SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tạo ra yếu tố nguồn lực con người đó thì mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp giáo dục đào tạo là giáo dục học sinh trở thành người phát triển toàn diện. Để học sinh thực sự trở thành những người phát triển toàn diện sau này rõ ràng công việc giáo dục của nhà trường có thể khái quát qua hai nhiệm vụ lớn đó là: Giáo dục, đào tạo, trang bị kiến thức để các em trở thành những người có trí lực, thông minh, có tài để góp phần xây dựng đất nước.
Giáo dục cho học sinh tiếp tục hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách một cách lành mạnh. Đó chính là khía cạnh giáo dục đạo đức. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục là nỗi băn khoăn của tất cả những ai đang làm công tác giáo dục. Dạy chữ, dạy người luôn đi đôi với nhau, để hiệu quả giáo dục ngày càng đạt chất lượng hơn thì không thể chỉ chú trọng cung cấp, giáo dục học sinh những kiến thức khoa học mà còn phải luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, vì đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, có đạo đức, có ý thức mới xác định được động cơ, mục đích học tập, chuyển biến về đạo đức chính là tiền đề chuyển biến về ý thức học tập và nâng cao được chất lượng học tập văn hóa và như vậy mới mong sau này trở thành những công dân tốt có đầy đủ kiến thức khoa học, có tri thức, biết yêu nước, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và như vậy mới đạt dược mục tiêu giáo dục toàn diện trong đổi mới giáo dục hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tạo ra yếu tố nguồn lực con người đó thì mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp giáo dục đào tạo là giáo dục học sinh trở thành người phát triển toàn diện. Để học sinh thực sự trở thành những người phát triển toàn diện sau này rõ ràng công việc giáo dục của nhà trường có thể khái quát qua hai nhiệm vụ lớn đó là : - Giáo dục, đào tạo, trang bị kiến thức để các em trở thành những người có trí lực, thông minh, có tài để góp phần xây dựng đất nước. - Giáo dục cho học sinh tiếp tục hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách một cách lành mạnh. Đó chính là khía cạnh giáo dục đạo đức. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục là nỗi băn khoăn của tất cả những ai đang làm công tác giáo dục. Dạy chữ, dạy người luôn đi đôi với nhau, để hiệu quả giáo dục ngày càng đạt chất lượng hơn thì không thể chỉ chú trọng cung cấp, giáo dục học sinh những kiến thức khoa học mà còn phải luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh, vì đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, có đạo đức, có ý thức mới xác định được động cơ, mục đích học tập, chuyển biến về đạo đức chính là tiền đề chuyển biến về ý thức học tập và nâng cao được chất lượng học tập văn hóa và như vậy mới mong sau này trở thành những công dân tốt có đầy đủ kiến thức khoa học, có tri thức, biết yêu nước, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và như vậy mới đạt dược mục tiêu giáo dục toàn diện trong đổi mới giáo dục hiện nay. Để đạt được mục tiêu ấy người làm công tác quản lý giáo dục cần phải quan tâm đến lực lượng quan trọng trong công tác quản lý giáo dục học sinh một cách toàn diện đó chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đây là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục của nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ, trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả giáo dục của từng giáo viên chủ nhiệm đối với lớp mà họ phụ trách. Công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động của nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục là chất lượng của sản phẩm của nhà trường và chất lượng sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội trong từng thời kỳ. Trong đổi mới giáo dục hiện nay cho thấy vai trò rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm, để làm tốt công tác này phải có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường mà nhất là Hiệu trưởng vì hiệu trưởng chính là tổ trưởng tổ chủ nhiệm, là người trực tiếp chỉ đạo việc giáo dục học sinh cả về tri thức cũng như đạo đức, nhân cách học sinh trong nhà trường và qua thực tế đã làm trong thời gian vừa qua, từ lúc đổi mới chương trình sách giáo khoa, giảm tải dung lượng kiến thức, tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm và gần đây nhất được tham gia tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bô giáo dục tổ chức vào đầu năm học 2011 – 2012 với nhiều nội dung đổi mới được đưa vào thực tế tại đơn vị và kết hợp với những kinh nghiệm chỉ đạo công tác này trong những năm học trước trong việc tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm xin được trình bày ra đây với tên đề tài là “Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay” để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục là giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện vừa có đức vừa có tài phục vụ xã hội, là những công dân tốt có đầy đủ năng lực phục vụ nhân dân, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước . II/ NỘI DUNG CƠ BẢN : Thöïc hieän vieäc chỉ đạo công tác chủ nhiệm bao goàm caùc noäi dung sau : - Xaây döïng kế hoạch chủ nhiệm chung - Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch chủ nhiệm theo tình hình thực tế của từng lớp . - Chỉ đạo đổi mới hình thức, nội dung tiết sinh hoạt lớp. - Chỉ đạo giáo dục học sinh phát triển toàn diện . - Chỉ đạo thực hiện việc ghi sổ chủ nhiệm các nội dung cần trong việc giáo dục ý thức chuyên cần và thực hiện nội qui nhà trường . - Kiểm tra định kỳ công tác chủ nhiệm để phát hiện sai sót và chấn chỉnh kịp thời . - Chỉ đạo việc phối hợp với đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương. 1. Đặc điểm tình hình : a. Thuận lợi : - Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đa số có nhiều kinh nghiệm, có tay nghề vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, yêu nghề, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh, có uy tín trong học sinh và phụ huynh học sinh. - Có đủ giáo viên ở hầu hết các môn học, trường đã có sẵn nền nếp dạy và học nghiêm túc từ nhiều năm nay. Giáo viên hoạt động khá đều tay trong việc đánh giá chất lượng học sinh. - Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập, chấp hành tốt nội qui kỷ luật học đường, có tinh thần cầu tiến, tích cực học tập và nhiệt tình thực hiện việc đổi mới phương pháp học tập. - Cơ sở vật chất đáp ứng khá tốt cho việc đổi mới phương pháp giáo dục. b. Khó khăn : - Một bộ phận giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, tiếp cận việc đổi mới trong công tác chủ nhiệm còn chậm, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu sự quan tâm giáo dục học sinh . - Giáo viên có kinh nghiệm thì lớn tuổi quản lý lớp tốt nhưng không phù hợp với những hoạt động đổi mới trong sinh hoạt . - Giáo viên trẻ thì dễ dãi với học sinh, thiếu kinh nghiệm quản lý, phù hợp với hoạt động đổi mới trong công tác chủ nhiệm nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý lớp, dễ dãi quá mức đối với học sinh nên hiệu quả thấp trong công tác chủ nhiệm . - Còn khá nhiều học sinh thiếu ý thức trong việc chấp hành nội qui kỷ luật, thiếu chuyên cần, thiếu động cơ học tập, mất căn bản, lười học. - Địa bàn rộng, học sinh đầu cấp từ nhiều nơi chuyển đến còn bở ngỡ khi vào học trường mới, chưa quen nền nếp kỷ cương của trường. 2. Kế hoạch chủ nhiệm năm học 2011 – 2012 ( của tổ chủ nhiệm ) Người quản lý phải lập kế hoạch công tác chủ nhiệm bời vì lập kế hoạch chủ nhiệm là lựa chọn một trong những phương án hành động trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lý để đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại và cũng để làm cơ sở để giáo viên chủ nhiệm lớp định hướng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho lớp chủ nhiệm của mình. Nội dung kế hoạch chủ nhiệm của lãnh đạo nhà trường được xây dựng như sau : KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2011– 2012 Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, năm học với chủ đề “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, nhà trường triển khai kế hoạch chủ nhiệm với yêu cầu GVCN dựa vào định hướng chung của trường và đặc điểm riêng của lớp, để lập ra kế hoạch công tác chủ nhiệm cho năm học theo tinh thần hướng dẫn Sở giáo dục và đào tạo với các nội dung như sau : PHẦN I : KẾ HOẠCH CHUNG I./ ĐẢM BẢO SỐ LƯỢNG HỌC SINH : 1/ Chỉ tiêu đảm bảo sĩ số : Thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, đảm bảo số học sinh bỏ học giảm hơn so với năm học trước. Chỉ tiêu phấn đấu học sinh bỏ học không quá 2.5% (50 hs) vào cuối năm học. 2/ Biện pháp : - Quan tâm, tìm hiểu, nắm chắc tình hình học sinh của lớp để có biện pháp giải quyết kịp thời những hiện tượng chán nản, có ý bỏ học. - Đặc biệt chú ý tới đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, để động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để các em được học tập. II./ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC : 1/ Nội dung : Nhanh chóng ổn định tổ chức ngay từ đầu năm học, củng cố, kiện toàn hoạt động của đoàn thanh niên, đội cờ đỏ các lớp, tăng cường các hoạt động giáo dục. a) Giáo dục ý thức đạo đức : Trang bị cho các em những tri thức đạo đức cơ bản về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức cho các em, giáo dục đạo đức cho các em trong các mối quan hệ : quan hệ thầy trò, quan hệ với xã hội, với cộng đồng, quan hệ với công việc, lao động, quan hệ với mọi người, quan hệ với tài sản xã hội, tài sản của người khác, quan hệ với môi trường, quan hệ với bản thân. b) Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức : giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể, nhằm giáo dục học sinh biết : - Yêu quê hương, đất nước, gia đình, lớp học, bạn bè - Có thái độ đấu tranh rõ ràng với những biểu hiện tiêu cực, hành vi sai trái c) Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức : - Luôn biết kính trọng người trên, thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường, thương yêu giúp đỡ bạn bè, có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu. - Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn. - Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập - Thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường, chấp hành tốt pháp luật, qui định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. - Tích cực rèn luyên thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục qui định trong kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hộ
File đính kèm:
skkn_hieu_truong_chi_dao_cong_tac_chu_nhiem_o_cap_trung_hoc.pdf