
hiện cả việc nuôi dưỡng và dạy học con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên
địa bàn hai huyện Tân Phú – Định Quán. Để tổ chức nuôi dưỡng học sinh, nhà
trường có một bếp ăn tập thể để phục vụ học sinh hàng ngày. Trước tình hình
bức xúc về nguy cơ nhiễm độc thực phẩm, và mất vệ sinh an toàn ở các bếp ăn
tập thể, thức ăn nhanh, thức ăn hè phố thì đây là một thách thức lớn của nhà
trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở BẾP ĂN TẬP THỂ TRONG TRƯỜNG HỌC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Mai 2. Ngày tháng năm sinh: 30/7/1974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 7 khu 12 thị trấn Tân Phú – Tân Phú - Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856.483 ĐTNR 0613.856.316 6. Fax: 0613.856.483 7. Chức vụ: Tổ trưởng Tổ cấp dưỡng 8. Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Sơ cấp nấu ăn - Năm nhận bằng (chứng nhận): 2006 - Chuyên ngành đào tạo: Chế biến thực phẩm III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: phục vụ nấu ăn cho học sinh nội trú - Số năm có kinh nghiệm: 16 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở BẾP ĂN TẬP THỂ TRONG TRƯỜNG HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bếp ăn tập thể (BĂTT) là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều người cùng ăn tại chỗ. Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm được chế biến tại BĂTT rất lớn bởi tính tiện ích của nó đối với người tiêu dùng, với nhà quản lý và phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành, các cấp và của toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống con người, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Ngộ độc thực phẩm tại BĂTT thường diễn ra đột ngột, với số lượng mắc lớn do số lượng người cùng ăn đông, ít gây tử vong nhưng ảnh hưởng đến sức khoẻ, dư luận xã hội. Thực phẩm sử dụng tại BĂTT thường là thực phẩm hỗn hợp, do vậy việc xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân NĐTP tại BĂTT thường được chẩn đoán bằng lâm sàng và dịch tễ học. Ăn uống là một nhu cầu tất yếu và quan trọng nhất của con người. Ngày nay, kinh tế phát triển, đời sống nâng lên thì nhu cầu ăn uống của con người đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt về chất lượng và việc đảm bảo vệ sinh an toàn. Ăn uống đảm bảo vệ sinh và an toàn là thể hiện nét văn minh của con người đồng thời đem đến cho con người sức khỏe tốt. Bởi vì sức khỏe của mỗi người, sức khỏe của cộng đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn uống, ăn uống hàng ngày không những duy trì sự sống mà nó còn thể hiện chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt, lâu dài và giống nòi sau này. Ông bà ta hay nhắc câu: "Họa do khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập" (Tai họa do mồm ra, bệnh theo đường miệng vào). Vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất lượng, vệ sinh an toàn là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý phải đau đầu khi đối mặt với thực tế xã hội hiện nay. Trường phổ thông Dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt, thực hiện cả việc nuôi dưỡng và dạy học con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện Tân Phú – Định Quán. Để tổ chức nuôi dưỡng học sinh, nhà trường có một bếp ăn tập thể để phục vụ học sinh hàng ngày. Trước tình hình bức xúc về nguy cơ nhiễm độc thực phẩm, và mất vệ sinh an toàn ở các bếp ăn tập thể, thức ăn nhanh, thức ăn hè phốthì đây là một thách thức lớn của nhà trường. Hiện nay vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân.. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của học sinh nói chung và việc chú ý nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn cho học sinh nội trú nói riêng là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt vơi lứa tuổi học sinh nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cả về thể chất và tinh thần như: * Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể các em tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn phát triển thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho học sinh cần được lưu ý cẩn thận. * Về mặt tâm lý, giai đoạn này các em bắt đầu xâm nhập vào cuộc sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau cũng như thường được gia đình và xã hội nhìn dưới một con mắt khác - xem như các em đã trưởng thành hơn, đòi hỏi các em tự lập hơn, đồng thời tâm lý các em có những chuyển biến quan trọng, phát sinh những nhận thức và hành động có thể ảnh hưởng đến hành vi dinh dưỡng. Căn cứ quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ y tế về việc ban hành “Quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”; Căn cứ thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT về hướng dẫn công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.` Tình hình ngộ độc thực phẩm BĂTT và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đang là một trong những thách thức trong công tác bảo đảm VSATTP hiện nay, đã và đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng từng ngày, từng giờ và ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, an sinh xã hội trong nước nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả, bền vững đang đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương và của cả cộng đồng. 2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Đảm bảo an toàn thực phẩm Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện: - Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan. - Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: + Vệ sinh cá nhân + Vệ sinh môi trường + Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín) + Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch. - Kiểm soát quá trình chế biến. - Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng, - Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, giáo viên và các em học sinh trong nhà trường 2.2 Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Các biện pháp cơ bản: + Thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Tham mưu lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân. + Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục học sinh phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể. + Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc + Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp chế độ quy định. + Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường 2.3 Các biện pháp cụ thể * Xây dựng kế hoạch Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế. Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, thông qua Hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia. * Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vào đầu tháng 9 hàng năm nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các khách hàng về ký hợp đồng thực phẩm như: Thịt, rau, sữa, gạo Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và được nhân viên trực bếp, nhân viên y tế, bảo vệ và đại diện 1 học sinh nhà trường kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ cắt hợp đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi chế biến. Hằng năm nhà trường đều tổ chức các Hội thi như: Môi trường và vệ sinh cá nhân, gia đình và dinh dưỡng, nhằm tuyên truyền kiến thức cho toàn thể cán bộ viên chức và học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống con người. * Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và k
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_o_be.pdf