SKKN Công tác đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá thích ứng định hướng thi tốt nghiệp THPT môn GDCD
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn GDCD nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn chỉ đạo các sở giáo dục tiến hành hội thảo với chủ đề: “Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh và Giáo dục công dân cấp THCS và cấp THPT” với mục tiêu “ Đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi. Giảm tình trạng kiểm tra, đánh giá, thi với yêu cầu học sinh thuộc lòng nhiều định nghĩa; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình. Như vậy. Để giải quyết vấn đề này thì cũng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Công tác đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá thích ứng định hướng thi tốt nghiệp THPT môn GDCD
THAM LUẬN: “CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÍCH ỨNG ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD” Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn GDCD nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn chỉ đạo các sở giáo dục tiến hành hội thảo với chủ đề: “Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh và Giáo dục công dân cấp THCS và cấp THPT” với mục tiêu “ Đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi. Giảm tình trạng kiểm tra, đánh giá, thi với yêu cầu học sinh thuộc lòng nhiều định nghĩa; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình. Như vậy. Để giải quyết vấn đề này thì cũng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá. Riêng ở trường THCS-THPT Trưng Vương cũng có một số giải pháp trong CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÍCH ỨNG ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD” Đặc thù của trường THCS-THPT Trưng Vương là học sinh có điểm đầu vào khá thấp so với các trường trong địa bàn thành phố Vĩnh Long. Năm học 2020-2021 toàn trường có 307 HS ( trong đó chỉ có 21 HS chọn ban KHTN chiểm 6,84%), còn lại đến 286 HS chọn ban KHXH ( chiếm 93,16%). Do đó công tác đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thích ứng định hướng thi tốt nghiệp THPT riêng đối với bộ môn GDCD là điều ban giám hiệu trường rất quan tâm; bên cạnh đó, giáo viên trường cũng luôn có những phương pháp dạy cũng như kiểm tra, đánh giá đúng năng lực học sinh, luôn nâng cao chất lượng giảng dạy bằng nhiều phương pháp tích cực để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi TN THPT. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau: (1) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình); (2) Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; (3) Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; (4) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá. Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập hiện nay cần phải: - Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. - Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. - Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. - Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. @ Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực. - Bước 1: Xác định chuẩn (chuẩn nội dung, chuẩn quá trình, chuẩn giá trị) - Bước 2: Xác định nhiệm vụ (câu hỏi, bài tập ngắn) - Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí phải đáp ứng được các yêu cầu: được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát được; mô tả được hành vi. - Bước 4: xây dựng thang điểm. có 2 loại: phiếu đánh giá định tính và phiếu đánh giá định lượng. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG NHƯ SAU: + Đánh giá thường xuyên: Trực tiếp trong tiết dạy, gv đưa ra tình huống có vấn đề cho hs giải quyết (cá nhân, hoặc nhóm)è đánh giá năng lực tư duy nhạy bén, khả năng tổng hợp kiến thức, áp dụng thực tiễn của hs. Trả bài đầu giờ: đánh giá khả năng tự học, lĩnh hội kiến thức trong các tiết học trước (hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận, câu hỏi tự luận ngắn,câu hỏi tình huống giải quyết vấn đề) Kiểm tra cuối tiết học: đánh giá khả năng tiếp thu bài, hiểu bài của học sinh qua tiết học ( hệ thống lại kiến thức, những nội dung trọng tâm quan trọng cần lưu ý, cho hs làm bài tập về nhà bằng cách vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung của toàn bài, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, khắc sâu kiến thức,...) Hs tự đánh giá lẫn nhau trong giờ thảo luận, hoặc nhận xét câu trả lời của bạnà phản ánh khả năng tập trung, năng lực đánh giá, năng lực ngôn ngữ của hs Bằng hình thức này, GV biết được học sinh đã có kiến thức gì, kiến thức gì chưa biết, từ đó hướng dẫn thêm cho học sinh. + Đánh giá định kì: theo kế hoạch xây dựng ma trận đề đủ các cấp độ (Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao) + Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế: có thể áp dụng vào cuối chương hay chủ đề gắn liền thực tế: Gv đưa nội dung cụ thể cho hs áp dụng trong 1 thời gian nhất địnhà tổng kết đánh giá. Đối với HS lớp 12 thi TN THPT ban Xã Hội thì việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các câu hỏi tình huống giúp các em có năng lực giải quyết vấn đề, hình thành những kỹ năng trong làm bài tập trắc nghiệm khách quan. Bên cạnh đó còn hình thành cho các em các kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật ( mà đó là đặc thù của bộ môn GDCD) + Đánh giá thông qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép Tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại trường, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép những kiến thức đã học để học sinh hình thành thái độ, kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống trong các mối quan hệ bạn bè và trong thực tế cuộc sống. Thông qua những hoạt động đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực, thái độ của từng học sinh, vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, vừa có kỹ năng sống. + Đánh giá thông qua quan sát GV quan sát thái độ của học sinh trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát tính tích cực trong hoạt động nhóm;... qua đó có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, kĩ năng học tập của học sinh. Để thực hiện hình thức này, GV viết nhật kí giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các hoạt động cần lưu ý trong mỗi giờ học, sau đó thông báo cho học sinh nhằm giúp các em có sự điều chỉnh trong các giờ học sau. + Đánh giá thông qua vấn đáp Cách đánh giá này được tiến hành thường xuyên trong các giờ học. Qua đó đánh giá được khả năng tư duy, phát hiện học sinh có tố chất bộ môn (đặc biệt là ở câu hỏi khó), đồng thời đánh giá mức độ tích cực, hứng thú học tập của học sinh. Hình thức này có thể đánh giá bằng điểm hoặc ghi nhận bằng lời nhận xét + Đánh giá tổng kết Như vậy, bên cạnh kết quả kiểm tra được đánh giá bằng điểm số thì các hình thức kiểm tra còn lại ghi nhận bằng lời nhận xét được viết trên vở học sinh hay nhật kí của GV qua những lần kiểm tra. Trường hợp học sinh có điểm kiểm tra định kì không phù hợp với nhận xét trong quá trình học tập, GV có thể xem xét cho học sinh kiểm tra lại. Ngoài ra, dữ liệu này còn cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm dùng để đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Hiệu quả, tác động về cách tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh mà trường đang áp dụng 1. Việc thực hiện đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm thu được những thông tin phản hồi 2 chiều, qua đó sẽ gợi ý cho những bước tiếp theo của quá trình dạy học. Cụ thể: - GV biết được những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ, từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. Như vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn tạo động lực đổi mới PPDH cho GV, nâng cao ý thức trách nhiệm với nghề, với học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy. - Học sinh đánh giá được kiến thức, kĩ năng của bản thân, kiểm soát được việc học của mình, qua đó có sự thay đổi phong cách học giúp cải thiện kết quả học tập. - GV đánh giá học sinh thông qua việc làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng cách, làm trắc nghiệm trên giấy, hoặc làm bài tập online qua google form. Từ đó có thể kiểm tra được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học - Trả bài học sinh bằng các câu hỏi tự luận ngắn,... kiểm tra được những nội dung cơ bản cốt lõi để làm bài tốt khi thi TN THPT ở mức độ Nhận biết và Thông Hiểu 2. Mặt khác, việc đánh giá không chỉ dựa vào điểm số mà còn bằng các nhận xét định tính trong quá trình dạy học giúp cho kết quả đánh giá chính xác hơn, có tác dụng thúc đẩy, khích lệ học sinh tích cực học tập. Do đặc thù học sinh ở mức độ trung bình khá nên việc tiếp thu kiến thức học sinh khá chậm, nên trong quá trình kiểm tra đánh giá phải khích lệ động viên các em sau những lần kiểm tra có tiến bộ hơn. 3. Đối với bộ môn GDCD, để nâng cao chất lượng, kết quả thi TN THPT cũng cần nhiều yếu tố, có cả khách quan và chủ quan. Những năm qua chất lượng môn GDCD được nâng cao hơn. Một phần do bản thân học sinh biết rằng môn GDCD là môn duy nhất có thể cố gắng đạt được điểm cao nên có nhiều cố gắng, HS chịu theo GV để hỏi, để xin thêm bài tập để làm, học sinh có ý thức tự xin đi học vào các ngày trái buổi chiều không có tiết và chủ nhật để GV hệ thống lại kiến thức, trả bài và cho làm bài tập; từ đó mà chất lượng cũng dần được cải thiện hơn. Giáo viên thì nhiệt tình đối những HS chịu học, luôn theo sát HS của mình, quan tâm đến từng em. Phân loại HS để ôn cho từng đối tượng học sinh, để các em nắm được những kiến thức cơ bản trước, sau đó mới nâng mức độ với từng đối tượng học sinh, chứ không đánh đồng học sinh. Giáo viên sẽ có những phương pháp riêng với từng đối tượng học sinh dạng hơi đặc biệt ( cá tính, nhanh nhẹn, nhưng không chịu học). 4. Những năm qua, để nâng cao chất lượng ôn thi TN THPT nơi chung và bộ môn GDCD nói riêng được trường quan tâm, từ việc nhận con nuôi dò bài bàì vào thời điểm ôn thi TN nước rút những tuần cuối, giáo viên theo sát học sinh, tăng cường trả bài và dạy những kỹ năng làm bài tập trắc nghiệp, cách học bài những câu hỏi tự luận ngắn, khuyến khích các em tự học và khuyến khích các em hỏi nếu gặp phải khó khăn vướng mắc. Bên cạnh đó thì sự nỗ lực của học sinh và sự nhiệt tình của giáo viên giúp các em cảm thấy yên tâm hơn và càng cố gắng hơn để mục đích cuối cùng là đậu tốt nghiệp Những khó khăn gặp phải - Đặt thù của trường đa số là các em có học lực trung bình khá, những em khá giỏi, nhanh nhạy thì chiếm số lượng khá ít. Học sinh có 2 dạng ( dạng cá biệt đặc biệt nhưng không học VD: Nhật Phương 12.1, Trịnh Ngọc Tuyền 12.3, Trâm 12.3, Vinh 12.6, Tài 12.6 ) Đối với những học sinh như thế này, la rầy, cứng rắn với các em thì không có hiệu quả và các em thường có tâm lý chống đối, mặc kệ, thì bản thân tôi có cách dạy khác là không kêu HS trả bài trong tập như các bạn, chuyển nội dung bài học đó thành câu hỏi ngắn hoặc tình huống thì các em lại thích hơn và chịu học, và chịu nghe giáo viên giảng bài. - Dạng thứ 2 là các em ngoan nhưng vô cùng yếu, và không còn khả năng nhớ bài vào thời điểm ôn thi VD: Kiều 12.4, Thịnh 12.4, Huyền 12.7, Lan Anh 12.7, Giàu 12.7 ( 2018), với những học sinh như thế này thì tâm lý các em không ổn định, nếu giáo viên áp lực thì các em càng quên, nên tôi sử dụng phương pháp khuyến khích, cho học những nội dung cơ bản trọng tâm để dễ đạt điểm 5,6 trước, sau đó nâng dần chất lượng lên, dạy cho các em các kỹ năng, đọc đề, xác định từ khóa, học với bạn về những câu hỏi tự luận ngắn - Những đứa học sinh chịu tương tác với giáo viên, tức là chịu hỏi thì các em lại dễ nắm được bài và nhớ sâu kiến thức hơn. - Khi HS làm bài em hay sử dụng các phương pháp, Vd: Đừng học đối phó với giáo viên, cái gì không biết thì hỏi, chứ đừng có im lặng, thiệt thòi thuộc về các em. Em hay giải tỏa tâm lý cho HS là cô không có khống chế điểm của các con, nhưng cô muốn các em học bằng thực chất của mình, vì mình thi thì không ai giúp mình hết, giờ sai còn sửa được, nhưng vô phòng thi thì ai mà giúp mình được. - Một số học sinh hay nhắn tin hỏi bài vì trên lớp rất ngại hỏi, đó cũng là một trong những cách học sinh tự học góp phần nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT của riêng bộ môn GDCD. - Hằng năm, khi bộ GD đưa ra các bộ đề minh họa, thì bản thân tôi bám sát vào cấu trúc đề minh họa, và phân loại đối tượng học sinh để ôn cho phù hợp và đạt hiệu quả. Trên đây là những chia sẻ của bản thân tôi qua các năm ôn thi TN THPT, rất mong được sự đóng góp ý kiến để tôi có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ quý thầy cô! Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô, dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui hạnh phúc.
File đính kèm:
- skkn_cong_tac_doi_moi_phuong_phap_doi_moi_kiem_tra_danh_gia.docx