SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình
Nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng: “ Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp ngay từ tuổi còn thơ. Vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới”. Do đó hoạt động tạo hình là bộ môn quan trọng không thể thiếu được trong trường Mầm non. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi Mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình. Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương tiện truyền đạt biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ diển đạt, suy nghĩ tâm tư của mình vào sản phẩm.
Bên cạnh đó hoạt động tạo hình giúp trẻ tăng khả năng tri giác đối với đồ vật và hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét, tỉ lệ không gian. Phát triển trí tưởng tượng khả năng vận động cho trẻ. Khả năng tạo hình không phải là bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động. Do đó đòi hỏi giáo viên Mầm non phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động ở trẻ. Những năm qua được sự phân công giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với môn học này, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình".
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH A/ Phần mở đầu: Nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng: “ Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp ngay từ tuổi còn thơ. Vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới”. Do đó hoạt động tạo hình là bộ môn quan trọng không thể thiếu được trong trường Mầm non. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi Mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình. Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương tiện truyền đạt biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ diển đạt, suy nghĩ tâm tư của mình vào sản phẩm. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình giúp trẻ tăng khả năng tri giác đối với đồ vật và hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét, tỉ lệ không gian. Phát triển trí tưởng tượng khả năng vận động cho trẻ. Khả năng tạo hình không phải là bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động. Do đó đòi hỏi giáo viên Mầm non phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động ở trẻ. Những năm qua được sự phân công giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với môn học này, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình". B/ Nội dung: I. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, phản ánh hiện thực của thế giới xung quanh bằng hình tượng nghệ thuật. Từ lâu hoạt động tạo hình vốn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non. Các nhà giáo dục Mầm non cho rằng: “ Trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè.” Bỡi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện.” Vẽ là một hình thức hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. Vẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, ấn tượng về vẽ đẹp của thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung quanh bằng đường nét, hình dáng, màu sắc trên mặt phẳng của giấy. Qua hoạt động này hình thành ở trẻ đức tính tốt, giúp trẻ phát triển tốt các giác quan, đặc bịêt giúp trẻ phát triển cơ bàn tay, cổ tay, ngón tay. Trẻ biết làm đến nơi đến chốn, khéo léo linh hoạt cũng là một nghẹ thuật của trẻ thơ. Và như chúng ta đã biết, lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi còn ngây thơ, trong sáng, ở lứa tuổi này chưa tự mình xác định được mục đích và phương thức hành động. Người giáo viên sẽ truyền thụ sự hiểu biết cho trẻ bằng lời nói, nét vẽ...tuy nhiên không phải lúc nào sự gợi ý và hướng dẩn của cô giống ý thích của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi khả năng cảm nhận và lĩnh hội thế giới xung quanh phong phú và do đó hoạt động tạo hình càng đa dạng. Sản phẩm của trẻ thật ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu nhưng đều mang mục đích. II. Cơ sở thực tiễn: * Thực trạng: Hoạt động tạo hình là phương tiện thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nãy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ nhằm phát triển toàn diện trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt với giáo dục thẩm mĩ. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học tiểu học. Trong chương trình giáo dục mầm non mục đích của việc dạy tạo hình cho trẻ là phát hiện tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong học, lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng cảm thụ của trẻ và cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ hình thành tình yêu với vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đặc điểm chung nhất của trẻ ở trường Mầm non là rất thích vẽ, nặn, cắt, xé dán...và đây là nhu cầu nên trẻ rất say sưa nhưng phần lớn những sản phẩm của trẻ có khi thiếu, cũng có khi thừa các chi tiết nhỏ hoặc tỉ lệ bố cục của tranh dể bị sai lệch. Chính vì sự say sưa của trẻ nên trẻ không quan tâm lắm đến tư thế thực hiện hoạt động, cách cầm bút...Năm học 2009 - 2010 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trong quá trình thực hiện bộ môn tạo hình nhất là đối với việc dạy vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Bản thân tôi có lòng yêu nghề mến trẻ luôn nhiệt tình với công việc, đặc biệt luôn có sự đam mê đối với bộ môn tạo hình. Tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để sáng tạo các tiết dạy hấp dẫn, đạt kết quả cao. - 100% trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi, hầu hết đã qua học lớp mẫu giáo nhỡ, do đó việc thực hiện hoạt động đã có kiến thức, kỹ năng cơ bản. - Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm trong việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho tập thể giáo viên. - Bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức về nghiệp vụ giẳng dạy thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường, dự giờ đồng nghiệp... - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, tìm kiếm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn: - Là lớp có số lượng đông ( 56 cháu), một số trẻ còn rất rụt rè, ít nói. Do đó mỗi khi có giờ dạy vẽ tôi gặp trở ngại rất lớn từ việc sắp xếp chổ ngồi, cũng như việc hướng dẩn làm sao 100% trẻ được quan sát và tiếp nhận kiến thức từ cô rõ ràng chính xác. Đến phần trưng bày sản phẩm cũng không kém phần vất vã, cháu đông quá gây nhốn nháo, lộn xộn khi kẹp bài. Vì vậy, khả năng bao quát lớp chưa cao. Khi nhận xét sản phẩm các cháu còn rất nhút nhát không nói lên được ý thích của mình...do đó, chất lượng hoạt động chưa cao. Những bài vẽ của trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu đồng loạt theo ý của cô, chưa thể hiện được óc sáng tạo, thẩm mỹ trong bài vẽ. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, khi tiến hành cho trẻ hoạt động tạo hình với bài vẽ, tôi hoàn toàn thất vọng với kết quả đạt được. - Trẻ cầm bút chưa đúng: 12/ 56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 21,4% - Tư thế ngồi chưa đúng: 28/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 50%. - Trẻ chưa biết sắp xếp bố cục tranh: 35/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 62,5%. - Trẻ chưa sáng tạo trong khi vẽ: 43/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 76,7%. - Trẻ chưa phân biệt rõ màu sắc: 15/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 26,7%. - Trẻ rụt rè nhút nhát: 30/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 53,5%. Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn trăn trở một suy nghĩ: “mình sẽ có biện pháp thế nào để trẻ chủ động sáng tạo, hoạt động tích cực hơn trong hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẻ nói riêng làm cho giờ hoạt động được tốt hơn đây!?” Sau khi được bồi dưỡng chuyên đề tạo hình do tổ chuyên môn của trường, cụm trường tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: III. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ trong hoạt độnh tạo hình Biện pháp 1: Lập kế hoạch: Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạch động cho trẻ làm quen với tạo hình phù hợp với từng chủ điểm, với tình hình thực tế của lớp như làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động. Kế hoạch rèn trẻ yếu, trẻ cá biệt, phân nhóm cụ thể cho giáo viên phụ trách và theo dõi, kết hợp với phụ huynh ... Kế hoạch đã được ban giám hiệu nhà trường duyệt và bổ sung qua từng chủ điểm, bằng những biện pháp tích cực tôi luôn thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức, luôn tạo ý thức tự học, tự rèn luyện, bồi dưỡng, tham khảo ở sách báo, tập san....thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện đúng chương trình, sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Vì thế, đến nay việc xây dựng kế hoạch phục vụ bộ môn tạo hình ở lớp tôi luôn đúng trọng tâm, sát thực cụ thể và thu được nhiều kết quả tốt. Biện pháp 2: Tạo môi trường tạo hình: ( nghệ thuật) trong và ngoài lớp học. Lớp học tôi đang phụ trách có không gian tương đối rộng nên dể dàng cho việc trang trí tạo môi trường. Muốn tạo cho trẻ có niềm say mê hứng thú khám phá, quan sát tìm tòi chủ động sáng tạo sau đó tự mình muốn thể hiện được sản phẩm. Thì trước hết giáo viên phải xây dựng được môi trường phong phú, hấp dễn, kích thích hứng thú cho trẻ để lần sau trẻ đến lớp những hình ảnh chủ đích đập vào mắt trẻ trẻ muốn đến quan sát, sờ lên tranh, tự trò chuyện về cảnh vật trong tranh, qua đó phát huy được tính sáng tạo cũng như phát triển ngôn ngữ đồng thời giáo dục được đức tính thẩm mỹ cho trẻ. Ví dụ: ở chủ điểm thế giới động vật, hoạt động chủ đích trong chủ điểm vẽ gà trống, gà mái...thì ngay ở ngoài cửa tôi vẽ thật nhiều bức tranh như sự lớn lên của gà, chú gà trồng đang đứng trên đống rơm để gáy, haygà mẹđang dắt đàn con đi ăn... ở bên trong lớp học, ở các góc được tôi trang trí theo kế hoạch của từng chủ điểm, tôi đã xây dựng ở lớp tôi một góc mà tôi thấy thật sự lôi cuốn trẻ đó là góc: “ Bé tập làm hoạ sĩ” ở đó tôi trưng bày tất cả các dụng cụ như giấy màu bút sáp, mun cưa, cọ, bột màu...Đồ chơi như các con vật được tôi làm từ xốp và may từ vải làm thú nhồi bông với nhiều con vật khác nhau. Ngoài ra tôi cũng không quên trưng bày
File đính kèm:
skkn_lam_the_nao_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao.pdf