SKKN Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực

Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức Đảng của trường THPT là phải quán triệt sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Trong đó, việc chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng theo hướng: “Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng”.

Chính vì tầm quan trọng của việc phát triển đảng viên trong trường THPT mà chúng tôi cần phải tập trung nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng nhà trường phát triển đi lên và xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh”. Đây chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”.

pdf 28 trang Huy Quân 28/03/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực

SKKN Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT 
TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Bối cảnh của đề tài 
Tổ chức Đảng trong trường trung học phổ thông (THPT) là hạt nhân chính 
trị, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhằm thực hiên đường lối, chủ 
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kết quả đạt được của 
nhà trường gắn với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Vì vậy, công tác xây dựng, 
củng cố và phát triển tổ chức Đảng là khâu then chốt đảm bảo cho nhà trường 
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong công tác xây dựng Đảng, việc 
chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên trong nhà trường là nhiệm vụ rất 
quan trọng, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức 
Đảng. 
1.2. Lý do chọn đề tài 
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức Đảng của trường THPT là 
phải quán triệt sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Trong đó, việc chăm lo, bồi 
dưỡng và phát triển đảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng theo hướng: “Kết 
nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây 
dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển 
liên tục của Đảng”. Chính vì tầm quan trọng của việc phát triển đảng viên trong 
trường THPT mà chúng tôi cần phải tập trung nghiên cứu và áp dụng trong quá 
trình xây dựng nhà trường phát triển đi lên và xây dựng tổ chức Đảng “trong 
sạch, vững mạnh”. Đây chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh công 
tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”. 
1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài 
Việc nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng, gắn 
với công tác chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên với đề tài: “Đẩy mạnh 
công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung 
Trực” được chúng tôi thực hiện trong năm 2010, năm 2011 và nửa đầu năm 
2012 tại tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, 
tỉnh Kiên Giang. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển đảng viên trong 
trường THPT Nguyễn Trung Trực. Cụ thể: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn về 
công tác xây dựng tổ chức Đảng, công tác phát triển đảng viên và công tác phát 
triển đảng viên trong trường học; chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong 
trường học; hoạt động của các tổ chức chính trị trong trường học; phong trào 
hoạt động của quần chúng (đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên giáo viên 
và đoàn viên thanh niên học sinh); tác động trực tiếp của tổ chức Đảng trong quá 
trình đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT. 
1.4. Mục đích của đề tài 
Trong công tác xây dựng tổ chức Đảng của trường THPT, chúng tôi thực 
hiện việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân 
viên và học sinh nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức 
Đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng, góp phần hoàn thành tốt 
nhiệm vụ chính trị của trường THPT. Đồng thời, xác định kết quả thực hiện mục 
tiêu của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT. 
1.5. Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu 
Những điểm mới cơ bản nhất trong thực hiện đề tài “Đẩy mạnh công tác 
phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”: 
Làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng việc phát triển đảng viên là một 
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng 
Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng; 
chú trọng việc phát triển đảng viên trong tầng lớp trẻ, đặc biệt là việc phát triển 
đảng viên trong học sinh, đây được coi là bước đột phá của tổ chức Đảng nhà 
trường, được Đảng ủy cấp trên khuyến khích và hỗ trợ. Bước đột phá này góp 
phần rất tích cực động viên phong trào thanh niên trong nhà trường phấn đấu rèn 
luyện, học tập để được đứng vào hàng ngũ cảm tình của Đảng và trở thành đảng 
viên; bố trí, sắp xếp thích hợp với thời gian, nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên 
và học sinh để họ tham dự học lớp nhận thức về Đảng và lớp đảng viên mới; 
phân công nhiệm vụ phù hợp cho các đối tượng Đảng và đảng viên dự bị nhằm 
rèn luyện, thử thách họ. 
1.6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn 
Thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường 
THPT tất yếu phải thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, ngược lại thực hiện tốt 
công tác xây dựng Đảng sẽ thúc đẩy tích cực công tác phát triển đảng viên nhiều 
về số lượng và đảm bảo tốt về chất lượng. Đây chính là tính sáng tạo biện chứng 
về khoa học và thực tiễn của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong 
trường học và trường THPT Nguyễn Trung Trực. 
 II. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận 
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, tập trung, 
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim 
chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản vô 
cùng to lớn và quí giá của Đảng và dân tộc ta, đã dẫn dắt chúng ta đi từ thắng lợi 
này đến thắng lợi khác, là ngọn cờ tập hợp đoàn kết của dân tộc trong sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta, hôm nay và mai sau. Đảng ta 
lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt 
và hoạt động của Đảng. Đảng bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất của giai 
cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng ra đời là do đòi hỏi tất yếu của cuộc 
đấu tranh giai cấp cần có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp, 
nhằm mục đích lật đổ nhà nước thống trị của giai cấp đối lập để xây dựng chế độ 
xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. 
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải luôn chăm lo xây 
dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực 
lãnh đạo và sức chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong 
từng thời kỳ, đó là một yêu cầu tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên 
của Đảng. Trong công tác xây dựng Đảng thì công tác phát triển đảng viên là 
một nhiệm vụ quan rất trọng của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, 
Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến 
đấu và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với xã hội, phải thường xuyên chăm lo, 
coi trọng công tác phát triển đảng viên. Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của 
Đảng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. 
Chất lượng của từng đảng viên và của cả đội ngũ đảng viên phụ thuộc vào công 
tác xây dựng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. 
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng 
Đảng, chăm lo phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên 
trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bảo đảm cho Đảng không ngừng phát triển, 
xứng đáng là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của cả dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong 
công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh rằng: vai trò và năng lực lãnh đạo 
của Đảng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ đảng viên mà còn phụ 
thuộc rất lớn vào số lượng đảng viên. Có số lượng đảng viên hùng hậu là cơ sở 
để xây dựng Đảng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần nâng cao năng 
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ IX cho đến nay, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển 
đảng viên đã có nhiều đổi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công 
tác phát triển đảng viên, Trung ương Đảng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Qui 
định về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, khắc phục tình trạng 
một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, chưa có tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu 
nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả 
về lý luận và thực tiễn công tác phát triển đảng viên vẫn còn nhiều nội dung cần 
được nghiên cứu nghiêm túc để có những lời giải đáp thiết thực góp phần vào 
việc xây dựng các văn bản, qui định về công tác phát triển đảng viên cho phù 
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao 
chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết 
trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 
Phát triển đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có 
tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển 
và hoạt động của Đảng. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2002 của 
Bộ Chính trị khẳng định: Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường 
xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến 
đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã 
hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát 
triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng 
giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo 
thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. 
Kế hoạch số: 10-KH/TU ngày 15 tháng 4 năm 2010 của thành ủy Rạch Giá 
về việc kết nạp đảng viên nhiệm kỳ X (2010 - 2015) đã chỉ rõ: mục đích, yêu cầu, 
nhiệm vụ và biện pháp về công tác kết nạp đảng viên. Làm chuyển biến mạnh mẽ 
hơn nữa trong cấp ủy và đảng viên, xem công tác kết nạp đảng viên là nhiệm vụ 
quan trọng, thường xuyên của cấp ủy và trách nhiệm mỗi đảng viên; nhằm xây 
dựng tổ chức Đảng vững mạnh, đảm bảo sự kế thừa và phát triển của tổ chức Đảng, 
đội ngũ đảng viên. Công tác kết nạp đảng viên phải gắn với yêu cầu nâng lên chất 
lượng, chú trọng và nâng cao trình độ các mặt, lấy đạo đức, lối sống, hiệu quả thực 
hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để bồi dưỡng quần chúng kết nạp vào Đảng. 
Thông qua hoạt động thực tiễn, các phong trào hoạt động cách mạng tại cơ sở, kịp 
thời phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, nh

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_manh_cong_tac_phat_trien_dang_vien_trong_truong_tru.pdf