SKKN Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở Trường THPT An Biên năm học 2011 – 2012

Công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục - đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ ở các cấp học. Đối với giáo dục bậc THPT nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới công tác quản lý., góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Cùng với các trường THPT trong tỉnh Trường THPT An Biên nổ lực thực hiện các nội dung đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của đơn vị. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn như năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều, chất lượng một số bộ môn còn thấp, nhất là tỉ lệ học sinh yếu kém, lưu ban cao

Để từng bước xây dựng Trường THPT An Biên trở thành trường chất lượng cao về giáo dục – đào tạo, đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015- 2020, theo tôi cần phải có kế hoạch mang tính chiến lược, có lộ trình, kế hoạch cụ thể. Trước hết phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh bỏ học; tăng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học cao đẳng. Trong năm học 2011- 2012 với vai trò là một cán bộ quản lý, tôi đã chỉ đạo thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở đơn vị, trong đó chọn khâu đột phá giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở trường THPT An Biên năm học 2011- 2012”.

pdf 30 trang Huy Quân 28/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở Trường THPT An Biên năm học 2011 – 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở Trường THPT An Biên năm học 2011 – 2012

SKKN Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở Trường THPT An Biên năm học 2011 – 2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ TỈ LỆ 
HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THPT 
AN BIÊN NĂM HỌC 2011 – 2012 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1/ Bối cảnh của đề tài 
Trong mọi thời đại giáo dục – đào tạo đều có vai trò rất quan trọng, là 
nền tảng của quá trình phát triển lịch sử loài người. Ở nước ta trong giai đoạn 
hiện nay muốn xây dựng và phát triển đất nước không thể không phát triển 
giáo dục. Hơn lúc nào hết toàn Đảng và toàn dân đang ra sức quan tâm chăm 
lo phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, thực sự coi giáo dục là quốc sách 
hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị Trung ương II khoá VIII đã khẳng định "Muốn 
tiến hành Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo 
dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển 
nhanh và bền vững". 
Qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc luôn đề cao vai trò của ngành 
giáo dục- đào tạo. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm( 
2011- 2015) được trình bày trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “ 
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, 
đào tạo, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện, đặc biệc coi trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống lịch sử 
cách mạng, đạo đức lối sống”. 
Để thực hiện vai trò, sứ mệnh cao cả trên ngành giáo dục- đào tạo đã đề 
ra nhiều giải pháp tích cực, trong đó “ Đổi mới giáo dục- đào tạo” là quan 
điểm chỉ đạo xuyên suốt và cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo 
đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm Bộ giáo dục 
và đào tạo chỉ đạo đổi mới giáo dục- đào tạo thông qua nhiệm vụ năm học, 
cùng với các trường THPT trong toàn tỉnh, trường THPT An Biên đang phấn 
đấu, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra. 
2/ Lý do chọn đề tài 
Công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục - đào tạo đang diễn ra 
mạnh mẽ ở các cấp học. Đối với giáo dục bậc THPT nhiệm vụ trọng tâm là 
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới công tác 
quản lý..., góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Cùng với các 
trường THPT trong tỉnh Trường THPT An Biên nổ lực thực hiện các nội dung 
đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của đơn vị. Tuy nhiên trong 
quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn như năng lực đội ngũ giáo 
viên không đồng đều, chất lượng một số bộ môn còn thấp, nhất là tỉ lệ học 
sinh yếu kém, lưu ban cao 
 Để từng bước xây dựng Trường THPT An Biên trở thành trường chất 
lượng cao về giáo dục – đào tạo, đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015- 2020, 
theo tôi cần phải có kế hoạch mang tính chiến lược, có lộ trình, kế hoạch cụ 
thể. Trước hết phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng đội 
ngũ giáo viên; giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh bỏ học; tăng dần 
tỉ lệ học sinh khá giỏi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỉ lệ đỗ vào các trường 
đại học cao đẳng. Trong năm học 2011- 2012 với vai trò là một cán bộ quản 
lý, tôi đã chỉ đạo thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục 
– đào tạo ở đơn vị, trong đó chọn khâu đột phá giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, 
nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu 
kém ở trường THPT An Biên năm học 2011- 2012”. 
3/ Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài 
 Đội ngũ giáo viên và học sinh trường THPT An Biên. 
Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp góp phần hạn 
chế tỉ lệ học sinh yếu kém. Theo tôi để đạt được mục đích của đề tài cần phải 
kết hợp nhiều giải pháp tác động đến cả người dạy lẫn người học thì mới 
mang lại hiệu quả; đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp như tăng 
cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh; bồi dưỡng nâng cao 
ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên; đổi mới 
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh; thường xuyên phối hợp 
với cha mẹ học sinh để thực hiện các biện pháp giáo dục; phát huy vai trò của 
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên trong 
trường. 
 Trong đề tài này chỉ nghiên cứu các giải pháp thực hiện ở Trường 
THPT An Biên trong năm học 2011- 2012. Trong quá trình nghiên cứu có sử 
dụng số liệu của một số năm học trước để so sánh, đối chiếu. 
4/ Mục đích của đề tài 
 Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân làm cho tỉ lệ học sinh yếu kém 
cao, từ đó đề ra các giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém. 
 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua công tác giáo dục 
chính trị tư tưởng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp 
dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. 
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu 
Nghiên cứu ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên 
và học sinh; hệ thống các kế hoạch; phân tích thực trạng từ đó đề ra các giải 
pháp cụ thể để thực hiện. Từ kết quả đạt được, có một số kiến nghị với các 
cấp nhằm làm nâng cao chất lượng giáo dục –đào tạo ở trường THPT An 
Biên. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 
- Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích biến 
đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người và người 
học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học 
bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu 
tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. 
- Giáo dục bao gồm hoạt động dạy và học. Người thực hiện quá trình 
dạy học gọi là giáo viên. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, thực hiện 
nhiệm vụ được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT cụ thể là: 
Đối với giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: 
 + Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch 
dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục 
do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách 
nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư 
phạm ứng dụng; 
 + Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp 
vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các 
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng 
tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; 
 + Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, 
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; 
 + Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước 
học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo 
vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng 
nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, 
an toàn và lành mạnh; 
 + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học 
sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dạy học và giáo dục học sinh; 
 + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 
Đối giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, 
còn có những nhiệm vụ sau đây: 
 + Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội 
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học 
sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp 
và của từng học sinh; 
 + Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; 
 + Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, 
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong 
việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp 
mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát 
triển nhà trường; 
 + Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề 
nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên 
lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ 
hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; 
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu 
trưởng. 
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể 
sư phạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là 
nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. 
- Giáo viên trong trường THPT được tổ chức thành tổ chuyên môn theo 
môn học hoặc nhóm môn học, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng. Tổ 
trưởng và tổ phó chuyên môn có vai trò quan trọng, nòng cốt trong hoạt động 
chuyên môn của tổ. Nhiệm vụ của tổ trưởng là xây dựng kế hoạch hoạt động 
của tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch của từng giáo viên trong tổ theo kế 
hoạch dạy học, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, 
đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên... Tổ trưởng sử dụng 
các buổi sinh hoạt chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ quản lý của mình. 
- Đặc điểm về lao động sư phạm là loại hình lao động đặc thù: 
+ Đối tượng lao động sư phạm không phải như với các ngành nghề 
khác như thợ may, thợ hồ là những mãnh vãi hay viên gạchmà đối tượng 
lao động của nghề dạy học là con người có tình cảm, suy nghĩĐối tượng lao 
động của nghề dạy học ở các trường THPT là học sinh ở lứa tuổi từ 15 đến 19. 
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi, ở 
Việt Nam thì từ 10 đến 18 tuổi, như vậy học sinh bậc THPT còn trong độ tuổi 
vị thành niên, ở giai đoạn này các em phát triển sớm về thể chất, sinh lý, là 
thời kì chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em có xu hướng tự khẳng 
định mình, có ý thức tự làm chủ bản thân, muốn tìm tòi, khám phá, muốn 
quyết định công việc của mình mà không cần sự chỉ bảo của người lớn. Bên 
cạnh đó nhu cầu giao tiếp với bạn bè rất lớn, có xu hướng thành lập nhóm bạn 
có cùng sở thích, tính tình để vui chơi, có những lúc những nơi các em có 
những hành động không đúng. Trong lứa tuổi này quá trình phát triển sinh lý 
ảnh hưởng nhiều đến tính cá

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_gop_phan_han_che_ti_le_hoc_sinh_yeu_kem_o_tru.pdf