SKKN Dạy phụ đạo - Một giải pháp hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém ở Trường THPT Võ Trường Toản

Với trường THPT Võ Trường Toản chúng tôi một trong những mục tiêu

quan trọng hàng đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học

sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trong

thực tế, những khó khăn khách quan và chủ quan của trường đã góp phần làm

cho số lượng học sinh yếu kém của nhà trường cao hơn hẳn so với nhiều trường

THPT của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy chế 40 trong đánh giá học

lực của học sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội

dung: Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói

không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ

Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng

của học sinh. Theo đó, số lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so

với nhiều năm trước đây. Đây là thực trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận

và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện nó trên tinh thần không chạy

theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng thực của hoạt động dạy học và

giáo dục. Với suy nghĩ đó, trên cương vị một phó hiệu trưởng phụ trách công

tác chuyên môn của trường, từ năm học 2006- 2007 tôi đã tham mưu, đề xuất

với Hiệu trưởng nhà trường và mạnh dạn thực hiện một số giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần khắc phục tình trạng học sinh

yếu kém, ở lại lớp quá cao ở trường THPT Võ Trường Toản. Sau hai năm thực

hiện, chúng tôi đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chính vì thế, nay tôi

mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm đã áp dụng có hiệu quả trong việc

khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ở lại lớp quá cao. Đó là giải pháp dạy

phụ đạo cho học sinh yếu kém.

pdf 9 trang Huy Quân 31/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy phụ đạo - Một giải pháp hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém ở Trường THPT Võ Trường Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy phụ đạo - Một giải pháp hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém ở Trường THPT Võ Trường Toản

SKKN Dạy phụ đạo - Một giải pháp hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém ở Trường THPT Võ Trường Toản
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
DẠY PHỤ ĐẠO - MỘT GIẢI 
PHÁP HẠ THẤP TỶ LỆ HỌC 
SINH YẾU, KÉM Ở TRƯỜNG 
THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN 
I) ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát triển của Giáo Dục- Đào Tạo quyết định sự tiến bộ, phồn vinh 
của xã hội đúng như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục- Đào tạo 
là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện 
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”. Vì thế, quản lý nhà trường là sự tác 
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho nhà 
trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được 
mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy 
học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái 
mới về chất. 
Trách nhiệm của người quản lý nhà trường là bám sát thực tế của trường 
mình để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm không ngừng nâng cao 
chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế yếu kém trong công 
tác giáo dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra. 
Với trường THPT Võ Trường Toản chúng tôi một trong những mục tiêu 
quan trọng hàng đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học 
sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trong 
thực tế, những khó khăn khách quan và chủ quan của trường đã góp phần làm 
cho số lượng học sinh yếu kém của nhà trường cao hơn hẳn so với nhiều trường 
THPT của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy chế 40 trong đánh giá học 
lực của học sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội 
dung: Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói 
không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ 
Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng 
của học sinh. Theo đó, số lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so 
với nhiều năm trước đây. Đây là thực trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận 
và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện nó trên tinh thần không chạy 
theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng thực của hoạt động dạy học và 
giáo dục. Với suy nghĩ đó, trên cương vị một phó hiệu trưởng phụ trách công 
tác chuyên môn của trường, từ năm học 2006- 2007 tôi đã tham mưu, đề xuất 
với Hiệu trưởng nhà trường và mạnh dạn thực hiện một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần khắc phục tình trạng học sinh 
yếu kém, ở lại lớp quá cao ở trường THPT Võ Trường Toản. Sau hai năm thực 
hiện, chúng tôi đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chính vì thế, nay tôi 
mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm đã áp dụng có hiệu quả trong việc 
khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, ở lại lớp quá cao. Đó là giải pháp dạy 
phụ đạo cho học sinh yếu kém. 
 II) ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG 
TOẢN 
Năm học 2007-2008, trường THPT Võ Trường Toản có 30 lớp (11 lớp 
10; 11 lớp 11; 8 lớp 12 ) với 1348 học sinh. Trường có 61 cán bộ- giáo viên- 
CNV, đội ngũ giáo viên của trường còn chưa đồng bộ: thiếu giáo viên Anh văn, 
Toán, Sinh, Công nghệ. 
Cơ sở vật chất của trường : Trường mượn cơ sở của Trường THCS Lê 
Quí Đôn. Hiện trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng đa năng, phòng bộ 
môn. Ngoài ra trường còn phải mượn cơ sở của hai trường tiểu học lân cận để 
dạy học phụ đạo và các môn hoạt động ngoài trời. 
Địa bàn học sinh của trường thuộc 6 xã phía đông của huyện Cẩm Mỹ, là 
những xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai. 
Các đặc điểm trên tạo cho trường một số thuận lợi và cũng không ít khó 
khăn. 
Về thuận lợi: Trường nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Sở 
GD-ĐT Đồng Nai, của Huyện uỷ – UBND Huyện Cẩm Mỹ, của các cấp chính 
quyền địa phương xung quanh trường . 
 Trường THPT Võ Trường Toản là trường công lập hạng I vừa tròn 3 
năm hình thành và phát triển. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV của trường là một tập thể đoàn kết nhất 
trí, năng động, có sự phấn đấu trong giảng dạy và giáo dục học sinh. 
Trường được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của Hội CMHS, các ban, 
ngành, đoàn thể của địa phương. 
Học sinh của trường nhìn chung chăm ngoan, nhiều em có năng lực tốt 
trong học tập và có năng khiếu về văn nghệ- TDTT. 
Cho đến thời điểm này tại trường THPT Võ Trường Toản chưa có biểu 
hiện tệ nạn xã hội và ma túy xâm nhập vào trường học. 
Về khó khăn: 
Do cơ sở của trường còn đi mượn nên trang thiết bị và phương tiện vật 
chất phục vụ cho việc dạy học còn thiếu thốn như thiếu phòng học, chưa có 
phòng đa năng và phòng chức năng phục vụ cho việc tổ chức thực hành các 
môn học, sân bãi để học tập thể dục và giáo dục quốc phòng rất nhỏ hẹp 
Do địa bàn cư dân rộng, học sinh ở xa nhiều nên việc đi học của các em 
gặp rất nhiều khó khăn. Một số học sinh còn chưa chăm học. Kinh tế của số 
đông cha mẹ học sinh không ổn định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học 
của con em mình. 
 Bám sát những thuận lợi và khó khăn nêu trên chúng tôi tìm và vận dụng 
giải pháp dạy phụ đaok cho học sinh yếu kém một cách thích hợp. 
III) NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM 
NHIỀU : 
Học sinh đuợc tuyển vào lớp 10 có chất lượng thấp, đa số học sinh có học 
lực trung bình ( trong 03 năm vừa qua chúng tôi phải tuyển hết số học sinh đăng 
ký dự tuyển, không loại bất cứ trường hợp nào) . 
 Giáo viên nhà trường đạt chuẩn nhưng đa số mới ra trường nên kinh 
nghiệm giảng dạy chưa nhiều ( 70% giáo viên có tuổi nghề từ 2 năm trở xuống, 
20% giáo viên có tuổi nghề dưới 7 năm) 
Chương trình sách giáo khoa mới quá nặng so với năng lực thực của học 
sinh và các em phải học quá nhiều môn, ngoài ra còn phải đi học nhiều buổi. 
Khả năng tự học của các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên 
lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. 
Một số giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình, 
thoái thác nhiệm vụ, chưa tích cực, tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ. 
IV) BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
1) Xây dựng kế hoạch dạy học phụ đạo: 
 - Khi dự thảo kế hoạch năm học 2006- 2007 và 2007- 2008, Hiệu trưởng 
nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lịch học phụ đạo trong mối quan hệ với 
các mặt hoạt động khác của trường như: kế hoạch dạy - học, kế hoạch xây dựng 
cơ sở vật chất  gồm các nội dung cơ bản như : 
 +) Tình hình nhà trường, địa phương 
 +) Mục tiêu của hoạt động dạy phụ đạo học sinh yếu kém: 
 +) Các chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, số lượng mà hoạt động phụ đạo học 
sinh yếu kém cần đạt được. 
 +) Xây dựng chương trình dạy phụ đạo 
 +) Quản lý việc dạy học phụ đạo  
- Thông qua kế hoạch dạy học phụ đạo học sinh yếu kém trước hội đồng 
sư phạm nhà trường, lấy ý kiến đóng góp của giáo viên nhà trường. 
- Thông qua kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém đến toàn thể phụ 
huynh học sinh toàn trường trong hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học. 
- Sau khi đạt được sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và phụ huynh học 
sinh, kế hoạch này được đưa vào nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức năm 
học 2007- 2008. 
 2) Quy trình tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém. 
 - Bước 1: Tổ chức lớp học phụ đạo. 
 Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, Ban 
giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho bộ phận văn phòng thực hiện việc rà soát số 
lượng học sinh yếu kém của từng lớp, từng bộ môn. Sau đó, nhà trường căn cứ 
vào kết quả đó lập bảng đăng ký học phụ đạo gửi về các lớp cho các em đăng 
ký để dựa trên số liệu thực tế, cụ thể đó mà mở các lớp ôn tập, phụ đạo. 
 Văn phòng tổng hợp danh sách đăng ký của các lớp rồi Ban giám hiệu 
nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh của các em thuộc 
diện phải đi phụ đạo họp với Ban giám hiệu để triển khai cụ thể nội dung mà 
nhà trường cần tiến hành đối với các em học sinh. Đồng thời nhà trường nêu rõ 
yêu cầu hợp tác, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc việc học của học sinh với các bậc 
phụ huynh nhằm thực hiện kế koạch này một cách hiệu quả. 
 - Bước 2: Chọn lựa giáo viên dạy phụ đạo 
 Sau khi đã tổ chức được các lớp ôn tập thì việc lựa chọn giáo viên dạy 
phụ đạo các môn cho các lớp học đặc biệt này cũng là một công việc hết sức 
quan trọng vì đa số các em có học lực yếu kém lại có tinh thần học tập không 
cao. Nó quyết định việc duy trì hoạt động của các lớp cũng như việc nâng cao 
chất lượng học sinh yếu kém. Để chọn lựa giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường 
một mặt căn cứ vào năng lực chuyên môn của từng giáo viên mặt khác căn cứ 
vào tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, kiên nhẫn của giáo viên. Thông qua tổ 
trưởng các tổ chuyên môn Ban Giám Hiệu phân công giáo viên dạy phụ đạo. 
Ban giám hiệu cũng họp với các giáo viên dạy phụ đạo để triển khai mục đích, 
nội dung, các giải pháp thúc đẩy học sinh yếu kém học tập tốt hơn. 
 Bước3: Xếp thời khoá biểu học phụ đạo 
 Do một học sinh có thể học yếu nhiều môn nên việc sắp xếp thời khoá 
biểu học phụ đạo hợp lý để các em học cũng rất quan trọng. Do vậy ban giám 
hiệu nhà trường sắp xếp học 2môn/ 1 buổi. Tuần học 2 buổi vào ngà thứ 3 và 
thứ 7 hàng tuần. 
 3) Quản lý việc dạy học phụ đạo 
 Việc quản lý học sinh: 
 Hàng ngày, giáo viên dạy phụ đạo lớp nào phải điểm danh học sinh lớp 
đó, xem các em có chuyên cần học tập hay không. Sau đó giáo viên bộ môn 
gửi danh sách học sinh vắng cho văn phòng. Văn phòng tổng hợp số lượng học 
sinh vắng ở từng lớp rồi gửi cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp. Thông qua 
giờ sinh hoạt hoặc 10 phút đầu giờ GVCN lớp gặp học sinh vắng tìm hiểu 
nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu học sinh vắng thường 
xuyên thì thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp mời phụ huynh lên làm việc. 
 Hàng tháng, giáo viên bộ môn cho các em kiểm tra để đánh giá sự tiến bộ 
của học sinh. Bảng điểm được nộp về cho văn phòng, thông qua bảng điểm đó 
Ban Giám Hiệu kết hợp với giáo viên chủ nhiệm động viên những học sinh tiến 
bộ bằng cách tuyên dương trước lớp và dưới cờ. Đối với những học sinh chưa 
có sự tiến bộ thì mời học sinh đó lên tìm hiểu nguyên nhân và đ

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_phu_dao_mot_giai_phap_ha_thap_ty_le_hoc_sinh_yeu_ke.pdf