SKKN Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh Trường THPT Ba Vì

Trường THPT Ba Vì là một trường miền núi của thành phố Hà Nội. Học sinh

của trường chủ yếu thuộc bảy xã miền núi của huyện Ba Vì. Học sinh là người dân

tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Điều kiện kinh tế, xã hội dân cư trên địa bàn tuyển

sinh của trường còn nhiều khó khăn. Do trình độ dân trí thấp, nên công tác phòng

chống dịch bệnh đối với người dân nói chung, đối với học sinh trường THPT Ba Vì

nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Ở địa phương có nguồn thực phẩm có thể gây

độc như măng, sắn, nấm rừng được người dân sử dụng thường xuyên. Để nâng cao

chất lượng giáo dục phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

cho học sinh, với vai trò là nhân viên y tế tội mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài:

“Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực

phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì.”

pdf 24 trang Huy Quân 31/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh Trường THPT Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh Trường THPT Ba Vì

SKKN Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh Trường THPT Ba Vì
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG, 
CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ PHÒNG, 
CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO 
HỌC SINH TRƯỜNG THPT BA VÌ 
SƠ YẾU LÍ LỊCH 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngoan 
- Ngày sinh: 07 tháng 03 năm 1982 
- Năm vào ngành: 2008 
- Chức vụ, đơn vị công tác: Nhân viên y tế - thpt Ba Vì 
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp 
- Hệ đào tạo: Chính quy 
- Ngoại ngữ: Tiếng anh 
- Trình độ chính trị: Sơ cấp 
MỤC LỤC 
TÊN MỤC TRANG 
A. MỞ ĐẦU 
3 
I. Lý do nghiên cứu 3 
II. Lịch sử nghiên cứu 3 
III. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu 4 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 
V. Phạm vi nghiên cứu 4 
VI. Giả thuyết 4 
VII. Phương pháp nghiên cứu 4 
B. NỘI DUNG 5 
I. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG 5 
II. NỘI DUNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH 6 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28 
Tên đề tài: Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ 
độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì. 
A. MỞ ĐẦU 
I. Lý do nghiên cứu 
 Trường THPT Ba Vì là một trường miền núi của thành phố Hà Nội. Học sinh 
của trường chủ yếu thuộc bảy xã miền núi của huyện Ba Vì. Học sinh là người dân 
tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Điều kiện kinh tế, xã hội dân cư trên địa bàn tuyển 
sinh của trường còn nhiều khó khăn. Do trình độ dân trí thấp, nên công tác phòng 
chống dịch bệnh đối với người dân nói chung, đối với học sinh trường THPT Ba Vì 
nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Ở địa phương có nguồn thực phẩm có thể gây 
độc như măng, sắn, nấm rừng được người dân sử dụng thường xuyên. Để nâng cao 
chất lượng giáo dục phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm 
cho học sinh, với vai trò là nhân viên y tế tội mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: 
“Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực 
phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì.” 
II. Lịch sử nghiên cứu 
 Trước đây ở các nhà trường hầu hết không có cán bộ chuyên trách về công tác y 
tế nên các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục phòng chống dịch 
bệnh cho học sinh thường do giáo viên kiêm nhiệm. Từ năm 2008 được phân công 
về làm việc tại trường THPT Ba Vì với nhiệm vụ phụ trách công tác y tế trường 
học, tôi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu hoàn cảnh nhà trường, các điều kiện 
thuận lợi và những khó khăn của nhà trường từ đó nghiên cứu các biện pháp phù 
hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh 
đó, với khu vực miền núi người dân thường sử dụng nguồn thực phẩm có thể gây 
độc như măng, sắn, nấm rừng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Năm 
học 2011-2012 tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường chính thức cho 
áp dụng các biện pháp mà tôi đã nghiên cứu để trang bị cho học sinh những kiến 
thức về phòng, chống dịch bệnh và phòng tránh ngộ độc thực phẩm. 
III. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu 
 - Mục tiêu: Nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phòng, chống 
ngộ độc thực phẩm cho học sinh. 
 - Mục đích: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản để có thể phòng, 
chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm. 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Nghiên cứu các loại dịch bệnh và các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xảy 
ra đối với học sinh ở trên địa bàn khu vực huyện Ba Vì. Từ đó, đưa ra các biện 
pháp giáo dục học sinh để học sinh có đủ hiểu biết để phòng, chống dịch bệnh và 
phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng. 
V. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài được áp dụng trong năm học 2011-2012 với đối tượng là học sinh hiện 
đang học tập tại trường THPT Ba Vì. 
VI. Giả thuyết 
 Học sinh được giáo dục về kiến thức y tế sẽ có hiểu biết để có cách phòng 
chống, dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng. 
VII. Phương pháp nghiên cứu 
 - Nghiên cứu các kiến thức khoa học về các loại dịch bệnh như: HIV/AIDS, 
cúm, tiêu chảy, sốt rét, lao, hạch, các bệnh da liễu  
 - Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, sức khỏe học sinh THPT. 
 - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực huyện Ba Vì. 
B. NỘI DUNG 
I. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG 
1. Thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục học sinh phòng chống dịch 
bệnh, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho học 
sinh. 
Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ và duyệt kế hoạch công tác của các thành viên 
2. Xác định nội dung cần giáo dục và thời điểm tiến hành 
Cần xác định rõ nội dung cần giáo dục cho học sinh trong năm học, từ đó lên kế 
hoạch tiền hành. Kế hoạch cần chỉ rõ người tiến hành, thời điểm, địa điểm và 
hình thức tiến hành. Đưa ra các ví dụ về dịch bệnh và ngộ độc trong thực tế. 
Việc đưa ra các ví dụ cụ thể sẽ có tác dụng rất mạnh trong việc giáo dục và 
tuyên truyền cho học sinh. 
3. Giáo dục qua các buổi ngoại khóa: 
Tiến hành giáo dục và tuyên truyền qua các buổi ngoại khóa có ưu điểm: 
Số lượng đông, cùng lúc có thể thông tin được cho nhiều người. 
Khó khăn: Quản lý khó, chương trình với quy mô lớn. 
Để tiến hành thành công một buổi ngoại khóa cần sự hỗ trợ đắc lực từ Đoàn trường 
và các giáo viên chủ nghiệm. Chương trình cần phải cụ thể, đảm bảo nội dung phải 
hấp dẫn (nên lồng ghép dưới các hình thức: Tiểu phẩm, văn nghệ, trò chơi ) thì 
mới thu hút được sự chú ý của học sinh. Về thời gian tổ chức, có thể tổ chức từ 01 
tiết cho đến 01 buổi tùy vào điều kiện cho phép. Trong năm học 2011-2012 tôi đã 
tổ chức 03 buổi ngoại khóa với thời lượng 02 tiết/ buổi với nội dung: Cách phòng 
chống HIV/AIDS, Phòng chống lao phổi, kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị 
thành niên, cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm và xử lý các trường hợp mắc 
phải. 
4. Giáo dục lồng ghép qua các tiết dạy một số môn học: Sinh, Công nghệ, 
GDCD, thể dục 
Cần biên soạn nội dung cụ thể, tập huấn cho các giáo viên, từ đó giáo viên 
chọn nội dung lồng ghép trong bài giảng của mình sao cho hiệu quả. 
5. Giáo dục qua tranh, ảnh, tài liệu: 
Dán tranh, ảnh và các khẩu hiệu mang nội dung tuyên truyền về tác hại của dịch 
bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh và cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm ở 
những nơi thuận tiện (phòng y tế, bảng tin, khu vực học sinh uống nước, rửa chân 
tay, cổng trường ). Tiến hành in tài liệu phát cho học sinh. 
6. Kiểm tra thường xuyên việc hiểu biết của học sinh về công tác y tế và 
tình hình dịch bệnh trong khu vực: 
Kiểm tra việc hiểu biết của học sinh qua việc phỏng vấn học sinh, dùng phiếu 
khảo sát hoặc các cuộc thi viết . Để nắm bắt được tình hình dịch bệnh và các ca 
ngộ độc thực phẩm cần thường xuyên liên hệ với chính quyền và mạng lưới y tế địa 
phương. 
 7. Liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. 
Trong công tác giáo dục học sinh nói chung để đạt được hiệu quả cao luôn phải có 
sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Từ đó, để cùng bàn bạc và thống 
nhất các biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh thì mới có hiệu quả. Công tác 
liên hệ với gia đình học sinh được giao cho các giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi năm 
nhà trường chỉ tổ chức họp cha, mẹ học sinh tập trung được 02 lần/năm. 
II. NỘI DUNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH 
1. HIV/AIDS và cách tự phòng tránh 
1.1 HIV/AIDS là gì? AIDS là một bệnh do virus gây ra. Loại virus này khi vào 
trong cơ thể làm cho cơ thể không có khả năng chống đỡ với bệnh tật. Virus đó 
được gọi là HIV. Người bị nhiễm HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ 
5 - 10 năm hoặc lâu hơn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong khoảng 
thời gian đó, vẻ bề ngoài của người nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm, 
nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu không có biện pháp bảo vệ. Chính vì sự lây 
lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại dịch AIDS. 
1.2 . Ai có thể bị nhiễm HIV? 
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh. 
1.3. Các hành vi nguy cơ chính làm lây truyền HIV 
Một người có thể bị lây nhiễm HIV khi HIV xâm nhập được vào dòng máu trong 
cơ thể của họ thông qua các hành vi như: 
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng mà không sử dụng bao cao 
su; 
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay 
chân có dính máu nhiễm HIV hoặc khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ 
cơ thể người bị nhiễm HIV; 
- Người mẹ bị nhiễm HIV có thể làm lây truyền HIV sang cho con trong quá trình 
mang thai, sinh con hoặc qua bú sữa mẹ;. 
1.4. HIV có thể lây truyền qua đường tình dục khi nào? 
Một người bị nhiễm HIV thì trong máu, dịch âm đạo hoặc tinh dịch của họ sẽ có 
nhiều HIV. Do vậy, khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử 
dụng bao cao su, HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và bạn cũng sẽ trở thành người 
nhiễm HIV. 
Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích 
quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn. 
Các hành vi mua dâm - bán dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm cũng thường có nguy cơ 
cao nhiễm HIV hoặc làm lây truyền HIV. 
1.5. Thế nào là tình dục an toàn? 
Tình dục an toàn là những hình thức quan hệ tình dục vừa có thể thỏa mãn nhu cầu 
tình dục vừa đảm bảo phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua 
đường tình dục và HIV/AIDS. Tránh không để cơ thể của mình tiếp xúc với dịch 
tiết từ cơ quan sinh dục hoặc máu của bạn tình trong quá trình quan hệ tình dục 
được xem là tình dục an toàn. 
Bạn có thể thực hiện tình dục an toàn bằng cách: 
Vuốt ve, kích thích lẫn nhau nhưng không để da và niêm mạc của mình tiếp xúc với 
dịch tiết từ cơ quan dinh dục của bạn tình; 
Sử dụng bao cao su đúng cách khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng 
hay hậu môn để tránh tiếp xúc với các dịch tiết sinh dục của bạn tình; 
Không sờ trực tiếp vào tinh dịch hay dịch tiết âm đạo của bạn tình, đặc biệt khi da 
tay của bạn bị trầy xước; 
Không để tinh dịch hay dịch tiết âm đạo tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vùng da niêm 
mạc nào của mình, nhất là những vùng da, niêm mạc có vết xước hay vết loét. 
1.6. HIV có thể lây truyền qua đường máu khi nào? 
Da hoặc niêm mạc, nhất là khi có những vết trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu bị 
nhiễm HIV. 
Da bị rách do các vật sắc nhọn có dính máu nhiễm HIV nh

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_giao_duc_phong_chong_dich_benh_va_phong_chong.pdf