SKKN Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là một trong những lĩnh vực khoa học được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu và đặc biệt là những cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường với những góc độ quan sát khác nhau. Trong mỗi cách tiếp cận thì những biện pháp của nhà quản lý đưa ra có sự khác biệt để phù hợp với đặc điểm, đối tượng nghiên cứu.

Việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT, công tác này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các nhà trường. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị về việc tổ chức, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT.

pdf 18 trang Huy Quân 28/03/2025 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

SKKN Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ÔN TẬP THI TỐT 
NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT SỐ 1 HUYỆN 
VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Ngày nay, khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và 
công nghệ, thế kỷ của trí tuệ và cạnh tranh thị trường, thế kỷ của sự bùng nổ 
thông tin và xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu to lớn, cấp bách về 
nguồn lực, đặc biệt là chất lượng nguồn lực con người. Nghị quyết Đại hội 
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một 
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại 
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển 
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trên cơ sở khẳng định tầm 
quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục 
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát 
triển”. 
 Giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc 
dân mà trong đó giáo dục Trung học phổ thông (THPT) sẽ là cơ sở đem đến 
chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục THPT là nhằm 
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục trung 
học cơ sở, hoàn thành học vấn phổ thông để học nghề, tìm kiếm việc 
làm, tham gia vào cuộc sống lao động, hoặc để tiếp tục học lên Cao 
đẳng - Đại học. Đó là mục tiêu rất thiết thực mà mỗi học sinh đều 
mong muốn đạt được sau những năm dài học tập bằng cuộc thử sức 
qua kỳ thi tốt nghiệp lớp 12. 
 Kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT là một trong những tiêu chí 
để đánh giá chất lượng của một nhà trường. Vấn đề nâng cao chất 
lượng và hiệu quả của kì thi tốt nghiệp THPT luôn được các cấp quản 
lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ 
tốt nghiệp. Trường THPT số 1 huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai trong 
những năm qua có kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tương đối 
ổn định và có chiều hướng đi lên, nhà trường đã khẳng định được vị 
thế so với các trường THPT trong tỉnh. Bản thân được Hiệu trưởng 
phân công phụ trách công tác quản lý ôn tập thi tốt nghiệp, do vậy tôi 
chọn đề tài: “Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường 
THPT số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” làm đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường THPT 
số 1 huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thi 
tốt nghiệp THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp ở trường THPT số 1 
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 
 - Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý ôn tập thi tốt nghiệp của 
lãnh đạo trường THPT huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra cách làm trong công tác quản lý ôn thi tốt 
nghiệp ở trường THPT số 1 huyện Văn Bàn. 
6. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 - Phương pháp quan sát. 
PHẦN NỘI DUNG 
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là một trong 
những lĩnh vực khoa học được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên 
cứu và đặc biệt là những cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường với những 
góc độ quan sát khác nhau. Trong mỗi cách tiếp cận thì những biện pháp của 
nhà quản lý đưa ra có sự khác biệt để phù hợp với đặc điểm, đối tượng nghiên 
cứu. 
 Việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh là một trong những 
nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT, công tác này luôn nhận được sự 
quan tâm, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào 
tạo, các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các 
nhà trường. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều 
tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị về việc 
tổ chức, thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT. Qua 
nghiên cứu cho thấy các báo cáo, tham luận của lãnh đạo các trường trong 
những năm học vừa qua tập trung cơ bản vào các vấn đề sau: 
 - Xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12 ngay từ đầu năm học và 
tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong cả năm học. 
 - Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy và ôn 
tập phù hợp. 
 - Phân công giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trực tiếp 
giảng dạy và ôn tập thi tốt nghiệp. 
 - Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng nội dung ôn tập theo 
hướng đối tượng học sinh đã phân hóa. 
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, 
ít kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp. 
 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức 
công đoàn, đoàn thanh niên trong công tác quản lý học sinh. 
 - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong công tác quản lý, giáo dục 
học sinh chấp hành tốt nội quy của nhà trường và tự học ở nhà. 
 - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng có trách 
nhiệm trong nhà trường, 
 Mặc dù các biện pháp đưa ra là rất nhiều, nhưng cách thức để thực hiện 
mỗi biện pháp của từng trường là khác nhau và trong mỗi biện pháp đưa ra 
cũng có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. Do vậy có những 
biện pháp được thực hiện triệt để nhưng cũng có những biện pháp mới thể hiện 
trên báo cáo, tham luận. Thực tế cho thấy nhiều trường rất khó khăn trong việc 
dạy phân hóa theo đối tượng học sinh vào buổi chiều, tổ chức học theo hướng 
phân hóa một thời gian ngắn thì lại quay trở lại học theo đơn vị lớp do không 
nhận được sự ủng hộ từ phía học sinh, sự đồng tình từ giáo viên trực tiếp giảng 
dạy chính khóa. Việc phân công giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực chuyên 
môn trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp cũng không phải là việc làm dễ với 
các trường có lực lượng giáo viên cốt cán mỏng, thường đội ngũ này đảm nhận 
các công việc ôn thi học sinh giỏi và ôn thi chuyên nghiệp nhiều hơn so với 
dạy ôn thi tốt nghiệp. 
 Ở góc độ quản lý ôn tập thi tốt nghiệp thì có nhiều báo cáo, tham luận 
của lãnh đạo các trường THPT trong tỉnh Lào Cai thực hiện thường niên trong 
các năm học, nhưng thể hiện qua một sáng kiến kinh nghiệm thì có rất ít người 
nghiên cứu về vấn đề này. 
2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý ôn tập thi tốt nghiệp tại 
trường Trung học phổ thông số 1 huyện Văn Bàn 
2.1. Thuận lợi 
Công tác ôn tập thi tốt nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của 
các cấp quản lý giáo dục. 
Đủ giáo viên các môn học theo quy định, đội ngũ giáo viên cơ bản là trẻ, 
nhiệt tình, năng động song còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như 
quản lý học sinh. Có giáo viên cốt cán ở hầu hết các môn văn hóa cơ bản. 
Nền nếp nhà trường tốt, học sinh ngoan tuy nhiên khả năng nhận thức 
của một bộ phận học sinh còn hạn chế. 
Cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập và các 
hoạt động giáo dục khác của nhà trường. 
Môi trường xã hội tốt. Cấp ủy và Chính quyền địa phương, các tổ chức 
xã hội, các ban ngành địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan 
tâm, ủng hộ các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trưởng trẻ, năng động, sáng tạo, tâm 
huyết với nghề. Công tác quản lý điều hành từ lãnh đạo nhà trường đến các tổ 
trưởng chuyên môn, đầu mối của các tổ chức đoàn thể luôn đảm bảo tính kế 
hoạch, hiệu quả. 
2. Khó khăn 
 Đội ngũ giáo viên cốt cán ở các môn rất mỏng do thuyên chuyển công 
tác nhiều trong những năm gần đây. Một số giáo viên ở các môn Ngữ văn, 
Toán, Tiếng Anh mặc dù đã giảng dạy nhiều năm nhưng không thể bố trí dạy 
lớp 12 do phương pháp cũng như kiến thức bộ môn còn nhiều hạn chế. Khó 
khăn của đội ngũ giảng dạy 8 môn văn hóa cơ bản thể hiện qua các số liệu sau: 
- Môn Toán: 10 giáo viên trong đó có 1 giáo viên cốt cán làm quản lý; 1 
giáo viên mới nhận công tác năm học 2010-2011; 1 giáo viên trình độ đại học 
Trung học cơ sở rất yếu về chuyên môn nên nhiều năm chỉ bố trí dạy ở lớp 10; 
1 giáo viên điều kiện sức khỏe yếu nghỉ nhiều; 2 giáo viên đã công tác nhiều 
năm nhưng do phương pháp cũng như năng lực chuyên môn còn hạn chế nên 
chưa thể bố trí dạy lớp 12. 
- Môn Vật lý: 5 giáo viên, không có giáo viên cốt cán; chất lượng thi tốt 
nghiệp môn Vật lý trong nhiều năm qua rất thấp so với mặt bằng chung của 
tỉnh. 
- Môn Hóa học: 4 giáo viên, có 1 giáo viên cốt cán đạt giáo viên dạy giỏi 
cấp tỉnh năm học 2011-2012; 2 giáo viên mới chuyển về trường công tác từ học 
kì II của năm học 2010-2011. 
- Môn Ngữ văn: 8 giáo viên, đây là tổ chuyên môn có lực lượng giáo 
viên tương đối đều tay, nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt. Tuy nhiên 
còn 1 giáo viên đã giảng dạy nhiều năm nhưng không bố trí dạy được ở lớp 12. 
- Môn Tiếng Anh: 5 giáo viên trong đó có 4 giáo viên trình độ tại chức, 
khó khăn trong việc dạy Tiếng Anh hệ 7 năm cho học sinh. Có 1 giáo viên cốt 
cán đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 
- Môn Sinh: 4 giáo viên, trong đó 3 giáo viên mới ra trường được 3 năm; 
1 giáo viên có kinh nghiệm nhất đã bổ nhiệm làm quản lý từ tháng 2/2011. 
- Môn Sử: 3 giáo viên, cả 3 giáo viên này đều rất yếu về phương pháp, 
năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế. 
- Môn Địa lý: 3 giáo viên trong đó có 1 cán bộ quản lý; 2 giáo viên mới 
ra trường được 3 năm. 
Đa số học sinh nhận thức yếu về các môn tự nhiên và môn Tiếng Anh, 
tuyển sinh đầu vào thấp, học sinh rỗng kiến thức từ các lớp dưới do đó việc bù 
lập kiến thức và dạy kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn. 
Học sinh ở các xã chiếm 72,6%, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn 
do đó cha mẹ học sinh còn mải lo làm ăn kinh tế, làm nương, làm rẫy ít quan 
tâm đến việc học hành của con em mình. 
Những thuận lợi và khó khăn trên là một trong những cơ sở đề đưa ra 
các biện pháp quản lý ôn tập thi tốt nghiệp tại trường TH

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_quan_ly_on_tap_thi_tot_nghiep_o_truong_thpt_s.pdf