SKKN Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị

Giáo dục, về nguyên tắc cần phải hiểu là sự giáo dục một cáh toàn diện cho người học, nhất là đối tượng người học ở bậc phổ thông, trong đó giáo dục để có một nhân cách đẹp là mục tiêu hướng đến của nền giáo dục chân chính. Về giáo dục nhân cách cho người học, hầu như lâu nay thường “khoán trắng” cho các môn chuyên ngành: Ở trường phổ thông là môn Giáo dục công dân, ở trường đại học là môn Đạo đức học, trong khi sự hoàn thiện nhân cách lại là kết quả tổng hợp của sự giáo dục từ nhiều bộ môn, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ nhà trường đến gia đình và xã hội.

Nhận thấy điều đó, sáng kiến kinh nghiệm này của chúng tôi nhằm trình bày thêm một phương diện giáo dục nhân cách hữu hiệu (giáo dục thẩm mỹ) và bằng con đường chúng tôi đang trực tiếp đảm nhiệm (bộ môn Ngữ Văn) tại môi trường quen thuộc (trường THPT Cồn Tiên, Quảng Trị).

pdf 28 trang Huy Quân 29/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị

SKKN Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh Trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỒN TIÊN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO DỤC NĂNG LỰC THẨM MỸ QUA 
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
CỒN TIÊN, TỈNH QUẢNG TRỊ 
Người thực hiện: Trần Thị Lý 
Đơn vị công tác: Trường THPT Cồn Tiên 
 BƯỚC HOẠT ĐỘNG 
1.Hiện trạng 
Vấn đề giáo dục đạo đức trong trường THPT qua môn Giáo dục 
công dân cần được bổ sung thêm con đường, giải pháp khác 
nữa để giúp cho việc hoàn thiện nhân cách. 
2. Giải pháp thay thế 
Giáo dục cho học sinh năng lực thẩm mỹ từ bộ môn Ngữ Văn 
để cho học sinh biết/ hiểu về cái thẩm mỹ, từ đó yêu thích và 
làm theo cái đẹp, cái thiện, từ bỏ cái xấu, cái ác. 
3. Vấn đề nghiên cứu 
Giả thuyết nghiên cứu 
Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua bộ môn Ngữ Văn cho học sinh 
trường THPT Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị. 
4. Thiết kế 
Sáng kiến có 3 phần: 1) Tổng quan về huyện Gio Linh và 
trường THPT Cồn Tiên. 2) Điều tra thực trạng năng lực thẩm 
mỹ của học sinh trường Cồn Tiên. 3) Đề xuất giải pháp giáo 
dục năng lực thẩm mỹ qua bộ môn Ngữ Văn. 
5. Đo lường 
Thiết kế 3 mẫu phiếu điều tra gồm 84 tiêu chí (đính kèm), tổ 
chức phỏng vấn qua phiếu cho 530/ 648 (87,2 %) học sinh của 
trường THPT Cồn Tiên 
6. Phân tích dữ liệu 
Phân tích số liệu từ kết quả điều tra, rút ra nhận xét, tổng hợp. 
7. Kết quả 
Trình bày trên 25 trang viết + 530 Phiếu phỏng vấn (kèm theo 
toàn văn trình bày sáng kiến sau đây) 
 TÓM TẮT 
Giáo dục, về nguyên tắc cần phải hiểu là sự giáo dục một cáh toàn 
diện cho người học, nhất là đối tượng người học ở bậc phổ thông, trong 
đó giáo dục để có một nhân cách đẹp là mục tiêu hướng đến của nền giáo 
dục chân chính. Về giáo dục nhân cách cho người học, hầu như lâu nay 
thường “khoán trắng” cho các môn chuyên ngành: ở trường phổ thông là 
môn Giáo dục công dân, ở trường đại học là môn Đạo đức học, trong khi 
sự hoàn thiện nhân cách lại là kết quả tổng hợp của sự giáo dục từ nhiều 
bộ môn, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ nhà trường đến gia đình và xã hội. 
Nhận thấy điều đó, sáng kiến kinh nghiệm này của chúng tôi nhằm 
trình bày thêm một phương diện giáo dục nhân cách hữu hiệu (giáo dục 
thẩm mỹ) và bằng con đường chúng tôi đang trực tiếp đảm nhiệm (bộ 
môn Ngữ Văn) tại môi trường quen thuộc (trường THPT Cồn Tiên, 
Quảng Trị). 
Sáng kiến kinh nghiệm gồm có 3 phần: 
1. Tổng quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục của huyện 
Gio Linh và của trường THPT Cồn Tiên. 
2. Điều tra thực trạng thị hiếu thẩm mỹ của học sinh THPT Cồn Tiên. 
3. Đề xuất giải pháp giáo dục năng lực thẩm mỹ từ bộ môn Ngữ Văn. 
Phương pháp tiến hành chủ chốt của sáng kiến kinh nghiệm này là từ 
thực tiễn công tác điều tra, rút ra kết luận, từ đó đề xuất giải pháp. 
 MỞ ĐẦU 
1. Mục tiêu giáo dục, đào tạo của bất cứ thời đại nào, thuộc bất cứ dân 
tộc nào đều nhắm tới mục tiêu xây dựng con người có nhân cách và tri thức 
phù hợp yêu cầu của dân tộc và thời đai. Trong mối quan hệ giữa dạy chữ và 
dạy người thì dạy người bao giờ cũng phải là mục tiêu đầu tiên và tối 
thượng. Chúng ta đã đưa vào chương trình Tiểu học môn Đạo đức, chương 
trình Trung học cơ sở, Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân, nhưng 
thực tiễn giáo dục cho thấy không thể “khoán gọn” việc giáo dục đạo đức 
cho học sinh cho hai môn này. Rất nhiều nơi xem bộ môn này chỉ mang tính 
chất “dạy cho có”! 
2. Một nghịch lý là xã hội càng văn minh, càng phát triển thì sự tha 
hóa của một bộ phận dân cư (trong đó có học sinh các cấp), biểu hiện ở: lối 
sống vô cảm, vô trách nhiệm, chạy theo những “giá trị ảo”, ứng xử thiếu văn 
hóa và phản cảm, sống sa đọa, tệ tham nhũng, lãng phí, văn hóa “chạy” tràn 
lan, tội phạm ngày càng “trẻ hóa”, bạo lự học đường ngày càng gia tăng, 
v.vTất cả đó đã đến hồi báo động, nếu không kịp thời kìm hãm thì nguy 
cơ sai lệch nhân cách, thoái hóa đạo đức là không tránh khỏi. 
3. Nếu chỉ có dạy Đạo đức hoặc Giáo dục công dân như hiện nay thì, 
theo chúng tôi, không thể mang lại hiệu quả toàn diện. Bởi trước tiên học 
sinh nghe đến từ “dạy” đã lập tức nảy sinh tâm lý dị ứng, đặc trưng bộ môn 
lại có vẻ khô khan (đạo đức là cái quy chuẩn, bắt buộc phải theo, là “trách 
nhiệm”, là “luật”), thiếu tính linh hoạt, phong phúnên học sinh lại càng 
thiếu hứng thú mà người dạy cũng cảm thấy chán! Cần phải tìm ra giải pháp 
nữa để tạo cho học sinh một nhân cách hài hòa, lành mạnh mà các em đến 
với nó lại hào hứng, tự nguyện. 
4. Các tri thức, năng lực thẩm mỹ (tiêu biểu là cái đẹp, cái thiện, cái 
hay) có một thuận lợi vì nó chính là mơ ước khát vọng từ trong bản năng của 
con người. Không có bất kỳ một ai lại từ chối cái đẹp, cái hay, cái thiện. Vấn 
đề là hiểu nó thế nào cho đúng để hành xử cho hợp lý. Có rất nhiều con 
đường để cung cấp năng lực thẩm mỹ cho học sinh cả về lý thuyết lẫn thực 
hành mà Ngữ Văn là một môn rất có lợi thế, bởi nó có từ chương trình tiểu 
học đến đại học, bản chất của nó là chỉ có cái đẹp. Đây cũng là bộ môn tôi 
yêu mến và lựa chọn nó làm nghề để theo đuổi suốt cuộc đời mình. 
 Đó là những lý do khiến tôi chọn vấn đề này để làm sáng kiến kinh 
nghiệm. 
2. Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã lựa chọn các 
phương pháp thích hợp: 
- Phương pháp thống kê, phân loại 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu 
Trong 3 phương pháp, tôi chọ phương pháp thống kê, phân loại làm 
phương pháp chính để nghiên cứu. 
4. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Phần này sẽ có 3 mục lớn: 
1. Tổng quan về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục của 
huyện Gio Linh và trường THPT Cồn Tiên. 
2. Thực trạng năng lực thẩm mỹ và việc giảng dạy cái đẹp qua bộ môn 
Ngữ Văn ở trường THPT Cồn Tiên. 
3. Một số kiến nghị về giải pháp giáo dục năng lực thẩm mỹ qua bộ 
môn Ngữ Văn ở trường THPT Cồn Tiên. 
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI, 
GIÁO DỤC CỦA HUYỆN GIO LINH VÀ TRƯỜNG THPT CỒN 
TIÊN 
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, DÂN CƯ HUYỆN GIO LINH 
1. Điều kiện địa lý, cư dân của huyện: 
1.1 Diện tích, đất đai: 
Gio Linh là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng trị, được 
thành lập trở lại vào năm 1990. Là một huyện có địa hình bán sơn địa, thấp 
dần từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, ở giữa là đồng bằng và phía 
Đông là bãi cát và biển; địa hình chia cắt bởi các hệ thống sông, suối, ao hồ 
nên có thể chia thành 4 tiểu vùng chính: Vùng núi có diện tích 20.539,61ha 
(chiếm 43,54%), vùng đồi có diện tích 11.180,74 ha (chiếm 23,64%), vùng 
đồng bằng có diện tích tự nhiên 12.631,010 ha (chiếm 26,7 %), Vùng biển 
diện tích 2.892,8ha (chiếm 6,12%)(1). 
1.2 Xã và dân cư: 
Huyện gồm 19 xã, 2 thị trấn. Tính đến cuối năm 2010, dân số huyện 
Gio Linh là 72.921 người, trong đó nữ 37.214 người, nam 35.707 người, dân 
số phân bố không đều chủ yếu là tập trung ở các trung tâm huyện lỵ. Dân số 
trong độ tuổi lao động là 42.497 người chiếm 58,27% dân số. 
1.3. Thuận lợi và khó khăn: 
 Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt; đường Quốc lộ 1A chạy qua; 
đường Hồ Chí Minh...Tuyến đường xuyên Á thông qua biển Đông là một 
nút quan trọng trong mối liên kết kinh tế hành lang Đông Tây và chạy qua 
cửa khẩu Lao Bảo nối với đất bạn Lào. Gio Linh còn có vùng phụ cận đó là 
trung tâm thị xã Đông Hà. Với vị trí và lợi thế đó cho phép Gio Linh có thể 
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với tất cả các vùng khác trong cả nước. 
Hội tụ với nhiều yếu tố tự nhiên cùng với các giá trị nhân văn: truyền thống 
anh dũng, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản 
xuất, cùng với sự đoàn kết một lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn 
dân,Điểm nổi bật ở Gio Linh là việc đã hình thành khu Công nghiệp Quán 
Ngang (đã có 03 dự án đầu tư), khu dịch vụ du lịch Cửa Việt (đã có trên 10 
tổ chức trong nước xin đầu tư với giá trị trên 10 ngàn tỷ đồng), đang quy 
hoạch đầu tư sân bay Quảng Trị tại Quán Ngang... Bên cạnh đó các loại hình 
dịch vụ đang được chú trọng như du lịch lịch sử cách mạng gắn với các cụm 
di tích lịch sử nổi tiếng: đôi bờ Hiền Lương, Cồn Tiên - Dốc Miếu, nghĩa 
trang liệt sỹ Trường Sơn, dịch vụ du lịch biển với bờ biển, bãi tắm đẹp 
như biển Cửa Việt, Gio Hải, du lịch sinh thái ngày càng được đặc biệt 
quan tâm chú trọng, Gio Linh là một vùng quê ẩn chứa trong lòng mình 
biết bao giá trị văn hóa, lịch sử mà không phải ở đâu cũng có được: từ hệ 
thống giếng cổ Gio An đến chùa Bảo Đông xây dựng từ trước thế kỷ thứ X 
và Lăng mộ Trần Đình Ân thôn Hà Trung, Gio Châu - di tích văn hóa cấp 
quốc gia được phụng thờ trang nghiêm, tôn kính. Di tích đình làng Hà 
Thượng nơi thành lập chi bộ đầu tiên được tôn tạo, nâng cấp. Từ điệu hò 
khoan nhặt bên dòng sông Hiền Lương đến âm thanh rộn rã của tiếng cồng, 
chiêng vang lên từ lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Vân Kiều ở 2 xã 
Linh Thượng, Vĩnh Trường; từ nét đẹp mạnh mẽ, khéo léo của Hội đua 
thuyền Gio Mai đến niềm vui náo nức của Hội cù Gio Mỹ, sự uyển chuyển, 
nhịp nhàng của Hội đu Lan Đình, Gio Phong,tất cả tạo nên một nét văn 
hóa đa sắc, đa thanh, rất riêng của miền quê Gio Linh, có sức lôi cuốn, níu 
giữ bước chân du khách. 
Nhân dân Gio Linh vốn mang nặng tình yêu và lòng quí trọng những 
giá trị văn hóa được tạo dựng bằng tài năng và công sức của tiền nhân. Vì 
vậy, không chỉ nỗ lực bảo tồn “lớp vỏ vật chất” của các di tích lịch sử, người 
dân Gio Linh còn ra sức bảo vệ cả cái “hồn” của văn hóa Gio Linh với 
những phong tục, tập quán, cũng như những lễ hội văn hóa dân gian. Cùng 
với đó, người dân Gio Linh hôm nay đang nỗ lực xây dựng một đời sống văn 
hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
 Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì huyện cũng gặp những khó 
khăn nhất định: địa hình của huyện khá hiểm trở gây khó khăn cho việc giao 
thông và phát triển kinh tế; dân số của huyện có sự chêch lệch giữa nam và 
nữ và số người phụ thuộc còn cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong tìm việc 
làm và phát triển kinh tế cho đồng đều. 
2. Điều kiện văn hóa, xã hội, giáo dục: 
2.1 Cơ cấu bộ máy huyện, xã: Ngày n

File đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_nang_luc_tham_my_qua_mon_ngu_van_cho_hoc_sinh.pdf