SKKN Chính tả và sửa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông

Chính tả là những quy ước về chuẩn mực chữ viết. Chữ viết là do con người tạo ra vì thế nó cũng mang tính qui ước. Chữ viết tiếng việt là chữ ghi âm. Nghĩa là phát âm như thế nào thì ghi như thế. Về cơ bản nó theo nguyên tắc mỗi chữ cái dùng ghi một âm. Mỗi âm ứng với một vài chữ. Đối với tiếng Việt, khi phát âm mỗi tiếng là một âm tiết. Một âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Phụ âm đầu + vần + thanh điệu. Mỗi vần lại được chia ra làm ba âm: âm đệm, âm chính, âm cuối.

Như vậy là phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu là những yếu tố liên quan đến chuẩn mực chính tả. Để viết đúng chuẩn mực chính tả bản thân chúng ta phải nắm được các quy tắc chính tả đồng thời phải thường xuyên rèn luyện khi viết. Một khi chuẩn mực chính tả đã được đặt ra và được xã hội thừa nhận thì dù hệ thống đó có thể còn chưa hợp lí nhưng mọi người bắt buộc phải tuân theo. Nếu viết khác đi sẽ bị xã hội coi là sai và không chấp nhận. Tuy đã có những chuẩn mực và quy định về chính tả nhưng hiện nay tình hình về viết chính tả, tên người, tên địa lý, tên các cơ quan xí nghiệp vẫn còn tùy tiện.

pdf 14 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chính tả và sửa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Chính tả và sửa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông

SKKN Chính tả và sửa lỗi chính tả trong nhà trường Trung học Phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CHÍNH TẢ VÀ SỬA LỖI CHÍNH 
TẢ TRONG NHÀ TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
A. PHẦN MỞ ĐẦU. 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
Chính tả là những quy ước về chuẩn mực chữ viết. Chữ viết là do con 
người tạo ra vì thế nó cũng mang tính qui ước. Chữ viết tiếng việt là chữ ghi âm. 
Nghĩa là phát âm như thế nào thì ghi như thế. Về cơ bản nó theo nguyên tắc mỗi 
chữ cái dùng ghi một âm. Mỗi âm ứng với một vài chữ. Đối với tiếng Việt, khi 
phát âm mỗi tiếng là một âm tiết. Một âm tiết tiếng Việt gồm ba bộ phận: Phụ 
âm đầu + vần + thanh điệu. Mỗi vần lại được chia ra làm ba âm: âm đệm, âm 
chính, âm cuối. Như vậy là phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh 
điệu là những yếu tố liên quan đến chuẩn mực chính tả. Để viết đúng chuẩn mực 
chính tả bản thân chúng ta phải nắm được các quy tắc chính tả đồng thời phải 
thường xuyên rèn luyện khi viết. Một khi chuẩn mực chính tả đã được đặt ra và 
được xã hội thừa nhận thì dù hệ thống đó có thể còn chưa hợp lí nhưng mọi 
người bắt buộc phải tuân theo. Nếu viết khác đi sẽ bị xã hội coi là sai và không 
chấp nhận. Tuy đã có những chuẩn mực và quy định về chính tả nhưng hiện nay 
tình hình về viết chính tả, tên người, tên địa lý, tên các cơ quan xí nghiệp vẫn 
còn tùy tiện. Đặc biệt là ở học sinh các cấp trong đó có học sinh trung học phổ 
thông. Việc viết không đúng chuẩn mực chính tả có nhiều lí do: cách phát âm 
theo phương ngữ địa phương , thiếu ý thức trong quá trình viết, chưa nắm được 
các quy tắc chính tả Để cho học sinh viết đúng chuẩn mực chính tả thì người 
giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có phương pháp nhằm cho học sinh nắm được 
các quy tắc về chính tả đồng rèn luyện ý thức trong khi viết cho học sinh. Vì 
vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này cho sáng kiến kinh nghiệm năm nay, bởi nó là 
điều tôi tâm đắc nhất qua những năm giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung 
học phổ thông. Qua đề tài, phần nào chúng ta rút ra được chút ít kinh nghiệm và 
một vài ý kiến trao đổi nhỏ cùng quý vị tham khảo nhằm phục vụ cho công tác 
giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung hoc phổ thông tốt hơn. Vì thế, sáng kiến 
kinh nghiệm này cũng mong được sự góp ý chân tình của quý vị, bởi việc viết 
đúng chuẩn mực chính tả là việc không phải dễ làm, cho nên, rất mong được học 
hỏi từ những ý kiến quý báu mà quý vị sẽ phản hồi, người viết sáng kiến xin 
chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp giúp cho đề tài của tôi hoàn chỉnh 
hơn. 
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI. 
Đề tài chỉ nêu ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân người viết đã đúc 
rút ra được qua những năm giảng dạy để nhằm trao đổi với quý vị, chứ đây chưa 
phải là phương pháp tối ưu. Phạm vi đề tài truyền đến cho người đọc một vài 
cách để người giáo viên có thể chấn chỉnh những lỗi chính tả mà học sinh mắc 
phải, từ đó học sinh viết đúng chính tả và có ý thức hơn trong việc viết lách. Đó 
là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong giảng dạy những tiết tự 
chọn trong những năm qua và đã có những kết quả đáng kể. Mong rằng quý vị 
sẽ đóng góp thêm. 
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ . 
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH 
Như chúng ta đã biết tình trạng người Việt chúng ta, đặc biệt là học sinh 
trong nhà trường trong những năm gần đây, việc viết sai lỗi chính tả là rất nhiều 
cụ thể chúng ta có thể thấy trên sách, báo, cũng như trong các bài kiểm tra thi 
cử của học sinh.phần lớn người viết thường mắc vào những lỗi như lẫn lộn giữa 
các phụ âm đầu: phụ âm ch và tr, x và s, d và gi, g và gh, ng và ngh; các vần : au 
và ao, iu và iêu, ưu và ươu; các phụ âm cuối: t và c, ng và n, đặc biệt là lẫn lộn 
giữa các dấu thanh trong đó hai dấu mà học sinh mắc nhiều nhất là dấu hỏi và 
dấu ngã. Ngoài ra, học sinh còn mắc vào một lỗi nữa là viết hoa tùy tiện. Đó là 
một thực trạng đáng báo động và cần phải được xã hội và nhà trường quan tâm 
một cách thích đáng. 
II. NGUYÊN NHÂN. 
Những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải như nêu ở trên cũng có những 
nguyên nhân của nó. Tôi có thể liệt ra đây một số những nguyên nhân cơ bản 
sau: học sinh không nắm được các quy tắc chính tả, do cách phát âm của người 
Nam bộ dẫn đến một bộ phận học sinh phát âm như thế nào viết như thế đó, học 
sinh ít đọc, ít quan tâm tới sách báo, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thiếu ý thức 
rèn luyện trong khi viết.Ngoài những nguyên nhân trên tôi nhận thấy một 
nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng dẫn đến việc sai chính tả của học 
sinh là do một bộ phận giáo viên còn thiếu quan tâm đến các lỗi chính tả của học 
sinh. Với tình hình như vậy, bản thân chúng ta là những giáo viên giảng dạy 
môn Ngữ văn phải có trách nhiệm trước việc học sinh viết sai lỗi chính tả, vì vậy 
cần phải đưa ra những biện pháp, phương pháp để khắc phục tình trạng trên. Có 
như thế thì việc viết sai chính tả mới khắc phục, mới giữ gìn được sự trong sáng 
của tiếng Việt. Vì vậy, tôi xin trình bày ra đây một số phương pháp để khắc 
phục lỗi chính tả trong nhà trường mà theo tôi là rất cần thiết trong việc dạy học. 
C. MỘT SỐ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ VÀ NHỮNG KẾT 
QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐỰỢC. 
Muốn khắc phục lỗi chính tả thì bản thân giáo viên phải là người luôn có 
ý thức trong việc rèn luyện cách phát âm và ghi trên bảng. Bởi vì chính những 
việc làm đó của giáo viên nó là những tấm gương cho học sinh noi theo. Đồng 
thời với việc làm đó giáo viên cũng luôn nhắc nhở học sinh luôn luôn phải phát 
âm cho đúng chuẩn mực. 
Để khắc phục được lỗi chính tả thì người giáo viên cần phải chỉ ra cho 
học sinh biết thế nào là lỗi chính tả, từ đó mới đưa những biện pháp để mà giải 
quyết. Vì thế, tôi đưa ra đây một số lỗi mà học sinh thường mắc phải, đồng thời 
đề nghị một cách để sửa chữa những lỗi đó. Đó là những lỗi mà tôi đúc rút ra 
được trong quá trình chấm các bài kiểm tra và những lần kiểm tra bài vở của học 
sinh. 
I. LỖI CHÍNH TẢ VÀ MỘT SỐ CÁCH SỬA LỖI CHÍNH TẢ 
Lỗi chính tả là cách viết các từ không đúng với qui định về phụ âm đầu, 
về vần, thanh điệu hoặc cách đạt dấu thanh điệu. 
 1. Lỗi về vần và cách sửa lỗi vần. 
Khi phát âm nhiều vần không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai cụ 
thể là chúng ta có thể thấy ở một số vần sau : Au/ Ao → trau chuốt → trao 
chuốt; vật báu → vật báo; bọn trẻ lau nhau → lao nhao( nghĩa lao nhao khác với 
nghĩa lau nhau: lao nhao là âm thanh lẫn lộn còn lau nhau là trẻ con cùng một 
lứa tuổi. Hay như vần ăn chay→ ăn chai; cày → cài. Cách tốt nhất khắc phục để 
khắc phục những lỗi này là giáo viên yêu cầu học sinh phát âm chuẩn đúng với 
vỏ ngữ âm trước khi viết. Ngoài các lỗi trên thì học sinh còn mắc một số lỗi 
khác ở những vần sau: iêu và iu : chịu khó → chiệu khó; hiu quạnh → hiêu 
quạnh; đìu hiu → điều hiêu; hắt hiu → hắt hiêu để khắc phục lỗi này, học sinh 
cần phải nhớ vần iu chỉ xuất hiện trong một số từ như: líu lưỡi, bĩu môi, địu con, 
ỉu xìu, chịu khó, chịu đựng hoặc xuất hiện trong một số từ láy âm: phụng 
phịu, đìu hiu, hắt hiu, dịu dàng và học sinh còn lẫn lộn giữa vần ươu và vần ưu 
cách khắc phục lỗi này thì học sinh phải nhớ vần ươu chỉ xuất hiện trong một số 
từ hạn chế như là ung bướu, con hươu, cốc rượu, con khướu hay những từ khác 
như hương hoa, phương hướng Ngoài ra tất cả các từ Hán Việt không viết 
vần ưu. 
 2. Lỗi về một số phụ âm đầu và cách sửa lỗi. 
Trong quá trình giảng dạy tôi còn thấy ở một bộ phận học sinh còn viết 
sai một sai chính tả một số phụ âm đầu. 
Lẫn lộn tr và ch : Loại lỗi này chữa bằng các mẹo sau đây: 
Mẹo láy âm: Trong tiếng Việt, ch láy âm với các phụ âm khác ( trừ 4 
ngoại lệ đều là láy âm với các phụ âm như: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trẹt lét). 
Như vậy là khi viết nếu một tiếng mà còn phân vân giữa ch và tr có thể láy âm 
với các phụ âm khác thì đó là ch. Ví dụ: chơi bời, cheo leo, lanh chanh, lởm 
chởm, loạng choạng 
Dựa vào quy luật thanh điệu trong từ Hán Việt: những từ Hán Việt mang 
dấu nặng và dấu huyền thì thường đi với tr chứ không đi với ch.Ví dụ: Trịnh 
trọng, trị giá, truyền thống, phong trào 
Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa: Khi gặp một tiếng chưa biết viết tr hay 
ch nhưng nó đồng nghĩa với một tiếng khác viết với gi thì tiếng đó phải viết với 
tr. Ví dụ: Tranh – giành, trả - giả, tro – gio 
Lẫn lộn giữa s và x loại lỗi này có thể khắc phục bằng cách tuân theo các 
quy luật sau: 
Quy luật láy âm: Chỉ có x mới láy các âm đệm, còn s thì không. Gặp tiếng 
mà không biết viết x hay s mà lại láy âm với tiếng có âm đệm khác thì được viết 
với x. Ví dụ: lao xao, lòa xòa, xoa xuýt, xoắn xuýt, xuề xòa, xo ro 
Dựa vào quy luật kết hợp âm đệm: Cần chú ý s không kết hợp với bốn vần 
sau: oa,oă, uê,oe . Nên gặp bốn vần này ta nên viết là x. Ví dụ: xoa tay, xoay xở, 
tóc xoăn, xoen xoét. Ngoại lệ một vài trường hợp: soát vé, kiểm soát, sửa soạn, 
soạn bài 
Dựa vào nghĩa của từ gọi tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn. Bởi vì phần tên 
các thức ăn và đồ dùng nấu ăn đều viết là x. Ví dụ: xôi, xa lát, xúc xích, cái 
xanh, cái xiên nướng thịt 
Một số danh từ chỉ người được viết là s ( sư, sãi, đại sứ). Danh từ chỉ 
vật, cây cối (sen, sim, sắn). Danh từ chỉ đồ vật (sọt rác, sợi dây, súc vải). 
danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên ( sao, sương, sông, suối. Có một ngoại lệ: xe, 
xuồng, xoan, xã, xương, túi xách, bà xơ, cái xô, xẻng, xuân. 
 3. Lỗi về phụ âm cuối và cách sửa lỗi 
Học sinh phát âm theo phương ngữ Nam bộ còn phát âm sai và dẫn đến 
viết sai các phụ âm cuối cụ thể là không phân biệt được các phụ âm cuối: c/t, n/ 
ng: đánh bạc → đánh bạt; bạc mệnh → bạt mệnh; gác chân → gát chân; phúc 
đáp → phút đáp; phờ phạc→ phờ phạt; việc làm → việt làm; im phăng phắc → 
im phăn phắt; lảng vảng → lản vản; lãng mạn → lãn mạng, tràn lan → tràn lang; 
bàng quan → bàng quang; thuồng luồng → thuồn luồn; bắc thang → bắt 
thangĐối với loại lỗi này cách sửa lỗi là phải phát âm đúng với vỏ ngữ âm 
đồng thời phải căn cứ vào nghĩa của câu nói để viết. 
4. Lỗi về thanh điệu và một số các sửa 
Đối với loại lỗi này không chỉ học sinh viết sai chính tả mà còn có rất 
nhiều người viết sai lỗi này, thậm chí có những giáo viên đang giảng dạy ở

File đính kèm:

  • pdfskkn_chinh_ta_va_sua_loi_chinh_ta_trong_nha_truong_trung_hoc.pdf