SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Quỳnh Lưu
Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ. Có
người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho HS chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong xã hội. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận, các tiêu chí. mà có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hướng nghiệp.Có thể đề cấp đến một số quan điểm tiêu biểu về hướng nghiệp và định hướng chọn nghề như: Nhà tâm lý học K.K. Platônnôp cho rằng: “Hướng nghiệp, đó là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của XH với quyền lợi của cá nhân”. Theo GS.TS. Phạm Tất Dong, khái niệm hướng nghiệp được hiểu trên hai bình diện: Trên bình diện xã hội: Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học. nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Trên bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp được coi là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Quỳnh Lưu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDNN - GDTX HUYỆN QUỲNH LƯU Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN QUỲNH LƯU Thuộc môn (nhóm môn, lĩnh vực): Giáo dục hướng nghiệp Năm thực hiện: 2021 - 2022 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban Giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CBGV Cán bộ giáo viên THPT Trung học phổ thông GDHN Giáo dục hướng nghiệp ĐH Đại học CĐ Cao đẳng GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTrH Giáo dục Trung học GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp GVCN Giáo viên chủ nhiệm GV Giáo viên HS Học sinh LKDN Liên kết dạy nghề QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TBDH Thiết bị dạy học THTN Thực hành thí nghiệm THCS Trung học cơ sở ĐHHN Định hướng học nghề GDNN Giáo dục nghề nghiệp A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng học nghề là quá trình định hướng cho người học phát hiện năng lực, đam mê và mong muốn thực sự của mình vào một ngành hay một nghề cụ thể. Đối với một quốc gia, muốn phát triển và cân bằng xã hội về nhân lực lao động cũng như chất lượng của nguồn nhân lực lao động thì cần quan tâm và phát triển một cách nghiêm túc hoạt động GDHN. Theo UNESCO, hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Ngày nay, người ta đã nhận thấy chỉ cung cấp thông tin là không đầy đủ, mà cần phải chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp của học sinh (HS). Ở Việt Nam GDHN tuy được xếp ngang tầm quan trọng với các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhưng bản thân nó lại rất non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn; đội ngũ giáo viên (GV) chưa chuyên trách, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất dành cho hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính chuyên nghiệp... Vì vậy, việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả. Từ thực tế đó, có thể thấy để giúp cho công tác hướng nghiệp và định hướng học nghề nghề đạt hiệu quả, nước ta cần có một hệ thống thông tin về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực của các ngành nghề trong hiện tại và tương lai một cách thống nhất, đầy đủ. Nhà nước cần thành lập một cơ quan quốc gia có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng trong việc thu thập và xử lý, phổ biến các thông tin về thị trường lao động và dự báo về nguồn nhân lực. Các nhà trường phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (TTGDNN – GDTX) cũng cần chú trọng một cách đúng mức về đội ngũ GV chuyên trách và các tài liệu phục vụ cho việc GDHN Đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết trên, việc đào tạo nghề và hướng nghiệp ở nước ta sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ, hòa nhập với thế giới. Sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực sẽ phát triển và có chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đáp ứng được những thách thức của quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN và định hướng học nghề cho HS nói chung và HS ở các TTGDNN – GDTX là rất cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm nước ta có hơn 6 triệu học sinh THCS và gần 4 triệu học sinh THPT, tạo cho nước ta một nguồn lao động dự trữ dồi dào, có văn hoá và là nguồn tuyển sinh cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề. Sự dồi dào của lực lượng này thực sự đang tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển xã hội. Vì vậy, việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có được những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp vững chắc phù hợp với nhu cầu của các hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược. Trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 33/2003/CT- BGD&ĐT, về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với mục đích đẩy mạnh vai trò của các trường phổ thông trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh, cùng với cơ sở Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025" ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm giúp các em lựa chọn được ngành hoặc học được nghề phù hợp không chỉ đối với bản thân mà còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Định hướng nghề: là khâu trung gian của công tác TVHN, mục đích của tư vấn nghề là giúp học sinh hiểu rõ về mình trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Mục đích này có nghĩa là người GV ... (2000), Trung tâm lao động hướng nghiệp, sinh hoạt hướng nghiệp trung học phổ thông. Nguyễn Hải Châu, Trần Trọng Hà, Lê Trần Tuấn, (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo dục. Nguyễn Hải Châu, Đỗ Trọng Ngọc, Nguyễn Văn Khôi, (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, NXB Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, (2002), NXB giáo dục, Hà Nội. Phạm Tất Dong (chủ biên), Nguyễn Thế Trường, Trần Mai Thu, (2009) Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12, sách giáo viên, NXB Giáo dục. Phạm Tất Dong, (2000), sự lựa chọn cho tương lai (tư vấn hướng nghiệp), NXB Thanh niên, Hà Nội. Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ,(1987) Giáo trình công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở phát triển công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. Dương Thị Diệu Hoa, (2008), Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lí học (số 2). Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ “về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”; Thông tư số 31-TT ngày 17/11/1981 của Chính phủ về hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường; Thông tư số 48-BT ngày 27 tháng 4 năm 1982 của Bộ trưởng ký về hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông cơ sở và THPT tốt nghiệp ra trường; Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 07 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; Hướng dẫn số 3119/BGDĐT-GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn các trường trung học trên địa bàn phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và các trường cao đẳng có đào tạo TCCN (gọi chung là cơ sở có đào tạo TCCN) để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Hướng dẫn 7475/BGDĐT-GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2008-2009 (có hướng dẫn tích hợp giữa HĐGDNGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ); Quyết định số 3010/QĐ-UBND.VX ngày 15 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt kế hoạch “ Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020”; A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Mục đích nghiên cứu 4 2.2. Nhiệm vụ 4 Giới hạn nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 5 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 Các phương pháp thống kê toán học 6 Đóng góp của đề tài 6 Cấu trúc đề tài 6 PHẦN NỘI DUNG 6 B. NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ CHO HỌC SINHH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 6 Quan điểm về hướng nghiệp và định hướng học nghề 6 Giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề cho học sinh GDTX 7 1.2.3. Một vài nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 15 2.2.Khái quát về địa bàn nghiên cứu 15 Thực trạng GDHN và ĐHHN cho HS Trung tâm GDNN – GDTX Quỳnh Lưu 17 Khảo sát tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài 17 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUỲNH LƯU TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY . 22 3.1 Cơ sở để xây dựng các giải pháp 22 Các giải pháp nâng cao chất lượng GDHN và ĐHHN cho HS Trung tâm 24 3.2.1: Đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng chọn nghề cho HS 24 3.3.2. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông của cán bộ, giáo viên Trung tâm 25 Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề trong nhà trường 26 Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp và định hướng học nghề cho học sinh trong các trung tâm GDTX 27 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề cho học sinh 28 Huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng học nghề cho học sinh 28 Tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; có sơ tổng kết, rút kinh nghiệm từng năm học 29 Mối quan hệ giữa các giải pháp. 29 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 32 Hiệu quả sáng kiến 32 Kết thúc và khuyến nghị 38 Ý nghĩa 38 Khả năng ứng dụng 38 Bài học kinh nghiệm 38 Kiến nghị 39 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
File đính kèm:
- skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_huong_nghiep_va.docx
- Bùi Thị Hiền - TT GDNN - GDTX Quỳnh Lưu - GDTX.pdf