SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1

Cơ sở khoa học

Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế, vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Bởi thế, công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Cơ sở thực tiễn

Tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp Một đến lớp Năm) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

 

doc 17 trang Thảo Phương 15/05/2023 6622
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1

SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 	............	1
1. Lý do chọn sáng kiến	 1
2. Mục đích nghiên cứu  2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu	 2
	4. Giả thuyết nghiên cứu	 2
	5. Nhiệm vụ nghiên cứu	 2
	6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu	 2
 7. Phương pháp nghiên cứu	 3
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	 	. 3
Chương 1: Cơ sở lý luận	. 3
Chương 2: Thực trạng . 4
Chương 3: Giải pháp 	. 5
Chương 4: Hiệu quả 	..... 12
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..... 14
1. Kết luận 	.. 14
2. Khuyến nghị ... 14
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến
Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”).
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà ra”
 Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta sau khi sinh ra vốn bản
chất là tốt nhưng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người, con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết, là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, trong năm học 2019 – 2020, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến: “Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1” này để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân cũng như làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
- Tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề ra một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sinh bỏ học một cách tốt hơn.
- Giúp học sinh lớp Hai có những nề nếp và thói quen tốt trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh. 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Với những giải pháp đã thực hiện và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp sẽ xây dựng biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: 	Về vấn đề các biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2.
5.2. Nghiên cứu thực trạng: Nề nếp học tập ban đầu của học sinh lớp 2A.
5.3. Đề xuất giải pháp: Nắm được thực trạng nề nếp học tập của học sinh lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1, từ đó có biện pháp giáo dục, rèn luyện để tạo cơ hội cho các học sinh ấy tiến bộ hơn, học tập tốt hơn và trở thành học sinh có ý thức, có phẩm chất đạo đức tốt. 
6. Phạm vi và giới hạn sáng kiến
- Nội dung nghiên cứu: “Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1”.
- Thời gian: Từ 11/ 2018 đến 09/2019.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
 	7. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Tôi đã tìm hiểu một số tài liệu viết sự hình thành nhân cách của trẻ, tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học,
	- Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em học sinh cá biệt trong lớp. (Trước, trong và sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục)
	- Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện trực tiếp với các em nhằm tìm hiểu nguyên nhân và gần gũi với các em hơn. Trao đổi trực tiếp với gia đình các em để cùng tìm biện pháp giúp đỡ các em.
	- Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu hoàn cảnh sống gia đình các em để có biện pháp phù hợp.
	- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp nguyên nhân cũng như kết quả đạt được.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở khoa học
Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế, vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Bởi thế, công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp Một đến lớp Năm) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn giũa ngay từ lớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tình hình
Hiện nay, hầu như ở lớp học nào trong trường cũng xuất hiện tình trạng học sinh cá biệt. Học sinh ở lứa tuổi tiểu học các em rất nghịch, hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Nếu không uốn nắn, giáo dục các em kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các học sinh khác trong lớp cũng như ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của các em, kết quả thi đua của lớp. Chính vì thế, nếu môi trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, suy giảm đạo đức. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục. Sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường, trong tổ khối cũng như sự phối hợp nhiệt tình của các giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp.
* Khó khăn
Là vùng nông thôn, các em ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiều học sinh trong lớp nhà ở vùng trũng, thấp và một số xa trường nên ảnh hưởng đến việc đi lại học hành của các em.
	Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. 
	Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà.
Kinh tế của gia đình các em trong lớp đa phần còn khó khăn, một số em bố mẹ đi làm xa cả ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành cũng như sinh hoạt hàng ngày của con cái.
	Các em đang ở trong giai đoạn hình thành nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng từ những tác động xấu ở môi trường sống xung quanh.
Chươ ... rường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm, sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm.
3.7. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác.
* Phối hợp với gia đình học sinh 
Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi mắc khuyết điểm hoặc vi phạm nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em thường ém nhẹm, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện, lao động, sau 3 tháng đầu mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm hoặc liên lạc bằng điện thoại với phụ huynh ngay khi cần trao đổi gấp. Và khi nhận được kết quả từ giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần học tập, hành vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời.
Khi phối hợp với gia đình, tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình dành thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là luôn đưa đón con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng ngày. Nhưng cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Từ đó tôi nghĩ: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh.
* Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường
Mỗi tháng Ban Giám hiệu tổ chức họp hội đồng sư phạm một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, Ban Giám hiệu cũng được nghe những phản ảnh từ giáo viên chủ nhiệm về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp Ban Giám hiệu để Ban Giám hiệu kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía Ban Giám hiệu.
* Phối hợp với các Giáo viên bộ môn
Các em được học khá nhiều môn, mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó kết quả học tập, rèn luyện của các em, giáo viên chủ nhiệm rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động liên tục, thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân người giáo viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợp này được nhịp nhàng đồng bộ tôi đã làm các công việc sau:
 	- Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em tiếp thu chậm giúp các em lấy lại căn bản. Tôi xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. 
- Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, có vấn đề gì chưa rõ các em cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn bằng cách: khuyên các em phải biết kính trọng, quan tâm đến các thầy cô.
- Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em, tôi thường xuyên xem và theo dõi sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp giáo dục tích cực. Theo tôi nghĩ không nên để các em mất căn bản mà phải điều chỉnh kịp thời đúng lúc, bởi thông thường khi đã mất căn bản môn nào rồi thì các em sẽ chán học môn đó thậm chí không có cảm tình ngay với giáo viên phụ trách bộ môn đó.
* Phối hợp với Đội, Sao nhi đồng: Thông qua những hoạt động của Đội, Sao nhi đồng, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến, phối hợp với Đội, Sao nhi đồng là giáo viên chủ nhiệm hiểu biết về hoạt động Đội, Sao nhi đồng của các em, luôn động viên nhắc nhở uốn nắn các em trong các hoạt động của Đội, Sao nhi đồng.        
Chương 4: Hiệu quả sáng kiến
Hiệu quả của sáng kiến:
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm sẽ có ý thức, kỉ luật cao, có ý thức thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Các em có hành vi đạo đức chưa tốt đã ngoan lên hơn nhiều, các em chưa hoàn thành việc học tập giờ cũng đã cải thiện, từ viết sai chính tả, đọc không thông, làm toán không được, bây giờ các em đã tự thực hiện được các vấn đề cơ bản của bộ môn Tiếng Việt và môn Toán. Tất cả các nội dung cần thực hiện hầu như đều có tiến bộ, tuy chưa đạt 100% nhưng bước đầu các em đã biết hòa đồng cùng bạn bè, biết đoàn kết và biết bảo vệ của chung. 
	Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
	Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
	Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. 
Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường lớp tốt: đồng phục khi đến lớp, xếp hàng khi vào lớp
2. Tổ chức thu nhập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến:
	Dùng phiếu điều tra, kết quả môn học và hoạt động giáo dục để đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến.
Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho học sinh lớp tôi trong năm học 2018 - 2019 đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
Duy trì được sĩ số HS 100%.
 	Về kết quả đánh giá giáo dục học sinh cuối học kì I	I, lớp tôi đạt như sau: 
Về môn học và hoạt động giáo dục:
Cuối HKI
Cuối HKII
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
26,1%
69,6%
4,3%
43,5%
56,5%
0%
Về rèn luyện năng lực, phẩm chất:
Cuối HKI
Cuối HKII
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
69,6%
26,1%
4,3%
82,6%
17,4%
0%
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:
- Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,
- Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh.
- Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
- Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học.
- Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường. 
2. Khuyến nghị
Tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh, là người có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối quan hệ tốt với học sinh, với phụ huynh học sinh.
- Giáo viên phải có kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài giảng cụ thể, sát hợp với thực tế của lớp.
- Giáo viên kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
- Giáo viên trao đổi việc học tập cũng như đạo đức của học sinh với các phụ huynh thường xuyên để các phụ huynh biết và phải cần quan tâm hơn nữa con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình. Đối với những phụ huynh có con em học yếu, giáo viên chú ý trao đổi phải tế nhị để tránh làm buồn lòng phụ huynh đó và cũng tránh cho họ có mặc cảm, tự ti vì con em họ học yếu. Có như vậy thì cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới ngày càng đạt hiệu quả cao. 
	Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong công tác chủ nhiệm lớp mà tôi đã đặt nhiều tâm huyết và dành nhiều thời gian để thực hiện. Sáng kiến đã hoàn thành tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. 
 Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019
 HIỆU TRƯỞNG Người viết
 Vũ Thị Khánh Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu sách
GS.TS Bùi Văn Huệ (2012 ), Giáo trình về Tâm lí học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội.
Hoàng Tố Nga (2018) , Kĩ năng công tác giáo viên chủ nhiệm, Nhà xuất bản lao động.
* Tài liệu tạp chí
Tạp chí giáo dục Tiểu học (Tập 43), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2010.
* Tài liệu sáng kiến kinh nghiệm 
Thầy Nguyễn Chí Nam, Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Huyện Quảng Sơn, Tỉnh Đắk Nông.
Thầy Nguyễn Xuân Lâm, Biện pháp giáo dục học sinh các biệt về hạnh kiểm, trường Tiểu học Bù Nho, Xã Phước Long, Tỉnh Bình Phước.
Cô Trịnh Thị Thu Hương, Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp Một ở trường Tiểu học Cẩm Phong, Huyện Cẩm Thủy, trường Tiểu học Cẩm Phong, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa.
* Tài liệu từ các trang web: thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net; violet.vn; giaoandientu.com.vn;...

File đính kèm:

  • docskkn_bay_bien_phap_nang_cao_cong_tac_chu_nhiem_o_lop_2a_truo.doc