SKKN Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một câu nói của người xưa luôn đúng cho mọi thời đại và mọi quốc gia. Những người có tài hơn những người khác về một hay nhiều mặt nào đó đều rất cần cho sự phát triển của một cộng đồng, một cơ quan, một tổ chức hay rộng hơn là cho sự phát triển của một đất nước. Sự tài giỏi của con người có thể nói đó là những năng khiếu bẩm sinh, những năng khiếu này nếu được rèn luyện tốt thì sẽ được phát huy tác dụng tốt. Với học sinh Giáo dục thường xuyên, điều kiện cũng như năng lực học tập nhìn chung là kém so với học sinh phổ thông. Tuy vậy vẫn có những học sinh học trội hơn những học sinh khác ở một số bộ môn. Để giúp các em phát huy khả năng, năng lực học tập cần phải có môi trường rèn luyện đặc biệt đó là các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.

Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh và cũng là một trong những nội dung hoạt động chuyên môn cần thiết của một nhà trường, công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi là không thể thiếu. Với nền tảng không vững chắc do học sinh còn nhiều lỗ hổng kiến thức, xuất phát điểm ở mức thấp do không có học sinh giỏi mà thực chất chỉ có học sinh ở mức trung bình khá và khá, hơn nữa độ tuổi của học sinh được chọn để bồi dưỡng không đồng đều còn chênh lệch nhau khá nhiều có khi tới hơn chục tuổi. Do đó không thể áp dụng cách bồi dưỡng như của các trường THPT, để giải quyết vấn đề này Ban Giám đốc của trung tâm đã bàn bạc để thay đổi, cải tiến, điều chỉnh nhiều nội dung trong công tác quản lý trong nhiều năm và đến nay đã có được biện pháp quản lý công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi khá hiệu quả. Là phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, tôi xin trình bày sáng kiến và một số kinh nghiệm trong công tác “Quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai”.

pdf 11 trang Huy Quân 28/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai

SKKN Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai
 SỞ GD&ĐT LÀO CAI 
TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI 
Sáng kiến kinh nghiệm 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
Ở TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI 
 Họ và tên: ĐÀM ĐÌNH HOA 
 Chức vụ: Phó Giám đốc 
 Đơn vị: Trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai 
Lào Cai, tháng 3 năm 2012 
 A- PHẦN MỞ ĐẦU 
 “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một câu nói của người xưa luôn đúng 
cho mọi thời đại và mọi quốc gia. Những người có tài hơn những người khác về 
một hay nhiều mặt nào đó đều rất cần cho sự phát triển của một cộng đồng, một 
cơ quan, một tổ chức hay rộng hơn là cho sự phát triển của một đất nước. Sự tài 
giỏi của con người có thể nói đó là những năng khiếu bẩm sinh, những năng 
khiếu này nếu được rèn luyện tốt thì sẽ được phát huy tác dụng tốt. 
 Với học sinh Giáo dục thường xuyên, điều kiện cũng như năng lực học 
tập nhìn chung là kém so với học sinh phổ thông. Tuy vậy vẫn có những học 
sinh học trội hơn những học sinh khác ở một số bộ môn. Để giúp các em phát 
huy khả năng, năng lực học tập cần phải có môi trường rèn luyện đặc biệt đó là 
các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh và cũng là một trong những nội 
dung hoạt động chuyên môn cần thiết của một nhà trường, công tác Bồi dưỡng 
học sinh giỏi là không thể thiếu. Với nền tảng không vững chắc do học sinh còn 
nhiều lỗ hổng kiến thức, xuất phát điểm ở mức thấp do không có học sinh giỏi 
mà thực chất chỉ có học sinh ở mức trung bình khá và khá, hơn nữa độ tuổi của 
học sinh được chọn để bồi dưỡng không đồng đều còn chênh lệch nhau khá 
nhiều có khi tới hơn chục tuổi. Do đó không thể áp dụng cách bồi dưỡng như 
của các trường THPT, để giải quyết vấn đề này Ban Giám đốc của trung tâm đã 
bàn bạc để thay đổi, cải tiến, điều chỉnh nhiều nội dung trong công tác quản lý 
trong nhiều năm và đến nay đã có được biện pháp quản lý công tác Bồi dưỡng 
học sinh giỏi khá hiệu quả. Là phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, tôi xin trình 
bày sáng kiến và một số kinh nghiệm trong công tác “Quản lý Bồi dưỡng học 
sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai”. 
 B- PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
“Hiền tài là nguyên khí Quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và 
hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh 
minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng 
nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với Quốc gia 
như thế, cho nên được quý chuộng không biết nhường nào”. Ngay từ năm 1442, 
triều đình nhà Lê đã cho khắc trên tấm bia đề danh tiến sĩ ở Văn miếu những câu 
bất hủ ấy. Câu nói cho thấy cha ông ta thấu hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân 
tài với quốc gia. Nhân tài là nguyên khí, là nguồn lực quan trọng nhất để một 
quốc gia tồn tại và phát triển. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 
VIII ngày 24 tháng 12 năm 1996 về định hướng chiến lược phát triển khoa học 
và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 
2000 đã có sự thay đổi quan điểm đối với giáo dục: “Cùng với khoa học công 
nghệ, giáo dục đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Từ đó đến nay qua 
nhiều kỳ Đại hội, các văn kiện của Đảng đều khẳng định “Đầu tư cho giáo dục 
là đầu tư cho phát triển”. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định rõ việc 
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy 
kinh tế và văn hóa phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những 
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều 
kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng 
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 
 Trong các nhà trường, việc Bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một trong 
những việc bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực nhất. Việc được bồi dưỡng 
nắm vững và sâu thêm kiến thức sẽ giúp các em sau này vào đời sẽ vận dụng 
những kiến thức đã học được tốt hơn trong cuộc sống. Công việc bồi dưỡng này 
tùy theo các điều kiện hiện có về mọi mặt của từng đơn vị mà công tác quản lý 
được đặt ra cho phù hợp thì mới mang lại kết quả như mong muốn. 
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Học sinh Bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm Giáo dục thường xuyên 
nói chung và ở trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai nói 
riêng đều có những đặc điểm giống nhau: Đối tượng học sinh chủ yếu là cán bộ 
các xã phường, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, người lao động và những học 
sinh không đủ điều kiện vào học ở các trường Trung học phổ thông. 
 Với cán bộ và người lao động đi học, đây là đối tượng đã nghỉ học lâu 
ngày nay tiếp tục đi học lại. Kiến thức cũ hầu như quên hết nên phải một thời 
gian dài sau đó mới quen dần và mới bắt nhịp được với cường độ học tập, trong 
số những người này vẫn có những người học tập khá tốt. Tuy vậy, do vừa đi học 
vừa đi làm lại thường có gia đình riêng nên điều kiện về thời gian dành cho học 
tập rất hạn chế. Ngoài ra còn bị chi phối bởi công việc và những lo toan đời 
thường cho nên kết quả học tập rất hạn chế. 
 Với học sinh không đủ điều kiện vào học ở các trường THPT, đa số các 
em có sự nhận thức nhanh nhưng rất mải chơi, lười học nên kiến thức ở các lớp 
dưới bị rỗng nhiều, rất nhiều em không xác định rõ động cơ học tập, việc đi học 
là do sự thúc ép của gia đình hoặc sự rủ rê của bạn bè... Nhiều em do có những 
thói quen xấu nên khi mới vào trung tâm việc chấp hành nội quy rất yếu kém, 
phải sau một thời gian vài tháng rèn luyện mới tương đối ổn định. Khi mọi hoạt 
động đã đi vào nền nếp lại được sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo, của 
phụ huynh học sinh, một số em mới dần dần bộc lộ khả năng học tập của mình. 
Đây là những nhân tố chính để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và thành lập 
đội tuyển sau này. Trong thực tế, một số em được lựa chọn để bồi dưỡng nhưng 
do mải chơi và một số nguyên nhân khác nên không đáp ứng được yêu cầu nên 
đã bị loại khỏi danh sách bồi dưỡng. Tuy vậy lại có một số em khi học sang lớp 
11 lại có một sự cố gắng vượt bậc nên được chọn bổ sung vào danh sách để bồi 
dưỡng. Các cụ ngày xưa có nói “Có bột mới gột nên hồ”, với trung tâm GDTX 
việc có được “bột” để “gột” nên “hồ” tức là có được học sinh để bồi dưỡng trở 
thành những học sinh khá giỏi và đạt giải trong kỳ thi các cấp là một quá trình 
rất gian nan vất vả và vô cùng khó khăn. 
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
1. Xây dựng kế hoạch: 
1.1. Công tác chuẩn bị: 
 Trước hết thu thập danh sách học sinh có khả năng học trội hơn các bạn 
khác ở hai môn Ngữ văn và Toán ở các khối lớp 10, 11 và 12. 
 Phân công giáo viên dạy Ngữ văn và Toán ở các lớp phù hợp với công tác 
Bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là ở khối lớp 12. 
 Xác định rõ mặt mạnh, mặt hạn chế của các giáo viên, của cơ sở vật chất 
và các điều kiện khác phục vụ cho việc bồi dưỡng trong năm. 
Thống nhất tư tưởng chỉ đạo, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và lịch 
thi chọn học sinh giỏi các cấp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, hạn chế đến 
mức thấp nhất việc thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch. 
1.2. Soạn thảo kế hoạch: 
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là khâu hết sức quan 
trọng, nó là kim chỉ nam để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng trong năm học. 
Xác định rõ mục tiêu là phát hiện những học sinh có năng khiếu, năng lực 
học tập tốt qua đó bồi dưỡng trở thành học sinh giỏi nhằm tạo nguồn để bồi 
dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Là một giải 
pháp quan trọng để nâng cao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, tốt nghiệp loại khá trong 
kỳ thi tốt nghiệp THPT và học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp 
trường và cấp tỉnh. Hưởng ứng phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" tại trung 
tâm; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn của đội 
ngũ nhà giáo. 
Thời gian thực hiện việc bồi dưỡng đối với khối 10 và 11 là suốt cả năm 
học, đối với khối 12 là đến khi học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh 
thường là cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 với thời lượng phù hợp. Xây dựng kế 
hoạch chi tiết đến hàng tuần cho khối 12. 
Nội dung bồi dưỡng được giao cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng xây 
dựng chương trình và biên soạn tài liệu có sự thống nhất trong nhóm bộ môn và 
 phù hợp với thời lượng trong kế hoạch. Xây dựng chỉ tiêu và giao trách nhiệm 
cụ thể cho giáo viên tham gia bồi dưỡng 
1.3. Duyệt và triển khai kế hoạch: 
 Người soạn thảo kế hoạch (Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn) trình 
bày trước Ban giám đốc, các tổ trưởng chuyên môn để cân nhắc, thống nhất từng 
nội dung trong kế hoạch. 
 Sau khi duyệt, kế hoạch được thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, 
nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh được biết và triển khai thực hiện đối 
với những người có liên quan. 
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch: 
2.1. Phổ biến kế hoạch: 
Lên lịch công tác tháng, tuần để phổ biến kế hoạch Bồi dưỡng học sinh 
giỏi đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên trong trung tâm và thông báo một 
số nội dung của kế hoạch đến phụ huynh học sinh cũng như đến trực tiếp những 
học sinh trong danh sách bồi dưỡng. 
2.2. Tổ chức tuyển chọn học sinh để bồi dưỡng: 
 Tổ chức cho giáo viên hai môn Ngữ văn và Toán ra đề khảo sát, duyệt đề 
chấm bài và đề xuất danh sách học sinh (Khối lớp 10 là danh sách mới, khối lớp 
11 và 12 là bổ sung điều chỉnh danh sách). 
2.3. Phân công giáo viên bồi dưỡng: 
 Phân công những giáo viên đã có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
các năm trước ôn tập cho học sinh lớp 12. Các giáo viên khác, dạy ở lớp nào có 
trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh ở lớp đó và có thể tham gia bồi dưỡng cho 
học sinh lớp 12 một số tiết ở những chuyên đề được phân công. 
3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: 
3.1. Công tác điều tra, khảo sát lựa chọn học sinh để bồi dưỡng: 
 Ngay từ đầu các năm học trung tâm đã tổ chức kiểm tra khảo sát các môn 
học theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT cho học sinh khối lớp 10, riêng hai môn 
Ngữ văn và Toán (Hai môn trung tâm sẽ tổ chức Bồi dưỡng học sinh giỏi) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_cong_tac_quan_ly_boi_duong_hoc_sinh_gioi_o_trung_tam_gd.pdf