SKKN Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Trung học Phổ thông

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức; Giáo dục Đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển Khoa học Công nghệ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm của các thế hệ tương lai.

Điều 27, Luật giáo dục (2010) đã nêu:”Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [5]

pdf 18 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Trung học Phổ thông

SKKN Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Trung học Phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG 
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
GD&ĐT: giáo dục và đào tạo 
GV: giáo viên 
GVCN: giáo viên chủ nhiệm 
HS: học sinh 
THPT: trung học phổ thông 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự 
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức; Giáo dục Đào 
tạo trở thành nền tảng của sự phát triển Khoa học Công nghệ, tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại và 
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách 
nhiệm của các thế hệ tương lai. 
Điều 27, Luật giáo dục (2010) đã nêu:”Mục tiêu của giáo dục phổ 
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, 
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng 
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh 
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc”. [5] 
Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông. 
Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài 
việc giảng dạy thì người giáo viên còn phải kiêm thêm công tác chủ nhiệm 
lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông nói chung và trường 
THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường. 
Họ thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục toàn diện học 
sinh của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học 
sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 
trường. Họ là một thành phần quan trọng trong mạng lưới thông tin của 
nhà trường. Những thông tin này giúp người quản lý nắm được tình hình 
thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở để người quản lý có 
được những quyết định đúng đắn và chính xác. 
Công tác quản lý chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT 
trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn 
còn nhiều hạn chế, việc quản lý còn mang tính hình thức, chủ yếu là hồ sơ 
sổ sách, ít đi vào thực chất, thậm chí có trường xem nhẹ công tác chủ 
nhiệm. Chính vì lẽ đó, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh xuống 
cấp ngày càng nhiều, có nhiều đối tượng học sinh ngỗ nghịch, lười học, 
ham chơiđặc biệt có nhiều em sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu 
chè, trò chơi trực tuyến, nghiện hút hay truy cập những thông tin xấu trên 
mạng máy tính toàn cầuNhững mặt xấu trong xã hội đã bắt đầu vượt qua 
rào cản len lỏi vào trường học. Mặt khác, do áp lực thi cử ngày càng đè 
nặng lên tâm lý của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý. Do đó họ chỉ tập 
trung vào hoạt động dạy và học trên lớp. Công tác chủ nhiệm lớp cũng 
chưa được các cán bộ quản lý thực sự quan tâm. 
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của 
mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT nên chọn đề 
tài:”Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ 
thông”. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Quản lý 
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và 
phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động”. [4] 
1.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp 
- Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. 
+ Việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là khâu quan 
trọng nhất, được thực hiện trước tiên cho công tác quản lý. Khi xây dựng 
kế hoạch, hiệu trưởng cần dựa vào các chỉ thị nhiệm vụ năm học và kế 
hoạch chung của toàn trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của 
nhà trường. 
+ Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp bao gồm các yếu tố cơ bản sau: 
Xác định được thực trạng của nhà trường; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ 
thể cần đạt tới; xác định nội dung công tác chủ nhiệm lớp; vạch ra lộ trình, 
bước đi thích hợp; xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân 
nhiệm cụ thể. 
+ Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh 
của GVCN sao cho họ có đủ thời gian cho công tác chủ nhiệm lớp, vừa 
thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống. 
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. 
+ Chỉ đạo GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. 
+ Xây dựng qui chế cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ giữa GVCN với 
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GVCN thông qua hướng 
dẫn, tập huấn, tham quan, cung cấp tài liệu, dự giờ tiết sinh hoạt lớp và trao 
đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giáo dục. 
- Quản lý nội dung triển khai công tác chủ nhiệm lớp. 
+ Quản lý những công việc và các hoạt động của GVCN được thể 
hiện hằng ngày trong công tác chủ nhiệm lớp như: tìm hiểu HS, lập kế 
hoạch chủ nhiệm, tổ chức các loại hình hoạt động,. Hiệu trưởng theo dõi 
và nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch chủ nhiệm cũng như công tác chủ 
nhiệm của GV để có sự hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh kế hoạch quản lý 
công tác chủ nhiệm nếu cần. 
+ Tổ chức các lực lượng theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện công 
tác chủ nhiệm của GVCN. Qua các thông tin về công tác chủ nhiệm, hiệu 
trưởng kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ GVCN hoàn thành nhiệm vụ. 
- Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục 
+ Các lực lượng trong nhà trường: toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân 
viên trong nhà trường đều có trách nhiệm đối với công tác chủ nhiệm lớp. 
+ Các lực lượng ngoài nhà trường: tranh thủ sự lãnh đạo của chính 
quyền địa phương, của các ban ngành trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với 
cha mẹ học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh. 
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá. 
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức như qua hồ sơ 
sổ sách, các hoạt động của HS, báo cáo của GVCN, giúp hiệu trưởng có 
thông tin về công tác chủ nhiệm của GVCN, từ đó có những tác động quản 
lý thích hợp. 
+ Tuyên dương, khen thưởng những GV thực hiện tốt công tác chủ 
nhiệm lớp. 
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp 
1.3.1. Một số vấn đề chung của công tác chủ nhiệm 
Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ 
chức giảng dạy và giáo dục học sinh. Để quản lý, giáo dục học sinh trong 
lớp, nhà trường phân công một trong những GV đang giảng dạy có năng 
lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm công tác quản lý, giáo dục học 
sinh, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình trong công tác, có uy 
tín với HS và đồng nghiệp làm chủ nhiệm lớp. 
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp 
1.3.2.1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm 
- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh 
một lớp. Với vị trí là cấp học cuối của bậc học phổ thông có nhiệm vụ 
hoàn tất việc trang bị tri thức phổ thông cơ bản, phát triển và hoàn thiện 
các kỹ năng học tập nhận thức cùng với các kỹ năng xã hội, xây dựng, phát 
triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh, cấp học này đặt ra những yêu cầu cao 
cho việc quản lý và giáo dục học sinh. Người đứng ra đảm đương công 
việc quản lý và giáo dục toàn diện học sinh chính là giáo viên chủ nhiệm. 
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi GVCN phải 
có: 
+ Những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học 
+ Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ 
đạo thực hiện kế hoạch một cách khoa học 
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 
+ Kỹ năng giao tiếp sư phạm: biết cách tiếp cận, phán đoán học sinh; 
có khả năng xác lập nhanh chóng, khéo léo, đúng đắn mối quan hệ với học 
sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục 
- GVCN là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. 
Đây là chức năng rất đặc trưng của GVCN mà giáo viên bộ môn không có. 
Chức năng này chỉ có thể thực hiện tốt khi giáo viên chủ nhiệm biết quan 
tâm tổ chức, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp, thường xuyên bồi dưỡng 
năng lực của đội ngũ này để tăng cường sức mạnh tự quản của tập thể học 
sinh. 
- GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo 
dục trong và ngoài nhà trường. 
+ GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà 
trường như là thay mặt hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, 
kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh. 
+ GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài 
nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư,...) trong giáo 
dục học sinh là một nguyên tắc giáo dục đồng thời là một trong những nội 
dung thực hiện xã hội hoá giáo dục. 
+ GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh. Năng 
lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN là 
điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt 
động giáo dục học sinh của lớp. 
- Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong 
trào chung của lớp. Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với 
quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi học sinh vì sự 
đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện để giáo viên và 
học sinh điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch... hoạt động cho cả lớp và mỗi 
thành viên. 
1.3.2.2. Nhiệm vụ của GVCN 
Tại điều 31, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ 
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, GVCN trước hết phải là GV 
giảng dạy bộ môn. Cho nên ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ quy định 
của giáo viên bộ môn ở khoản 1 của Điều này, GVCN còn có những nhiệm 
vụ sau đây: 
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, 
nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc 
điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ 
của cả lớp và của từng học sinh; 
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; 
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ 
môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong 
Hồ Chí Minh, các tổ chức xã 

File đính kèm:

  • pdfskkn_hieu_truong_quan_ly_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_tru.pdf