SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
Đất nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh “ Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước”.
Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấp bách về việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học mà giáo dục Mầm non là bậc học nền tảng. Trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN SA PA MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu 4.3. Giới hạn khách thể khảo sát 5. Giả thiết khoa học 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Dự kiến đống góp mới của đề tài PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa Chương 2: Thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa Chương 3: Biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. PHẦN III: KẾT LUẬN I. PHẦN NỘI DUNG I. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh “ Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước”. Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấp bách về việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học mà giáo dục Mầm non là bậc học nền tảng. Trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trường Mầm non là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ thông, trẻ thích được đi học. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số nói riêng là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất đã được nhấn mạnh trong Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của phòng Giáo dục và Đào tạo Sa Pa. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXI đề ra. Giáo dục mầm non huyện Sa Pa hiện nay đã đạt được một số thành tựu về chất lượng giáo dục, chăm sóc. Tuy vậy kết quả học tập của học sinh 5 tuổi các trường vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế vì đặc điểm tâm lý của trẻ thuộc các dân tộc khác nhau có nhiều điểm khác nhau, có những trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô giáo và các bạn, ngược lại có những trẻ thường nhút nhát do khả năng giao tiếp bằng Tiếng việt chưa tốt dẫn đến kết quả học tập và kỹ năng sống còn hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện quan điểm chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, giáo dục Mầm non huyện Sa Pa cần phải có hướng đi mới, phù hợp với thực tế của huyện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa" để tìm ra các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN và thực hiện tốt yêu cầu của ngành đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại các trường Mầm non, Mẫu giáo trong toàn huyện, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa tại các trường Mầm non, mẫu giáo vùng cao trong toàn huyện. 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 17 trường Mầm non, mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 4.3. Giới hạn khách thể khảo sát Tổng số: 274 người trong đó có 33 CBQL, 241 giáo viên, 5. Giả thiết khoa học Hiện nay chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiếu huyện Sa Pa. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 6.2. Phân tích thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa 6.3. Đề xuất các biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 6.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu khoa học và các văn bản chỉ đạo về giáo dục Mầm non, đặc biệt là giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi, bài tập khảo sát chất lượng học sinh 5 tuổi Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi và bài tập khảo sát nhằm nghiên cứu thực trạng về các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT qua sự đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và ở các trường Mầm non. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp thu thập thông tin từ chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. 7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Bằng tổng kết kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo các trường Mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện trong các năm vừa qua để rút ra thực trạng các biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng và đề xuất các biện pháp chỉ đạo mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số nói riêng. 7.3. Nhóm phương pháp sử lý số liệu. Sử dụng được các công thức toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được cho đề tài và đo nghiệm kết quả học tập của trẻ. 8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển giáo dục Mầm non nói chung và giáo dục Mầm non vùng cao nói riêng. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận về quản lý, các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục. Và trong đó, công tác quản lý hoạt động dạy học được chú trọng nghiên cứu nhiều hơn, mỗi công trình nghiên cứu lại được tiếp cận dưới một góc độ khác nhau. Có công trình nghiên cứu các biện pháp quản lý theo hướng quan tâm đến địa bàn nghiên cứu, có công trình lại nghiên cứu các nội dung khác nhau của quản lý dạy học như: công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên; công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh; quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; ... Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường nhìn theo góc độ chủ thể quản lý của hoạt động dạy học ta có thể chia các công trình đó theo 2 hướng sau đây: Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng và nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục - Đào tạo. Qua tìm hiểu về các công trình nghiên cứu, các tài liệu viết về các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo, thấy rằng đây là một lĩnh vực bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nội dung các công trình nghiên cứu khá đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau như: quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; phát triển đội ngũ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác phổ cập giáo dục...Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học mà chủ thể là Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ yếu là của các cấp học khác, đề tài về giáo dục mầm non còn ít. Hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa vấn đề tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng
File đính kèm:
skkn_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tre_5_tu.pdf