SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục Mầm non mới để nâng cao chất lượng trong nhà trường

Trong những năm qua, Vụ Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đã quan tâm triển khai chương trình giáo dục mầm non mới là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non có chất lượng. Trong đó Trường Mầm non Yên Sở là đơn vị được Phòng Giáo dục huyện Hoài Đức chọn là đơn vị thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới.

Qua 6 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, Trường Mầm non Yên Sở đã có những kết quả chuyển biến tốt trong phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ chủ động trong học tập. Tuy nhiên, kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và kết quả theo dõi đánh giá trẻ ở 5 mặt phát triển vẫn chưa cao, điều đó chứng tỏ trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn có nhiều hạn chế. Đó là lý do khiến tôi đi đến quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

pdf 13 trang Huy Quân 28/03/2025 600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục Mầm non mới để nâng cao chất lượng trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục Mầm non mới để nâng cao chất lượng trong nhà trường

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục Mầm non mới để nâng cao chất lượng trong nhà trường
TRƯỜNG MẦM NON YÊN SỞ - HOÀI ĐỨC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 
MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ 
TRƯỜNG 
 Tác giả: Nguyễn Thị Dần 
Nguyễn Thị Dần - Mầm non 
 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 
CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 
MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 
Nguyễn Thị Dần 
Trường Mầm non Yên Sở - Hoài Đức 
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Trong những năm qua, Vụ Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội 
đã quan tâm triển khai chương trình giáo dục mầm non mới là căn cứ để triển 
khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm 
non. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm 
non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non có chất lượng. Trong đó Trường Mầm non Yên Sở là đơn vị 
được Phòng Giáo dục huyện Hoài Đức chọn là đơn vị thực hiện thí điểm chương 
trình giáo dục mầm non mới. Qua 6 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm 
non mới, Trường Mầm non Yên Sở đã có những kết quả chuyển biến tốt trong 
phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho 
trẻ chủ động trong học tập. Tuy nhiên, kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn 
nghề nghiệp và kết quả theo dõi đánh giá trẻ ở 5 mặt phát triển vẫn chưa cao, 
điều đó chứng tỏ trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chương trình giáo dục mầm 
non còn có nhiều hạn chế. Đó là lý do khiến tôi đi đến quyết định chọn đề tài 
“Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non 
mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Yên 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả..... 
 2
Sở” với mong muốn đóng góp một phần cho sự thành công trong việc triển khai 
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. 
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Thực trạng 
1.1.Thuận lợi: 
- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành 
giáo dục và các cấp lãnh đạo huyện Hoài Đức. 
- Từ khi được sát nhập với Hà Nội, chuyển đổi loại hình từ trường bán công 
sang công lập đời sống giáo viên và nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật 
chất được nâng cao. Giáo viên được tạo điều kiện đi tham quan, học tập. 
- Trường Mầm non Yên Sở có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 56 đ/c 
- Toàn trường hiện có 673 học sinh / 18 nhóm lớp. 
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường có tinh thần đoàn kết và ý thức trách 
nhiệm cao trong mọi công việc. Đội ngũ giáo viên của trường vừa được ổn định về 
số lượng vừa được bổ sung kế tiếp đội ngũ giáo viên trẻ để đảm bảo sự phát triển và 
giữ tỉ lệ bình quân đủ 2-3 GV/ 1 lớp. 
- Trình độ giáo viên đứng lớp đạt chuẩn 100%. Trong đó có 17 GV đạt trên 
chuẩn = 41,4% 
- Số giáo viên giỏi cấp thành phố và lao động giỏi cấp huyện là 25 đ/c chiếm 
tỷ lệ 51% 
- Cha mẹ học sinh luôn tin tưởng đặc biệt là ban chấp hành hội phụ huynh 
của trường luôn quan tâm đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và 
sẵn sàng đầu tư cho con em có đủ điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi - 
học tập và chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường. 
Nguyễn Thị Dần - Mầm non 
 3
1.2. Khó khăn: 
a. Về cơ sở vật chất: Nhà trường có 5 điểm trường, khoảng cách các điểm 
trường tương đối xa, nên việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy và học gặp rất 
nhiều khó khăn. 
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là nguồn đóng góp của địa 
phương và cha mẹ học sinh. Năm 2010-2011 nhà trường chuyển từ bán công 
sang công lập nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng CSVC có thuận lợi hơn song 
tiến độ triển khai tới địa phương còn chậm dẫn đến việc thi công cũng bị ảnh 
hưởng. 
b. Về kiến thức, kỹ năng sư phạm của Giáo viên: 
Nhận thức về chương trình giáo dục mầm non của một số giáo viên vẫn còn 
hạn chế. Đặc biệt là ở 2 lĩnh vực (Kiến thức - Kỹ năng sư phạm) cụ thể: 
- Một số giáo viên chưa có khả năng tự xây dựng kế hoạch và thiết kế các 
hoạt động giáo dục theo chủ đề, khả năng thực hiện đổi mới hình thức tổ chức và 
phương pháp còn có nhiều lúng túng, ít sáng tạo, giáo viên mới và giáo viên lớn 
tuổi chưa tự tin khi tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. 
- Việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên vẫn còn hạn 
chế. Đặc biệt là việc xây dựng giáo án điện tử và trình chiếu Powerpoint còn rất 
lúng túng (toàn trường chỉ có 1-2 giáo viên biết sử dụng). 
- Cách thức trang trí, xây dựng môi trường giáo dục ở các góc chủ yếu do cô 
làm là chính, trang trí còn rờm rà chưa làm nổi bật chủ đề, ít lớp mẫu giáo biết 
cách xây dựng góc chơi, khuyến khích trẻ được tự chọn góc chơi, thay đổi góc 
chơi, hoạt động với nhiều nguyên liệu mở. 
c. Đối với cha mẹ học sinh: 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả..... 
 4
- Phần lớn cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc học của con ở trường mầm non, 
nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa có sự phối hợp tích cực 
giữa cha mẹ và cô giáo. 
- Đa số cha mẹ các cháu làm nghề nông thu nhập không ổn định nên việc hỗ 
trợ đầu tư cho em học tập còn ở mức thấp. 
2. Những biện pháp thực hiện 
2.1. Tăng cường công tác tham mưu xây dựng CSVC và nâng cấp trang thiết 
bị dạy học 
- Năm học 2010-2011, tôi đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường tích cực làm 
công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương xin bổ xung quỹ đất, xây 
dựng mới 16 phòng học và 10 phòng chức năng cho nhà trường. 
- Tính đến học kỳ I của năm học 2010-2011 nhà trường đã trang bị được 400 
bộ bàn ghế bằng chất nhựa comporic và trên 200 cái ghế bằng chất nhựa đúc cao 
cấp và 104 cái giá góc, mỗi lớp mẫu giáo có 1 bảng từ 2 mặt và các thiết bị 
phương tiện dạy học khác phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm 
non 
- Nhà trường tiếp tục trang bị mua sắm máy chiếu, máy tính, máy photo và 
thiết bị âm thanh phục vụ cho các hoạt động phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
- Huy động cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị khu bếp ăn trị giá 
200 triệu đồng. 
- Bên cạnh đó nhà trường còn phát động giáo viên và cha mẹ học sinh sưu 
tầm nguyên học liệu để tạo môi trường vui chơi và học tập của trẻ phong phú. 
2.2. Đổi mới hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 
- Phân nhóm đối tượng giáo viên theo những khả năng khác nhau. 
Nguyễn Thị Dần - Mầm non 
 5
- Mở lớp học công nghệ thông tin cho 100 % giáo viên trong trường được 
theo học để ứng dụng vào trong quá trình tiếp cận chương trình giáo dục mầm 
non. 
- Thay đổi kịp thời hình thức bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn theo nhóm là 
chủ yếu. 
- Đổi mới hình thức xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng: 
+ Tháng 8 - tháng 10 hằng năm, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn 
tập hợp giáo viên cùng hợp lực xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho cả 
năm học. 
+ Khi thực hiện đến chủ đề nào là giáo viên khối đó chỉ kiểm tra xem xét lại 
có cần phải bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của lớp mình. Như vậy 
sẽ giúp giáo viên dành được nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị kế hoạch soạn 
giảng, làm đồ dùng đồ chơi, đi sâu vào hoạt động học tập trong ngày của trẻ. 
2.3. Phân công giáo viên, nhân viên phù hợp với từng nội dung công việc 
Việc phân công trong Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên phù hợp với từng 
nội dung công việc nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác quản lý và nâng cao 
trách nhiệm của giáo viên trong việc CSGD trẻ. 
Phân công 2 giáo viên trên lớp đều có trách nhiệm như nhau: khi cô ca 1 tổ 
chức hoạt động giảng dạy thì cô ca 2 phải phối hợp với cô ca 1 để cùng tổ chức 
hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và ngược lại. 
Ngay cả đối với nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi cũng phải gắn trách nhiệm 
với giáo viên trên lớp bằng cách: cô nuôi không chỉ chuyên chế biến nấu ăn cho 
trẻ mà còn trực tiếp tham gia cùng với giáo viên trên lớp tổ chức bữa ăn cho trẻ. 
Dựa trên nhiệm vụ được phân công, Ban Giám hiệu chúng tôi cũng phải thay 
đổi cách nhìn nhận khi đánh giá giáo viên như: Ghi nhận kịp thời những cố gắng 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả..... 
 6
của giáo viên, luôn gợi mở các cách làm khác nhau để giáo viên có thể lựa chọn 
sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện của lớp như vậy việc tổ 
chức các hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. 
2.4. Triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ lớp điểm 
nhân ra đại trà 
+ Triển khai việc học tập cách xây dựng kế hoạch, sử dụng hồ sơ sổ sách của 
lớp điểm. 
+ Tham khảo, học tập cách trang trí xây dựng môi trường và cách thay đổi 
góc chơi với nguyên liệu mở phù hợp với chủ đề để thu hút trẻ... 
+ Các hoạt động đón trả trẻ, hoạt động vệ sinh, hoạt động chăm sóc giờ ăn, 
ngủ cũng được triển khai để chị em giáo viên trong trường đến học tập. 
Mỗi đợt cử giáo viên đi tham quan học tập hay dự kiến tập ở thành phố về, 
Ban Giám hiệu đều tổ chức thảo luận và chỉ ra những mặt ưu và nhược của các 
giờ kiến tập, sau đó định hướng để giáo viên xây dựng các hoạt động mới (không 
trùng lặp với nội dung hoạt động đã được dự). 
- Chúng tôi chọn mỗi khối xây dựng 1 lớp điểm: Nhà trẻ, mẫu giáo 3 tuổi, 
mẫu giáo 4 tuổi, mẫu giáo 5 tuổi. 
- Ưu tiên giáo viên có khả năng dạy các lớp điểm. 
- Đầu tư cho các lớp điểm đi trước 1 bước (Cả về CSVC và đồ dùng trang 
thiết bị) 
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng ở các lớp điểm để nhân ra đại trà trong toàn 
trường. 
- Để phát huy tốt vai trò của khu điểm, lớp điểm mỗi tháng nhà trường tổ 
chức ít nhất một lần kiến tập, sinh hoạt chuyên môn tại lớp điểm. Nội dung kiến 
Nguyễn Thị Dần - Mầm non 
 7
tập được thực hiện lần lượt theo 5 mặt phát triển để tháo gỡ những khó khăn 
vướng mắc của chị em giáo viên. 
Đặc biệt lưu ý đảm bảo tính công bằng giữa lớp diện và lớp điểm và có mức 
thưởng phù với hiệu quả công việc mà giáo viên đã đạt được. 
2.5. Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ 
Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ, trong trường m

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_co_hieu_qua_chuong_t.pdf