SKKN Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà Trường Phổ thông qua Chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ tổ quốc - Em hứa làm theo lời bác”

Thực hiện theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau hai năm, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được tổ chức sâu rộng trên cả nước và gặt hái được nhiều kết quả. Đã 40 năm kể từ ngày Bác ra đi, nhưng bài học về đạo đức, lối sống nhân cách của Người luôn tỏa sáng. Hòa theo khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn ngành đang hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám Hiệu.

Tôi mạnh dạn đề xuất đưa chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” đến với toàn thể học sinh của trường, thông qua những câu chuyện có thật về Bác. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi phổ thông) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa chuyên đề kể chuyện đạo đức với chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” đến với học sinh trong nhà trường phổ thông là việc làm hết sức cần thiết, đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

pdf 16 trang Huy Quân 29/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà Trường Phổ thông qua Chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ tổ quốc - Em hứa làm theo lời bác”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà Trường Phổ thông qua Chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ tổ quốc - Em hứa làm theo lời bác”

SKKN Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà Trường Phổ thông qua Chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ tổ quốc - Em hứa làm theo lời bác”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁO DỤC 
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG NHÀ 
TRƯỜNG PHÔT THÔNG QUA CHUYÊN 
ĐỀ KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 
“DƯỚI CỜ TỔ QUỐC - EM HỨA LÀM 
THEO LỜI BÁC” 
A- PHẦN MỞ ĐẦU 
I- BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI: 
Thực hiện theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị 
về tổ chức “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau hai 
năm, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 
đã được tổ chức sâu rộng trên cả nước và gặt hái được nhiều kết quả. Đã 40 
năm kể từ ngày Bác ra đi, nhưng bài học về đạo đức, lối sống nhân cách của 
Người luôn tỏa sáng. 
Hòa theo khí thế thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn 
ngành đang hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, 
thực hiện chỉ đạo của Ban Giám Hiệu. Tôi mạnh dạn đề xuất đưa chuyên đề 
kể chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” đến 
với toàn thể học sinh của trường, thông qua những câu chuyện có thật về Bác. 
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của 
không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi phổ thông) đang 
có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng thì việc đưa chuyên đề kể 
chuyện đạo đức với chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” 
đến với học sinh trong nhà trường phổ thông là việc làm hết sức cần thiết, đó 
chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học 
sinh trong nhà trường phổ thông. 
II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và 
xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài viết, bài 
nói chuyện của mình Người đều nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ 
nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã 
hội chủ nghĩa là những người có đạo đức và tri thức, là những người vừa 
“hồng” vừa “chuyên” và hơn hết trước lúc đi xa Bác Hồ có để lại cho 
toàn Đảng, toàn dân một bản di chúc vô cùng quý báu, trong đó Bác ân cần 
dạy bảo và quan tâm đến thế hệ trẻ. Bác dạy rằng: “Đoàn viên, thanh niên ta 
nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn có 
chí tiến thủ, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào 
tạo cho họ thành những con người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa 
“hồng” vừa “chuyên”. 
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và rất 
cần thiết”. 
Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao 
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ngoài việc giảng dạy các bộ môn 
văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử trên lớp, học sinh 
còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập 
với cộng đồng, kỹ năng ứng xử,  trong đó trau dồi rèn luyện đạo đức là vấn 
đề hàng đầu, vì đạo đức là nền tảng của gia đình, nền tảng của xã hội và hình 
mẫu cho các em học sinh học tập chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức - 
nhân cách - lối sống của Bác Hồ kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua những câu chuyện 
kể có thật về cuộc đời, sự nghiệp về nhân cách đạo đức của Bác là một hoạt 
động chính trị trong nhà trường phổ thông góp phần chuyển biến nhận thức 
của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành 
động, giúp các em sống có lý tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá 
trị cuộc sống. Vì lí do đó, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao giáo dục đạo 
đức cho học sinh trong nhà trường phôt thông qua chuyên đề kể chuyện đạo 
đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” 
III- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Học sinh 3 cấp học của trường Phổ thông Hermann Gmeiner 
Bến Tre trong suốt 2 năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010 để nghiên cứu các 
phương pháp giáo dục cho học sinh qua học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh thông qua hình thức của hoạt động ngoại khóa. 
IV- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
- Thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho 
học sinh trong nhà trường phổ thông” qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ 
đề: “Dưới cờ Tổ Quốc - Em hứa làm theo lời Bác” không ngoài mục đích góp 
phần cùng với nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh với mong 
muốn được thấy tư tưởng, đạo đức của Người in dấu trong tư tưởng học sinh, 
qua đó học sinh có ý thức từ những việc làm, việc học, việc ứng xử với mọi 
người chung quanh của học sinh - những người chủ tương lai của đất nước. 
- Giới thiệu những đức tính giản dị, mẫu mực cũng như nhân cách lối 
sống của Bác đến gần học sinh, qua đó các em soi rọi lại bản thân mình. 
V- ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU: 
* Điểm mới: 
Đây là một chuyên đề rất mới mang tính nhân văn sâu sắc được hình 
thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập 
bồi dưỡng chính trị và vận dụng một cách khoa học vào công tác chuyên môn 
một cách thực tiễn bằng những việc làm cụ thể: 
- Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ. 
- Học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông tự viết đề 
cương và đưa ra chỉ tiêu về học tập, lao động thực hành tiết kiệm chống lãng 
phí theo gương Bác một cách cụ thể giúp các em hoàn thiện đạo đức của mình. 
- Giáo viên tiểu học soạn đề cương và đưa chỉ tiêu thi đua cụ thể cho học 
sinh tiểu học thực hiện. 
* Sáng tạo: 
Chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm 
theo lời Bác” là một vận dụng sáng tạo của bản thân qua việc được bồi dưỡng 
học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Sau giờ chào cờ đầu tuần học sinh sẽ kể những câu chuyện về Bác, 
trước thầy cô, trước tập thể bạn bè và hơn hết là trước cờ Tổ quốc các em đã 
hứa với Bác sẽ học tập thật tốt sẽ trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống thật tốt 
để xứng đáng với mong muốn của Bác. 
 B- NỘI DUNG 
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông 
tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực 
dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, 
dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em không còn 
nữa. 
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh 
học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên 
đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn 
hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa 
nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào 
các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra 
chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời 
cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu 
niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện 
cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode, 
tệ hại hơn các em còn hành hung, thầy cô giáo ngay trên bục giảng Tất cả 
những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác 
giáo dục. 
Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “Học 
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 307/KH-
Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan và là 
kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ chức xây dựng hội thi kể 
chuyện đạo đức chủ đề: “Dưới cờ tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” cho 
toàn thể học sinh trường. 
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
- Trước thực trạng ấy, sự ra đời của chuyên đề kể chuyện đạo đức 
chủ đề: “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác” là một việc làm 
cần thiết để giúp các em tìm lại cái “tính thiện” sẵn có của con người qua 
hình mẫu sáng ngời về đạo đức, về nhân cách và lối sống mẫu mực của Bác 
Hồ kính yêu. 
Trong quá trình thực hiện đề tài đã có những khó khăn, thuận lợi nhất định. 
* Thuận lợi: 
- Văn bản chỉ đạo của Sở Giáo Dục – Đào Tạo tỉnh Bến Tre, của Phòng 
Giáo Dục Thành phố Bến Tre, của Ban Giám Hiệu nhà trường hướng dẫn về 
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Bản thân là giáo viên chuyên trách, phụ trách các hoạt động ngoại khóa 
của trường. 
- Giáo viên Chủ nhiệm lớp hỗ trợ nhiệt tình trong việc xây dựng đề 
cương cũng như thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã đề ra. 
- Thư viện trường hỗ trợ cung cấp các đầu sách có liên quan đến chuyên 
đề cho học sinh tham khảo. 
- Sự đồng thuận nhất trí cao của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
- Đoàn trường, Đội Thiếu niên Tiền phong đôn đốc kiểm tra thực hiện 
việc xây dựng đề cương của các lớp đúng nội dung, đúng thời gian. 
* Khó khăn: 
Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là trường có 3 cấp học nên khi thực 
hiện chuyên đề tôi phải xây dựng kế hoạch theo từng độ tuổi của 3 cấp học. 
Là chuyên đề mới, lại thực hiện xuyên suốt trong hai năm học nên phải theo 
sát học sinh để nhắc nhở, động viên học sinh.Học sinh chưa quen với việc 
xây dựng đề cương hội thi vẫn còn một số ít học sinh chưa thực sự nhận thức 
và hòa nhập vào không khí của hội thi. 
III- CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
Trong năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010 tôi đã xây dựng kế hoạch 
thực hiện chuyên đề và triển khai trong toàn thể học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 
dưới hình thức kể chuyện dưới cờ vào đầu tuần mỗi buổi sáng thứ hai. 
Quá trình thực hiện: 
1- Xây dựng kế hoạch: 
Mỗi lớp chọn một câu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh để xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh, có đăng ký chỉ tiêu thi 
đua thực hành theo gương Bác cụ thể. Kế hoạch đưa chia thành 2 giai đoạn, 
được thực hiện xuyên suốt trong 2 học kỳ của năm học. 
Vòng sơ tuyển 
Giai đoạn 1 gồm 14 lớp: Từ 15/9/2008 đến 29/12/2008 
Giai đoạn 2gồm 10 lớp : Từ 5/1/2009 đến 20/4/2009. 
Vòng chung kết: 
Chọn 9 đề cương xuất sắc nhất của ba bậc học để thi vòng ch

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_nang_cao_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_trong.pdf