SKKN Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường Trung học Phổ thông Hoà Hưng

Bất cứ một hoạt động khoa học nào muốn đạt hiệu quả cao đều phải xây dựng được kế hoạch. Đặc biệt đối với người hiệu trưởng muốn quản lý tốt các hoạt động giáo dục, ngoài việc thực hiện các chức năng quản lý khác, người hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch nhà trường đang quản lý. Các hoạt động giáo dục rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thường diễn ra trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều lực lượng; vì vậy, hoạt động quản lý của người hiệu trưởng đòi hỏi phải kế hoạch cao.

Trong thực tế, việc xây dựng kế hoạch năm học của hiệu trưởng trong những năm qua đã thực hiện được một số việc nhưng chưa đầy đủ, chưa đúng một số quy trình của việc xây dựng kế hoạch năm học. Bản thân tôi vẫn có mong muốn là sẽ cải tiến công tác quản lý trong việc xây dựng kế hoạch nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn. Với suy nghĩ như vậy, tôi chọn đề tài: “ Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường trung học phổ thông Hòa Hưng”.

pdf 13 trang Huy Quân 28/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường Trung học Phổ thông Hoà Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường Trung học Phổ thông Hoà Hưng

SKKN Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở Trường Trung học Phổ thông Hoà Hưng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG 
TRƯỜNG THPT HOÀ HƯNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC XÂY 
DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀ HƯNG 
Người thực hiện: Phạm Ngọc Thiện 
Chức vụ: Hiệu trưởng 
Năm học: 2011-2012 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Bất cứ một hoạt động khoa học nào muốn đạt hiệu quả cao đều phải xây 
dựng được kế hoạch. Đặc biệt đối với người hiệu trưởng muốn quản lý tốt các 
hoạt động giáo dục, ngoài việc thực hiện các chức năng quản lý khác, người hiệu 
trưởng phải xây dựng được kế hoạch nhà trường đang quản lý. Các hoạt động 
giáo dục rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thường diễn ra 
trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều lực lượng; vì vậy, hoạt động 
quản lý của người hiệu trưởng đòi hỏi phải kế hoạch cao. 
 Trong thực tế, việc xây dựng kế hoạch năm học của hiệu trưởng trong 
những năm qua đã thực hiện được một số việc nhưng chưa đầy đủ, chưa đúng 
một số quy trình của việc xây dựng kế hoạch năm học. Bản thân tôi vẫn có 
mong muốn là sẽ cải tiến công tác quản lý trong việc xây dựng kế hoạch nhà 
trường ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Với suy nghĩ như vậy, tôi chọn đề tài: “ Hiệu trưởng với công tác xây 
dựng kế hoạch năm học ở trường trung học phổ thông Hòa Hưng”. 
 2. Phạm vi và đối tượng 
 - Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch năm học 
ở trường THPT. 
 - Phạm vi: đề tài có thể vận dụng trong việc xây dựng kế hoạch năm học ở 
các nhà trường THPT. 
3. Mục đích và nhiệm vụ 
 - Mục đích: 
 Xây dựng được kế hoạch năm học khoa học, có tính thực tiễn, nhằm đạt 
được mục tiêu giáo dục. Trên cơ sở đó, các bộ phận chuyên môn nhà trường 
cũng xây dựng được kế hoạch của bộ phận mình một cách tốt nhất trên cơ sở 
dựa trên kế hoạch năm học của hiệu trưởng. 
 - Nhiệm vụ: Tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc xây dựng kế 
hoạch năm học của hiệu trưởng năm qua. Từ đó có những cải tiến nhằm xây 
dựng kế hoạch năm học một cách bài bản, khoa học hơn. 
 II. PHẦN NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận và pháp lý 
 a. Khái niệm 
 Kế hoạch hóa là “làm cho phát triển một cách có kế hoạch, thường là trên 
quy mô lớn” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẳng, 2001). 
Xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, 
chỉ tiêu, nhiệm vụ (thời hạn, tốc độ, tỷ lệ cân đối) phát triển một quá trình và 
định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ 
tiêu, nhiệm vụ đó. 
 Sản phẩm của giai đoạn xây dựng kế hoạch là bản kế hoạch. Bản kế hoạch 
hay còn gọi là kế hoạch là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về 
những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu, cách 
thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB 
Đà Nẳng, 2001). 
 b. Cơ sở lý luận 
 Kế hoạch hóa là một chức năng quan trọng hàng đầu của công tác quản lý. 
Nó là cơ sở của việc thực hiện các chức năng khác nhau của quản lý. Bản kế 
hoạch là một bản quyết định tổng thể của nhà trường trong một thời gian định 
trước. 
 Như vậy, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của 
quá trình tư duy. Kế hoạch hóa là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt mục 
tiêu định trước, hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi 
trường. Kế hoạch hóa là công cụ quản lý quan trọng của người quản lý, của 
người hiệu trưởng. Nó thể hiện sự hoạt động có trình độ tổ chức cao, thay thế 
hoạt động manh mún, thiếu phối hợp, thất thường bằng hoạt động theo các quyết 
định đã được cân nhắc; thay thế quản lý ứng phó bằng quản lý theo mục tiêu. 
 Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Vì vậy, khi thực hiện chức năng 
kế hoạch hóa phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Các nguyên tắc này chi phối 
toàn bộ công tác kế hoạch hóa. Trong đó có nội dung của bản kế hoạch xây dựng 
kế hoạch năm học. Kế hoạch hóa có một số nguyên tắc đặc thù: 
* Nguyên tắc tính Đảng: 
Nguyên tắc này đòi hỏi bản kế hoạch phải thể hiện và bảo đảm thực hiện 
được những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cấp ủy 
Đảng ở địa phương trong giáo dục và thông qua giáo dục. 
 Bản kế hoạch phải cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của ngành sao cho phù hợp 
với tình hình đặc điểm của trường, của địa phương nhằm phục vụ yêu cầu trước 
mắt và lâu dài nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. 
* Nguyên tắc tập trung dân chủ: 
Vai trò của hiệu trưởng là rất to lớn. Xét về mặt khoa học, người hiệu 
trưởng có ưu thế khi tiếp nhận thông tin toàn diện về nhà trường: cấp trên, chính 
quyền địa phương. Trong đó, trách nhiệm của các thành viên khác trong nhà 
trường rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch. Vì vậy, trong việc xây dựng kế 
hoạch cần có sự kết hợp giữa chỉ huy tập trung thống nhất với sự tham gia của 
cán bộ công chức vào công tác kế hoạch hóa ở cơ sở. 
* Nguyên tắc tính pháp lệnh: 
Kế hoạch một khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức được 
coi là một văn bản pháp quy. Tính pháp lệnh của kế hoạch đòi hỏi nhiệm vụ kế 
hoạch phải được giao rõ ràng, cụ thể cho từng cá nhân với những yêu cầu về số 
lượng, chất lượng, tiến độ, thời hạn, cấp thực hiện kế hoạch và cấp phê duyệt kế 
hoạch đều phải có trách nhiệm đối với việc hoàn thành kế hoạch. 
* Nguyên tắc về tính toàn diện, cân đối và có trọng tâm: 
Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất nhà trường, nên việc xây dựng bản 
kế hoạch phải toàn diện, cân đối giữa các mục tiêu. Trong đó hoạt động dạy và 
học là hoạt động trung tâm; bản kế hoạch làm nổi rõ nhiệm vụ trọng tâm, những 
công tác, những biện pháp chủ yếu phản ánh mục tiêu quản lý nhà trường. Nêu 
nhiệm vụ ưu tiên trong phạm vi giai đoạn nhất định một tuần hay một tháng 
nhằm giải quyết những mâu thuẫn có tính nhất thời. Chú ý việc cân đối giữa các 
biện pháp và mục tiêu đã đề ra. 
* Nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển: 
Kế hoạch trường học có một đặc tính quan trọng là tính liên tục. Chất 
lượng giáo dục một năm học là sự kế tục chất lượng giáo dục năm học sau. Vì 
vậy, việc xây dựng kế hoạch cho một thời kỳ phải dựa trên kết quả đạt được của 
kỳ kế hoạch trước đó nhưng phát triển ở mức cao hơn. 
* Nguyên tắc về tính cụ thể và rõ ràng của kế hoạch: 
Kế hoạch cụ thể, rõ ràng được hiểu là dành cho hệ thống kế hoạch nhà 
trường chứ không phải chỉ cho bản kế hoạch năm học. Cho nên, đọc bản kế 
hoạch sẽ hình dung được tình hình nhà trường, đánh giá công việc nhà trường 
làm cơ sở để các cá nhân tập thể xây dựng kế hoạch của mình. Có kế hoạch là 
điều kiện cần nhưng nội dung kế hoạch cụ thể, rõ ràng là điều kiện đủ. Vì vậy 
bản kế hoạch nhà trường phải thiết kế theo những khuôn mẫu nhất định. Trong 
kế hoạch phải xây dựng được chương trình hành động với sự phân công trách 
nhiệm rõ ràng, sự bố trí thời gian và điều kiện thực hiện quyết tâm cao của tập 
thể sư phạm nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. 
* Nguyên tắc phát triển các biện pháp thực hiện: 
Để thực hiện một nhiệm vụ có thể có nhiều con đường. Vì vậy, với bất kỳ 
một kế hoạch nào cần có nhiều phương án hành động; mỗi phương án có nhiều 
biện pháp thực hiện; có như vậy mới có thể chọn được phương án, biện pháp có 
hiệu quả nhất “ Nếu dường như chỉ có một cách để làm một việc gì đó thì cách 
này có nhiều khả năng gặp sai lầm”, “ Nếu chỉ nghĩ ra được một con đường thì 
chúng ta suy nghĩ chưa đủ sâu sắc và kỹ lưỡng”. Để có thể tìm ra được nhiều 
con đường, phương án, biện pháp, người làm kế hoạch phải không tự hài lòng 
với cái đã có, với chính mình, phải có sự nghiên cứu kỹ cả về lý luận thực tiễn 
và có khả năng phân tích phong phú. 
* Nguyên tắc nắm vững các yếu tố giới hạn: 
Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này là phải tìm ra và giải quyết bằng 
được các yếu tố cản trở chính đối với quá trình thực hiện mục tiêu thì mới có thể 
lựa chọn được phương án tốt nhất trong số các phương án. Các yếu tố này có thể 
ít hoặc nhiều, có thể khắc phục được hay chưa thể khắc phục và có thể biến đổi 
theo không gian và thời gian. Sự nhận biết các yếu tố này là khó khăn nhưng hết 
sức cần thiết. 
Như vậy: Các nguyên tắc để xây dựng kế hoạch là cơ sở lý luận đánh giá 
toàn bộ kế hoạch hóa trong nhà trường. 
 Một trong những nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông là xây dựng 
và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. Nhiệm vụ chính của công tác xây dựng 
kế hoạch ở trường phổ thông là xác định mục tiêu ổn định và phát triển nhà 
trường, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, của đơn vị và cá nhân trong trường 
cần phải hoàn thành trong kế hoạch. Định ra một số biện pháp lớn, chủ yếu có 
liên quan đến toàn trường cần huy động tiềm lực của mọi người, đặc biệt là 
nhiệm vụ trọng tâm. 
 Nhiệm vụ kéo theo của xây dựng kế hoạch ở trường phổ thông là chỉ ra 
các điều kiện mà nhà trường cần và có thể đáp ứng cho các đơn vị trong trường 
và các cá nhân, cũng như cho từng mặt hoạt động. Tìm kiếm và khai thác những 
tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt mục tiêu 
một cách nhanh chóng, chắc chắn hơn. Hệ quả là dự kiến những khó khăn có thể 
gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị những phương án để 
khắc phục. Nhiệm vụ của xây dựng kế hoạch ở trường phổ thông nên xác định 
tiêu chuẩn và cách thức đo lường, đánh giá các hoạt động của nhà trường, tổ và 
các cá nhân. Nên có lịch trình cụ thể từng tháng, cho phép ta hình dung những 
công việc cần tiến hành trong một năm, giúp ta đỡ bỏ sót việc, không trùng lắp 
giữa tháng này với tháng khác. 
 c. Cơ sở pháp lý 
 - Điều lệ trường trung học (nhiệm vụ người hiệu trưởng). 
 - Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục 
phổ thông. 
 - Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ năm học. 
 - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Kiên Giang. 
 2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ở trường THPT Hòa Hưng 
 2.1. Thực trạng việc thực hiện các bước xây dựng kế hoạch ở trường 
THPT 
 Trong việc xây dựng kế hoạch năm học, hiệu trưởng đã thu thập những 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hieu_truong_voi_cong_tac_xay_dung_ke_hoach_nam_hoc_o_tr.pdf