SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao - Trò chơi dân gian" cho trẻ ở Trường Mầm non

Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất

nhiều loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu

đố, thơ ca, hò vè , ca dao- đồng dao - Trò chơi dân gian và nhiều loại hình

khác nữa. Trong đó có thể nói rằng Đồng dao -Trò chơi dân gian cũng là một

di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao

động, sản xuất và sinh hoạt của con người, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và

niềm vui sống của bao thế con người. Đặc biệt đối với trẻ em, Đồng dao- trò

chơi dân gian với những xúc cảm đặc biệt nó mang lại cho thế giới trẻ thơ

nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện được nhu cầu giải trí, vui chơi,

được chia sẻ niềm vui chơi của các em với bạn bè, với những người xung

quanh và cộng đồng, đưa các em về với tuổi thơ đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ

đầy sự hồn nhiên và trong sáng". Nó làm cho thế giới xung quanh của các em

đẹp hơn rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành kỷ niệm quý báu theo

suốt cuộc đời, dù đi đâu về đâu hình bóng cây đa, bến nước, con đò với hình

ảnh đàn em nhỏ nô đùa với các trò chơi dân gian không thể phai mờ. Không

những thế trò chơi dân gian nhằm làm giàu nguồn tình cảm phát triển trí tuệ

và ngôn ngữ cho các em đặc biệt ở tuổi lên ba. Chính vì vậy trò chơi dân gian

rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu, tổ chức trong trường Mầm non tùy

theo từng lứa tuổi.

Đúng như lời của một Giáo sư ở Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam

đã nói "Cuộc sống của trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân

gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà chứa đựng cả nền văn

hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ

chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp

trẻ hiểu về bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em

đang sống trong điều kiện nền kinh tế phát triển, chỉ làm quen với máy móc

và không có một khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn

khi các em không được làm quen và chơi những bài ca dao- đồng dao- trò

chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước nó đang ngày càng bị mai một và

lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn các vùng quê. Vì thế giúp các

em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần

thiết".

pdf 12 trang Huy Quân 29/03/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao - Trò chơi dân gian" cho trẻ ở Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao - Trò chơi dân gian" cho trẻ ở Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao - Trò chơi dân gian" cho trẻ ở Trường Mầm non
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO 
VIÊN TỔ CHỨC "ĐỒNG DAO-TRÒ 
CHƠI DÂN GIAN" CHO TRẺ Ở 
TRƯỜNG MẦM NON 
 A. Phần mở đầu 
Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất 
nhiều loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu 
đố, thơ ca, hò vè , ca dao- đồng dao - Trò chơi dân gianvà nhiều loại hình 
khác nữa. Trong đó có thể nói rằng Đồng dao -Trò chơi dân gian cũng là một 
di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao 
động, sản xuất và sinh hoạt của con người, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và 
niềm vui sống của bao thế con người. Đặc biệt đối với trẻ em, Đồng dao- trò 
chơi dân gian với những xúc cảm đặc biệt nó mang lại cho thế giới trẻ thơ 
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện được nhu cầu giải trí, vui chơi, 
được chia sẻ niềm vui chơi của các em với bạn bè, với những người xung 
quanh và cộng đồng, đưa các em về với tuổi thơ đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ 
đầy sự hồn nhiên và trong sáng". Nó làm cho thế giới xung quanh của các em 
đẹp hơn rộng mở hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành kỷ niệm quý báu theo 
suốt cuộc đời, dù đi đâu về đâu hình bóng cây đa, bến nước, con đò với hình 
ảnh đàn em nhỏ nô đùa với các trò chơi dân gian không thể phai mờ. Không 
những thế trò chơi dân gian nhằm làm giàu nguồn tình cảm phát triển trí tuệ 
và ngôn ngữ cho các em đặc biệt ở tuổi lên ba. Chính vì vậy trò chơi dân gian 
rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu, tổ chức trong trường Mầm non tùy 
theo từng lứa tuổi. 
Đúng như lời của một Giáo sư ở Giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam 
đã nói "Cuộc sống của trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân 
gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà chứa đựng cả nền văn 
hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ 
chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà còn giúp 
trẻ hiểu về bạn bè, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em 
đang sống trong điều kiện nền kinh tế phát triển, chỉ làm quen với máy móc 
và không có một khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn 
khi các em không được làm quen và chơi những bài ca dao- đồng dao- trò 
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước nó đang ngày càng bị mai một và 
lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn các vùng quê. Vì thế giúp các 
em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần 
thiết". 
Thật may mắn năm học 2009 - 2010 là năm thứ hai Bộ giáo dục và Đào 
tạo phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực".Trong đó có nội dung đưa Đồng dao - trò chơi dân gian vào trường học. 
Nhưng làm thế nào để giáo viên tổ chức được các trò chơi dân gian thật sự có 
hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó đối với giáo viên 
(Bởi trình độ không đồng đều, vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, 
trẻ dễ dàng tham vào các trò chơi, nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). 
Là một cán bộ quản lý phụ trách chỉ đạo chuyên môn được công tác 
trên mảnh đất vốn là "cái nôi" của nền văn hoá dân tộc trong đó có Đồng dao- 
trò chơi dân gian, hơn nữa bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trên vùng quê 
nông thôn, tuổi thơ tôi luôn gắn liền với các trò chơi dân gian, tôi luôn băn 
khoăn trăn trở làm thế nào để chỉ đạo giáo viên đưa các bài đồng giao- trò 
 chơi dân gian vào các hoạt động cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục đồng thời thực hiện có hiệu quả phong trào "Xây dựng trường học thân 
thiên- học sinh tích cực. Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài 
"Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao-Trò chơi dân gian" 
cho trẻ ở trường Mầm non ". 
B. Phần nội dung: 
I. Cơ sở lý luận: 
Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục Quốc dân. Giáo dục Mầm non là một mặt đáp ứng nhu cầu 
phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về Đức, Trí, Thể, Mỹ... mặt khác tạo tâm 
thế thoải mái cho trẻ bước vào lớp một trường Tiểu học được tốt. Muốn cho 
trẻ phát triển được tốt về mọi mặt điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là 
làm cho trẻ thoả mãn mọi nhu cầu, một trong những nhu cầu cần thiết của trẻ 
đó là hoạt động vui chơi, thông qua vui chơi để trẻ phát triển một cách toàn 
diện. 
ở lứa tuổi Mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt 
động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn 
ngữ qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy việc chỉ 
đạo giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân 
gian nói riêng nhằm góp phần đưa trẻ về với thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa. 
 Đối với trẻ Mầm non, các cháu không chỉ được chăm sóc sức khoẻ, 
được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui 
chơi. Xuất phát từ nhu cầu quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em 
và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này. 
Tổ chức "Đồng dao -trò chơi dân gian" cho trẻ một cách khoa học hứng 
thú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ là việc làm vô cùng cần thiết thông qua đó để trẻ 
được vui chơi, được khám phá, thế giới của các cháu được mở rộng hơn. Tổ 
chức cho trẻ chơi tốt có hiệu quả chúng ta tin tưởng rằng một ngày mai không 
xa chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng. 
II.Cơ sở thực tiển: 
Năm học 2009 - 2010 là năm thứ hai thực hiện phong trào thi đua "Xây 
dựng trường học thân - Học sinh tích cực" do Bộ giáo dục - Đào tạo phát 
động. Hưởng ứng phong trào thi đua trong đó hai năm qua trường Mầm non 
Mỹ Thủy đã triển khai và thực hiện một cách sâu rộng đặc biệt là đưa dân ca, 
đồng dao, trò chơi dân gian vào các nhóm lớp. 
Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong quá trình 
chỉ đạo tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
1.Thuận lợi: 
Năm học 2009 2010 Trường Mầm non Mỹ Thủy có 2 điểm trường cách 
trung tâm không xa với 7 lớp (trong đó 6 lớp Mẫu giáo và một nhóm trẻ với 2 
độ tuổi 18 - 24, 24 - 36 tháng tuổi) nên tiện đi lại trong việc chỉ đạo. 
 - Lãnh đạo địa phương quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và xây 
dựng cơ sở vật chất 
- Đa số giáo viên sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn nên tuổi thơ 
gắn liền vơi các trò chơi dân gian. 
- Nhiều phụ huynh là những nghệ nhân làm đồ dùng, đồ chơi truyền 
thống, nhận thức cao trong việc phát huy và bảo tồn nền văn hóa dân tộc nên 
cũng thuận lợi trong việc dạy trẻ chơi đồng dao- trò chơi dân gian ở nhà. 
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình có năng khiếu, khéo tay hay 
làm, đoàn kết thương yêu trẻ năng động và sáng tạo. 
- Mỹ Thủy là nơi có nhiều di tích lich sữ văn hóa, là cái nôi của việc 
phát huy văn hóa bản sắc dân tộc trong đó có ca dao, đồng dao và đặc 
biệt là trò chơi dân gian. 
- Đa số giáo viên có trình độ sư phạm, có thời gian công tác khá lâu 
nên cũng có nhiều kinh nghiệm. 
-Bản thân tôi rất thích các trò chơi dân gian và cũng có năng khiếu 
trong việc làm đồ dùng đồ chơi 
2. Khó khăn: 
- Tuy đã có nhiều cố gắng tuy nhiên CSVC của nhà trường vẫn chưa 
đáp ứng được nhu cầu. 
- Chưa có phòng chức năng để trưng bày, lưu giữ sản phẩm đồ dùng, 
đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian. 
- Một số giáo viên vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian chưa nhiều. 
- Xã Mỹ Thủy là một xã có dân số khá đông trải dài gồm nhiều thôn 
cách xa nhau, kinh tế phát triển không đồng đều, vẫn còn một số phụ huynh 
nhận thức còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động (Có 
người cho rằng hoạt động học là chủ yếu) 
3. Điều tra thực tiển: 
Vào đầu năm học qua việc khảo sát chất lượng đầu vào cuối tháng 9 
và qua khảo sát tình hình thực tế kết quả như sau: 
- Khả năng của trẻ đọc được các bài đồng dao và chơi được các trò 
chơi dân gian chỉ đạt 30%. 
-Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc đưa đồng dao- trò chơi dân gian 
chiếm 35% 
- Khả năng tổ chức đồng dao- trò chơi dân gian ở các hoạt động của 
giáo viên còn nhiều hạn chế 
- 50% giáo viên tổ chức trò chơi dân gian còn lúng túng thiếu sức 
hấp dẫn. 
- Cơ sở vât chất như (Sân bãi, trang phục, hệ thống loa thu 
thanhchưa đáp ứng nhu cầu thực tế cho trẻ. 
 - Tài liệu phục vụ cho hoạt động này còn khiêm tốn. 
Với những kết quả trên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm ra 
một số biện pháp chỉ đạo đưa đồng dao- trò chơi dân gian vào các hoạt 
động cho trẻ ở trường Mầm non" nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm 
sóc giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Đồng thời góp phần thực 
hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích 
cực"mà Bộ Giáo dục dục và Đào tạo đã phát động 
III. Biện pháp thực hiện: 
1.Xây dựng kế hoạch thực hiện: 
Xây dựng kế hoạch là việc làm rất cần thiết đối với mỗi con người để 
thực hiện một công việc nào đó. Là một cán bộ quản lý việc xây dựng kế 
hoạch để làm việc lại càng cần thiết hơn. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt 
nhiệm vụ năm học trước hết bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch cho năm 
học một cách cụ thể, rõ ràng. Khi xây dựng kế hoach cần phải bám sát 
những vấn đề sau: 
- Bám sát vào nhiệm vụ năm học 2009 - 2010. 
- Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên: các văn bản chỉ đạo. 
- Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị. 
- Nắm rõ năng lực của giáo viên. 
- Căn cứ vào kết quả của năm học trước, năm học 2009 - 2010 là 
năm thứ 2 thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực tiếp tục đưa nội dung về giới thiệu và tổ chức trò chơi dân 
gian cho trẻ Mầm non. Bản thân tôi dựa vào kêt quả của năm học trước, 
qua khảo sát tình hình thực tế rút ra được mình cần xây dựng kế hoạch như 
thế nào cho phù hợp để khắc phục những tồn tại của năm học trước, phát 
huy những mặt đã đạt được, năng động sáng tạo chỉ đạo để hiệu quả đạt cao 
hơn. 
Vì vậy phải có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên người trực tiếp 
hướng dẫn cho các cháu. 
Ví dụ: Tháng 9 
- Triển khai kế hoạch cụ thể của nhà trường đến tận các lớp. 
- Bồi dưỡng cho giáo viên về việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho 
các trò chơi dân gian. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_dong_dao_tro.pdf